Thái Nguyên: Gia đình một cô giáo tan nát vì “bỗng dưng” bị đòi nhà
33 năm làm nghề dậy học được nhà trường cấp I-II cấp nhà tập thể bỗng dưng Trường tiểu học Cù Vân “nhảy ra” đòi nhà đất tập thể. Gia đình cô giáo đã đội đơn kêu cứu các cơ quan thẩm quyền do không còn chỗ ở nào khác.
Cô giáo Nguyễn Thị Xuân đang đứng cạnh ngôi nhà tập thể nhỏ bé của mình
“Cô lập” một gia đình giáo viên
Theo đơn kêu oan gửi Báo Dân trí của cô giáo Ngyễn Thị Xuân, giáo viên có thâm niên 33 năm trong nghề, trong đó liên tục là giáo viên dạy giỏi cấp huyện thuộc trường Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cùng chồng là Nguyễn Xuân Hòa, cán bộ công an đã nghỉ chế độ do sức khỏe phản ánh:
Năm 1981, sau khi tốt nghiệp trường sư phạm 10 2, cô giáo Xuân được điều động về giảng dạy tại trường cấp I, II xã Cù Vân, huyện Đại Từ cho đến nay. Do chưa có nhà ở, vợ chồng bà được nhà trường bố trí cho ở tại khu tập thể ngoài khuôn viên trường. Thời gian đầu, nhà tập thể trát vách, lợp lá, đến năm 1991 được nhà trường đề nghị huyện Đại Từ cho tiền xây thành 6 gian nhà ở tập thể để cho 6 hộ gia đình giáo viên trong đó có hộ gia đình cô giáo Xuân.
Năm 1992, trường tách cấp I và cấp II riêng biệt; trường tiểu học (cấp I) vẫn ở lại xã Cù Vân còn trường cấp II chuyển về đóng ở kho gạo cũ nhưng khu tập thể vẫn ở chung. Tháng 10/2002, do nhà tập thể quá dột nát anh Nguyễn Đức Cảnh – cán bộ địa chính xã Cù Vân có vào đo đất cho vợ chồng cô giáo Xuân tự làm nhà ở. Do đời sống khó khăn nên vợ chồng cô giáo chỉ gác tạm hai đầu tường. Sau khi làm nhà xong, anh Cảnh mới quay lại mang đến cho cô giáo Xuân một giấy do anh đã viết sẵn, có đóng dấu và chữ ký của UBND xã.
Không ngờ anh Cảnh lừa dối vợ chồng cô giáo, trong giấy anh viết là giấy cho mượn đất. Mở đầu có câu: “Theo đơn và nhu cầu của bà Nguyễn Thị Xuân, Ban QLRĐ được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và UBND xã Cù Vân nhất trí cho bà Xuân mượn (không nói rõ là mượn cái gì) và bà Xuân có trách nhiệm như sau: Làm nhà ở; Khi nào nhà trường có nhu cầu thì bà Xuân phải trả lại; Giấy lập thành 03 bản, giao trường một bản, bà Xuân 01 bản và 01 bản lưu ở UBND xã Cù Vân. Dưới giấy này ông Nguyễn Đức Cảnh, Ban QLRĐ ký và một bên là chính quyền do Phó Chủ tịch UBND xã ký”.
Giấy này không có ghi ngày, tháng năm, không có chữ ký của người mượn đất (bà Xuân) và bà Xuân còn cho biết là gia đình bà hoàn toàn không có đơn mượn đất như trong giấy ghi. Có lẽ thấy giấy cho mượn đất trên chưa đủ tính pháp lý nên tiếp đó, ngày 13/1/2003 ông Vũ Ngọc Bình, Hiệu trưởng trường cấp I mang đến nhà cô giáo Xuân một bản cam kết do chính tay ông Bình thảo, bắt cô giáo chép lại nguyên văn và ký tên.
