Thái Nguyên: Cả xã giàu lên nhờ trồng bưởi Tiên Hội
Bưởi Tiên Hội là loại bưởi có nguồn gốc từ giống bưởi Diễn, được bà con nhân dân trong vùng mang về trồng từ nhiều năm nay. Nhờ trồng bưởi Tiên Hội, nhiều hộ gia đình ở xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, Thái Nguyên đã giàu lên trông thấy.
Bưởi Tiên Hội vốn có nguồn gốc từ bưởi Diễn, được bà con nhân dân mang về trồng tại xã Tiên Hội từ những năm 90 của thế kỷ trước nên sau này có tên gọi là bưởi Tiên Hội. Những năm gần đây, nhãn hiệu bưởi Tiên Hội đang ngày càng được nhiều người biết đến và ưa chuộng.
Về Tiên Hội những ngày này, khi bưởi đang bắt đầu vào độ thu hoạch, PV Dân Việt có dịp đi thăm và ngắm nhìn những vườn bưởi sai trĩu quả.
Anh Trần Văn Quý (xóm Tiên Trường 2), một trong những hộ gia đình trồng bưởi lâu năm nhất ở Tiên Hội chia sẻ: Trước khi đến với mô hình trồng bưởi, gia đình anh đã từng trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau như vải, na, hồng, nhãn… nhưng không mang lại hiệu quả.
Đến năm 1998 gia đình anh bắt đầu trồng thí điểm khoảng 40 cây bưởi. Năm 2001 gia đình anh thu hoạch lứa bưởi đầu tiên được 500 quả với giá bán mỗi quả chỉ 5.000 đồng.
Đến năm 2003 khi nhận thấy giá trị kinh tế cao từ trồng bưởi, gia đình anh bắt đầu trồng đại trà với 200 cây. Cho đến thời điểm hiện tại gia đình anh có khoảng 600 cây bưởi trên diện tích 1,5ha. Bình quân thu nhập mỗi năm từ trồng bưởi của gia đình anh Quý khoảng 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Những cây bưởi sai trĩu quả đang vào độ thu hoạch.
Không chỉ có gia đình anh Quý có thu nhập ổn định nhờ trồng bưởi Tiên Hội mà còn nhiều hộ gia đình khác ở đây cũng giàu lên trông thấy từ trồng loại quả này.
Gia đình anh Lương An Hưng và Chị Lục Ngọc Lệ (xóm Tiên Trường 2) là một trong những hộ trồng bưởi quy mô lớn của xã Tiên Hội. Chị Lệ cho biết: Gia đình chị hiện có diện tích trồng bưởi khoảng 7.000m2 với 300 cây bưởi.
Chị Lệ chia sẻ, gia đình chị bắt đầu trồng bưởi từ những năm 2003 – 2004, ban đầu chỉ trồng khoảng 50 cây, sau phát triển dần lên. Đến khoảng năm 2013, khi Hợp tác xã Tiên Trường 3 được thành lập thì gia đình chị tham gia vào hợp tác xã và bắt đầu trồng bưởi đại trà với số lượng lớn theo tiêu chuẩn VietGap.
Gia đình chị Lệ hiện có khoảng 300 cây bưởi trên diện tích khoảng 7.000m2
Theo chị Lệ, so với cây chè – thế mạnh của Thái Nguyên, trồng bưởi đem lại giá trị kinh tế cao hơn, ngoài ra công chăm sóc ít hơn. Thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch kéo dài khoảng 3 năm. Bưởi Tiên Hội ngoài ưu điểm là thơm ngon không kém bưởi Diễn nguyên gốc ra thì quả bưởi có thể bảo quản được khá lâu mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng và cũng không cần dùng thuốc bảo quản.
Hiện nay việc chăm sóc bưởi của gia đình chị Lệ chủ yếu dựa vào máy móc. Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống tưới tiêu tự động đã giảm thiểu đáng kể công sức lao động, chỉ cần hai vợ chồng anh chị chăm sóc.
