Thái Lan vượt qua Việt Nam trong bảng xếp hạng công nghệ, quyết tâm trở thành trung tâm sáng tạo tiếp theo ở Châu Á
Thái Lan không muốn đi theo con đường của Trung Quốc đã đi là tận dụng ưu thế nhân công giá rẻ. Quốc gia này trực tiếp định hướng “Thailand 4.0″ nhằm biến nền kinh tế công nghiệp sản xuất của nước mình đi lên công nghệ cao.
Trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV, rất nhiều nước tại Châu Á đang chạy đua để bắt kịp xu thế, bao gồm cả Thái Lan. Nhờ những cố gắng không ngừng nghỉ của chính phủ, chỉ số sáng tạo công nghệ của Thái Lan (GII) năm 2018 đã nhảy vọt từ bậc 51 lên 44, vượt qua Việt Nam (từ 47 lên 45).
Với vị trí địa lý thuận lợi, các doanh nghiệp tại Thái Lan có thể dễ dàng tiếp cận 3,5 tỷ người ở Châu Á Thái Bình Dương với tổng giá trị thị trường lên đến 24 nghìn tỷ USD, tương đương 30% tổng GDP toàn cầu.
Hàng loạt những tình miền Đông của Thái Lan như Chonburi, Rayong và Chachoengsao đã trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp chính của đất nước trong vài chục năm, qua đó thúc đẩy ngành hóa dầu, xe hơi và điện tử.
Thái Lan vượt Việt Nam trên bảng xếp hạng GII
Thêm nữa, vị trí địa lý tốt khiến những khu vực này còn trở thành trung tâm xuất khẩu chính của đất nước Thái Lan. Hiện các sản phẩm của quốc gia này đang cạnh tranh khá tốt trên nhiều thị trường, qua đó gián tiếp quảng bá hình ảnh đất nước và thu hút hàng triệu lượt khách du lịch.
Dẫu vậy, Thái Lan không muốn đi theo con đường của Trung Quốc đã đi là tận dụng ưu thế nhân công giá rẻ. Quốc gia này trực tiếp định hướng “Thailand 4.0″ nhằm biến nền kinh tế công nghiệp sản xuất của nước mình đi lên công nghệ cao.
Chính quyền Bangkok có kế hoạch nhắm đến những mảng công nghiệp chính như Robot, hàng không vũ trụ và kinh tế số để đưa Thái Lan trở thành 1 thị trường công nghệ cao, bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ lần thứ IV.
Để đạt được mục tiêu này, Thái Lan đã quyết định chi hàng tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp giao thông cũng như các mạng lưới Internet, viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ. Những dự án lớn như hệ thống đường sắt cao tốc nối 3 sân bay lớn Suvarnabhumi, Don Muenang và U Tapao rồi đến cảng biển nước sâu Laem Chabang và Map Ta Phut đều được xây dựng gấp rút nhằm thỏa mãn nhu cầu logistic của Thái Lan trên con đường phát triển công nghệ.
Mặc dù những dự án này chỉ có thể đưa vào sử dụng trong vòng 5-10 năm tới nhưng rất nhiều công ty lớn trên thế giới đã đánh giá cao tầm nhìn chiến lược của Thái Lan trong việc định hướng nền kinh tế công nghệ cao.
Không dừng lại ở đó, Thái Lan còn cho xây dựng trung tâm dữ liệu EECd tốc độ cao, bao gồm hệ thống vệ tinh, trung tâm xử lý dữ liệu hay các cổng truy cập thỏa mãn nhu cầu của các hãng công nghệ cũng như startup.
Thậm chí, ngân hàng trung ương Thái Lan còn đang sử dụng công nghệ “Big Data” để phân tích dữ liệu và hoạch định chính sách, qua đó dần ứng dụng nhiều hơn công nghệ cho quản lý kinh tế.
Video đang HOT
Trên hết, để nhìn vào thành công của Thái Lan, ngành sản xuất ô tô có lẽ là ví dụ nổi bật nhất. Từ thập niên 1960, chính phủ Thái Lan đã có những định hướng nhất định để phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao này.
Hiện nay, Thái Lan là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 12 trên thế giới. Quốc gia này cũng là một trong những thị trường tiêu thụ xe bán tải lớn nhất thế giới với doanh số xe bán tải chiếm hơn 50% tổng doanh số bán xe hơi nội địa. Dù đứng sau Mỹ nhưng tính doanh số bán xe bán tải bình quân đầu người lại đứng số 1 thế giới.
Thậm chí, nhiều chuyên gia còn nhận định Thái Lan đã trở thành “Detroit của Đông Nam Á”, cái nôi của ngành ô tô trong khu vực. Hàng năm, quốc gia này xuất xưởng gần 2 triệu chiếc xe, nhiều hơn cả các nước phát triển như Bỉ, Anh, Italy…
Hầu hết những sản phẩm của Thái Lan được phát triển và cấp phép bản quyền bởi những hãng xe nước ngoài, chủ yếu là Nhật Bản và Mỹ. Nhờ những thỏa thuận thương mại như AFTA, ngành công nghiệp xe hơi của Thái Lan tiếp cận được những thị trường tiềm năng trong khu vực để chào bán sản phẩm của mình.