Cô giáo Xuân rất phân vân, do dự thì ông Bình dỗ ngon, dỗ ngọt là có bản cam kết này cùng với giấy cho mượn đất để nhà trường đưa lên huyện ký thì gia đình bà mới được sử dụng nhà đất lâu dài. Vì vậy, đành lòng cô giáo phải làm theo, viết theo bản cam kết do ông Bình đã soạn thảo, không được thiếu một chữ. Thật không ngờ sau này chính Hiệu trưởng, cùng là đồng nghiệp với nhau và UBND xã nơi cô giáo đã bỏ toàn bộ chất xám của cuộc đời mình để dạy dỗ cho các học sinh trên 33 năm lại lừa dối cô giáo.
Video đang HOT
Dựa vào 02 văn bản này, Hiệu trưởng trường tiểu học Cù Vân đã khởi kiện vợ chồng cô giáo ra cơ quan Tòa án để đòi nhà, đất tập thể đã phân cho gia đình giáo viên ăn, ở ổn định trên 33 năm. Trước khi đưa vụ việc ra tòa án, nhà trường và UBND xã Cù Vân còn gây sức ép đổ đất xung quanh khu nhà đang ở để biến nhà cô giáo trở thành ao tù, nước đọng, hành hạ thân xác gia đình cô giáo.
Nhiều “uẩn khúc” trong quá trình xét xử
Trước tình hình đó, vợ chồng cô giáo Xuân đã làm đơn khiếu nại nhiều lần, đồng thời làm đơn xin nhà trường cho hóa giá nhà tập thể như quy định tại Nghị định số 61/CP của Chính phủ nhưng tất cả đều bị bỏ lơ, không được trả lời và giải quyết.
Do vậy, vụ việc tranh chấp trên được TAND huyện Đại Từ xử sơ thẩm ngày 30/12/2011. Tuy nhiên, phiên tòa trên có nhiều dấu hiệu oan sai khi tòa án không căn cứ vào luật Đất đai, các Nghị định của Chính phủ thi hành Luật Đất đai cũng như Nghị định số 61/CP của Chính phủ về việc hóa giá nhà tập thể và những chứng cứ sự thật cụ thể của việc gia đình cô giáo đã quản lý nhà ở liên tục, ổn định trên 33 năm mà Tòa án chỉ căn cứ vào 02 văn bản: Giấy cho mượn đất và Bản cam kết nhưng thực chất đây là 02 văn bản nhà trường và xã đã lừa dối, ép buộc, dỗ dành bà Xuân ký để được chính quyền cho sử dụng nhà đất lâu dài.
Từ căn cứ đó TAND huyện Đại Từ đã ra Bản án số 25/2011/DS-ST ngày 30/12/2011 tuyên buộc gia đình cô giáo Xuân phải trả lại nhà đất đã ở trên 30 năm cho nhà trường tiểu học Cù Vân, đồng thời phải nộp án phí với số tiền 3.324.000 đồng.
Về phía nhà trường chỉ phải hỗ trợ cho bà Xuân với số tiền cỏn con là 25.000.000 đồng trong khi giá trị các cây cối và tài sản trên đất của gia đình cô giáo Xuân đã đầu tư nhiều năm có giá trị rất lớn nhưng không được Tòa tuyên bồi thường.
Do quá oan, cô giáo Xuân đã kháng cáo bản án sơ thẩm. Một lần nữa lại không ngờ TAND tỉnh Thái Nguyên xử phúc thẩm cũng chẳng khác gì Tòa sơ thẩm là không căn cứ vào Luật Đất đai, các văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như các chứng cứ mà chỉ dựa một chiều vào sự trình bày của nhà trường cũng như 02 văn bản: Giấy cam kết và Giấy cho mượn đất mà cả hai giấy này là do nhà trường ép buộc bắt cô giáo Xuân viết và ký.
Đặc biệt, Tòa phúc thẩm không làm rõ Giấy chứng nhận QSDĐ của trường tiểu học Cù Vân được cấp từ năm 2000 có 25.975 m2 đất, trong khi đó nhà, đất cô giáo Xuân đang ở lại được trường cấp I, II cấp từ năm 1981; chứ không phải do trường tiểu học Cù Vân cấp hay cho mượn .