Theo chị Lệ thì bưởi là loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao hơn so với cây chè, hơn nữa công chăm sóc ít hơn
Theo chị Lệ, với giá bán từ 20.000 – 25.000 đồng/quả bưởi, mỗi năm gia đình chị thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Thị trường tiêu thụ bưởi Tiên Hội của gia đình chị cũng như nhiều hộ dân ở xã Tiên Hội vẫn chủ yếu trên địa bàn huyện Đại Từ, đôi khi cung không đủ cấp.
Anh Nguyễn Văn Trị – Chủ tịch Hội nông dân xã Tiên Hội cho biết: Hiện nay trên địa bàn xã Tiên Hội có 310 hộ tham gia mô hình trồng bưởi. Nhờ trồng bưởi Tiên Hội, nhiều hộ gia đình trong xã đã trở nên khấm khá hơn trước. Trồng bưởi không chỉ giúp cho kinh tế gia đình ổn định mà nhiều hộ còn vươn lên làm giàu từ mô hình này. Rất nhiều hộ đã xây nhà cao tầng và mua xe ô tô đẹp nhờ nguồn thu từ trồng bưởi.
Bưởi Tiên Hội giờ đây không chỉ đơn thuần là một sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường mà nay đã trở thành sản phẩm mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giúp họ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Theo Danviet
Thái Nguyên lên phương án chuẩn bị thu phí QL3
UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác tuyên truyền trước khi triển khai thu phí.
Dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo nâng cấp QL3 đã đưa vào khai thác hơn hai năm nhưng trạm Km77 922,5 QL3 vẫn chưa được thu phí
UBND tỉnh Thái Nguyên vừa phát đi văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh Thái Nguyên thực hiện công tác tuyên truyền để chuẩn bị thu phí trạm BOT Km77 922,5 QL3.
Văn bản do ông Dương Văn Lượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ký yêu cầu Sở GTVT tỉnh Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ GTVT, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện công tác tuyên truyền trước khi triển khai thu phí. "Sở GTVT phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tiếp công dân tỉnh liên hệ, làm việc với các cơ quan liên quan của Bộ GTVT để thông tin về nội dung dự án", Văn bản nêu rõ.
UBND tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu UBND TP.Thái Nguyên, UBND các huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổng hợp, xác nhận các phương tiện thuộc phạm vi giảm phí, đảm bảo tính chính xác, đúng đối tượng, gửi Công ty TNHH BOT Thái Nguyên - Chợ Mới để triển khai thực hiện các thủ tục cấp thẻ giảm phí, tiếp nhận, cấp phát tài liệu tuyên truyền.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km 75 - Km 100 có tổng chiều dài 65km. Trong đó, hợp phần QL3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới được thiết kế theo tiêu chuẩn tiền cao tốc dài 40km, bề rộng nền đường 12m.
Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 2.713 tỷ đồng, do liên danh CIENCO4 - Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc - Công ty CP ĐTXD&TM Trường Lộc làm nhà đầu tư theo hình thức BOT. Dự án đã hoàn thành, thông xe từ tháng 3/2017 và được Bộ GTVT nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 5/2017.
Theo hợp đồng BOT, để phương án tài chính đảm bảo khả thi, dự án sẽ đặt hai trạm thu giá để hoàn vốn, một trạm đặt trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Km 72 930) và một trạm đặt trên QL3 cũ tại Km 77 922,5 (khu vực Bờ Đậu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Riêng trạm Km72 930 đường Thái Nguyên - Chợ Mới đã thu phí từ tháng 1/2018, còn lại trạm 77 922,5 QL3 đến nay vẫn chưa được thu phí.
Đình Quang
Theo GTVT
Gái đảm bỏ chục triệu "mặc đồng phục" cho bưởi rồi chờ lái đến hái Từ diện tích đất đá tổ ong trồng vải thiều thoái hóa, kém hiệu quả, chị Triệu Thị Luận (SN 1985, thôn Vườn Chè, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) cùng chồng đã quyết định thay bằng giống bưởi Diễn. Nhờ "mặc áo đồng phục" cho bưởi Diễn nên vườn bưởi nhà chị quả trĩu cành, chờ thương lái đến "hốt"....