Như vậy,một câu hỏi đặt ra: Mảnh đất cô giáo Xuân đã làm nhà ở ổn định trên 30 năm qua có nằm trong tổng số 25.975 m2 đất của nhà trường không? Điều đặc biệt khó hiểu nữa là theo bản án phúc thẩm số 18/2012/DS-PT thì GCNQSDĐ của trường tiểu học Cù Vân được UBND tỉnh Bắc Thái cấp năm 2000 nhưng thực tế, năm 1997 UBND tỉnh Bắc Thái đã giải thể chia tách thành 2 thỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn.
Như vậy không lẽ UBND tỉnh Bắc Thái đã giải thể từ năm 1997 mà năm 2000 lại được khôi phục lại để cấp GCNQSDĐ cho trường tiểu học Cù Vân ? Ngoài ra, cô giáo Xuân cho rằng chồng cô giáo là ông Nguyễn Xuân Hòa tham dự phiên tòa phúc thẩm với tư cách là bị đơn, không hề có việc ủy quyền cho bà thay mặt nhưng bản án phúc thẩm lại cho rằng ông Hòa ủy quyền cho cô giáo tham gia tố tụng.
Không vận dụng đầy đủ cơ sở pháp luật và các chứng cứ cũng như lý, tình lại mắc các lỗi trong tố tụng nhưng Tòa phúc thẩm vẫn thản nhiên ra Bản án phúc thẩm số 18/2012/DS-PT xử ngày 29/3/2012 và cũng lại tuyên án giữ nguyên bản án sơ thẩm số 25/2011/DS-ST ngày 30/12/2011 của TAND huyện Đại Từ là buộc: “Vợ chồng bà Xuân phải trả lại nhà đất cho nhà trường, nơi bà đã cống hiến và ăn, ở ổn định tại khu tập thể trên 33 năm”.
Cư xử thiếu lý, không đạt tình người
Ngay sau khi có bản án phúc thẩm, Trường tiểu học xã Cù Vân đã làm đơn đòi thi hành án. Ngày 10/05/2012, Chi cục Thi hành án huyện Đại Từ đã ra Quyết định số 321/QĐ-THA yêu cầu gia đình bà Xuân phải di dời nhà cửa đi nơi khác để trả nhà đất cho nhà trường tiểu học Cù Vân trong khi gia đình côi giáo Xuân cả hai vợ chồng đều là cán bộ viên chức nhà nước, quê đều ở xa, bản thân cô giáo lại còn đang dạy học, không còn nơi ở nào khác.
Được biết, cô giáo Nguyễn Thị Xuân cùng chồng đã làm đơn gửi đến Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục Đào tạo, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC và Báo Dân trí kêu oan về việc cư xử thiếu lý, không đạt tình người của Trường tiểu học Cù Vân cũng như việc xét xử thiếu công minh không đúng pháp luật của hai cấp Tòa án tỉnh Thái Nguyên.
Theo Dân Trí
Tỷ phú Lê Ân lên tiếng về ngôi nhà tranh chấp với vợ
Sau khi tỷ phú Lê Ân kiến nghị hủy bỏ giấy tờ nhà đất của người vợ cũ, UBND quận Tân Bình chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp xúc ông Ân để có hướng giải quyết hợp tình, hợp lý.
Cuối tháng 6/2012, ông Trần Minh Hùng, chuyên viên Phòng Tài nguyên môi trường quận Tân Bình, TP.HCM có buổi làm việc với tỷ phú Lê Ân, Giám đốc Làng Du lịch Chí Linh (Vũng Tàu) để có hướng xử lý yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người vợ cũ là bà Lê Ngọc Lan, ngụ phường 4, quận Tân Bình.
Theo trình bày của ông Lê Ân, căn nhà 408 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận Tân Bình được ông mua của ông Nguyễn Hoàng vào năm 1970. Bảy năm sau, ông Lê Ân đăng ký kê khai đầy đủ thủ tục nhà đất. Đối với căn nhà 929 đường Tự Cường, ông Lê Ân mua của bà Nguyễn Thị Khâm vào năm 1988, có giấy xác nhận của UBND phường 5, quận Tân Bình.
Tỷ phú 74 tuổi với người vợ hiện tại.
Đến năm 1984, TAND quận Tân Bình có quyết định thuận tình ly hôn giữa ông Ân và bà Lan. Theo quyết định này, căn nhà 408 đường Cách Mạng Tháng Tám thuộc về bà Lan. Thế nhưng, năm 1988 TAND TP.HCM kháng nghị bản án của TAND quận Tân Bình và sau đó vụ án có bản án giám đốc thẩm, chấp nhận kháng nghị, hủy phần giải quyết về tài sản đối với ông Ân và bà Lan.
"Vậy mà năm 1991, bà Lan tự lập bản đồ hiện trạng, đục tường sang căn 929 Tự Cường và tẩy xóa phần diện tích do cơ quan có thẩm quyền ghi. Năm 1993 bà Lan xin hợp thức hóa giấy tờ căn nhà nhưng Phòng Quản lý đô thị Tân Bình yêu cầu liên hệ tôi vì bà Lan không có văn tự gốc chứng minh việc mua bán nhà", tỷ phú 74 tuổi cho biết.
Trong quá trình làm ăn gặp vướng mắc nên năm 2000, ông Lê Ân bị bắt. Năm 2004, TAND TP.HCM có quyết định đình chỉ vụ án tranh chấp sau ly hôn giữa tỷ phú với bà Lan.
Nội dung trình bày của ông Lê Ân khi làm việc với Phòng Tài nguyên môi trường quận Tân Bình, TP HCM.
Thế nhưng năm 2005 bà Lan dùng tờ đăng ký kê khai nhà đất của năm 1999 có xác nhận của UBND phường với nội dung nhà không tranh chấp và khai nguồn gốc căn nhà là mua của ông Nguyễn Hòa. Từ căn cứ này, UBND quận Tân Bình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Lan với diện tích rất lớn vì gộp cả hai căn 408 Cách Mạng Tháng Tám và 929 Tự Cường.
Với những chứng cứ này, ông Lê Ân cho rằng căn nhà 408 Cách Mạng Tháng Tám không thuộc sở hữu của bà Lan vì đã có quyết định của TAND TP.HCM về việc đình chỉ vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn. Đối với căn nhà 929 Tự Cường, ông Ân mua sau khi ly hôn với bà Lan. Vì vậy, bà Lan hợp thức hóa hai căn nhà là trái quy định của pháp luật.
"Vì vậy, tôi đề nghị UBND quận Tân Bình hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang số hiệu H00077/26968 ngày 18/4/2005 đã cấp cho bà Lan. Ngoài ra, tôi yêu cầu UBND quận Tân Bình cấp giấy tờ cho tôi đối với diện tích đất mua của ông Khâm tại số 929 Tự Cường. Còn căn nhà 408 Cách Mạng Tháng Tám nên thông báo cho TAND quận Tân Bình tiếp tục đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật", ông Ân cho biết.
Kết thúc buổi đối thoại, ông Lê Ân đã cung cấp cho Phòng Tài nguyên môi trường quận Tân Bình những chứng cứ, tài liệu được sao chụp tại Trung tâm Thông tin tài nguyên môi trường và Đăng ký nhà đất của Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM. Căn cứ vào những chứng cứ này, cơ quan chức năng sẽ có văn bản đề xuất hướng xử lý hợp tình hợp lý theo kiến nghị của ông Lê Ân.
DUY ĐÔNG
Theo Infonet
Bỗng nhiên bị đòi nhà Mua nhà từ năm 2004-2005 và ở yên ổn nhưng mới đây, một số hộ dân được tòa triệu tập vì họ bị khiếu nại chiếm dụng nhà ở của một người Khu nhà được xây dựng kiên cố và được người dân dọn về sinh sống ổn định nhiều năm nay đang bị tranh chấp Trong tường trình gửi TAND huyện Nhà...