Niềm tự hào của đất nước Chùa Vàng
Với một nền công nghiệp ô tô phát triển, nhiều hãng sản xuất xe hơi như Ford, Mazda hay Mitsubishi đã chọn Thái Lan là nơi lắp ráp hoặc sản xuất sản phẩm, từ đó xuất khẩu đi nhiều nước Phương Tây. Năm 2005, Thái Lan thậm chí đã vượt Mỹ để trở thành nhà sản xuất xe bán tải lớn nhất thế giới.
Hiện nay, dù nhiều hãng xe Phương Tây có mặt tại Thái Lan nhưng những nhà sản xuất liên doanh Nhật Bản vẫn chiếm 88,5% thị phần tại đây. Thái lan cũng có hãng sản xuất xe hơi nội địa của riêng họ là Thai Rung, thành lập vào năm 1967 tại Bangkok.
Rất nhiều tỉnh của Thái Lan tham gia ngành sản xuất ô tô
Thái Lan đứng thứ 12 thế giới về sản lượng xe hơi (nghìn chiếc)
Năm 2014, sản xuất ô tô là ngành xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan với 30 tỷ USD. Những ưu thế như nằm ở trung tâm Đông Nam Á, có ngành phụ trợ hoàn thiện, cơ sở hạ tầng ổn cùng hỗ trợ của chính phủ đã khiến Thái Lan thu hút được nhiều nhà đầu tư xe hơi quốc tế.
Ngành sản xuất xe hơi hiện chiếm 12% tổng GDP (28,24 tỷ USD) và có khoảng 550.000 lao động đang làm việc trong mảng này. Năm 2014, Thái Lan sản xuất 2,1 triệu chiếc xe hơi, tăng 200% so với năm 2005.
Đặc biệt, hệ thống chuỗi cung ứng thiết bị ô tô của Thái Lan vô cùng phát triển khi nước này chiếm tới 50% top 100 nhà sản xuất phụ tùng thiết bị ô tô hàng đầu thế giới. Xuất khẩu linh kiện phụ tùng xe hơi của Thái Lan năm 2013 đạt 5 tỷ USD, đứng đầu Đông Nam Á.
Nói cách khác, các hãng xe hơi hoàn toàn yên tâm khi đặt nhà máy hoặc liên doanh tại Thái Lan khi họ có nguồn cung thiết bị, phụ tùng dồi dào. Thái Lan hiện có khoảng 2.400 nhà máy sản xuất phụ tùng linh kiện xe hơi với 709 nhà máy được cấp bản quyền sản xuất cho các hãng xe chính thống.
Theo báo cáo của Hiệp hội sản xuất xe hơi Nhật Bản (JAMA), chất lượng phụ tùng linh kiện sản xuất tại Thái Lan đứng đầu Đông Nam Á. Phụ tùng, thiết bị nội địa cung cấp đến 85% sản xuất xe bán tải trong nước và 70% xe hơi thường tại Thái Lan.
Các nghiên cứu cho thấy thị trường linh kiện điện tử cho xe hơi trên toàn cầu đạt 204,6 tỷ USD vào năm 2014 và ước tính đạt 314,4 tỷ USD vào năm 2020. Đây là một tin tức vô cùng tốt cho Thái Lan khi nước này hướng đến mảng sản xuất xe hơi công nghệ cao, thân thiện với môi trường thay vì cách làm truyền thống trước đây.
Nhằm hướng đến việc phát triển ngành ô tô cũng như sản xuất linh kiện phụ tùng, chính phủ Thái Lan đã có nhiều ưu đãi như hạ mức thuế cho các nhà máy sản xuất xe hơi tại đây. Với tầm nhìn biến đất nước thành trung tâm sản xuất ô tô của Đông Nam Á, Thái Lan hiện nay đang có những bước cải thiện vượt bậc trong ngành sản xuất xe hơi.
Hiện nay, hầu hết các tập đoàn xe hơi quốc tế như GM, Ford, Toyota, BMW…đều có mặt tại Thái Lan và sản xuất khoảng 1,9 triệu chiếc vào năm 2015.
Sản lượng xuất khẩu xe hơi Thái Lan sẽ tăng mạnh trong năm nay
Theo GenK
Khai trương trung tâm đổi mới sáng tạo về Iot đầu tiên tại Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, Trung tâm đổi mới sáng tạo về IoT đi vào hoạt động sẽ tạo môi trường hỗ trợ các bạn trẻ có tinh thần "học điều mới lạ" nắm bắt những xu hướng mới nhất về IoT để triển khai các ý tưởng nghiên cứu.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cùng các đại biểu cắt băng khai trương Trung tâm đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật.
Vào hôm nay, ngày 10/4/2019, Bộ KH&CN phối hợp cùng công ty Ericsson (Thụy Điển) đã chính thức khai trương Trung tâm đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật - IoT Innovation Hub đầu tiên tại Việt Nam tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
Buổi lễ có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh; ông Pereric Hogberg, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Điển tại Việt Nam; Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy và ông Denis Brunetti, Tổng giám đốc Công ty Ericsson tại Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, cùng nhiều đối tác quan trọng tham gia vào hoạt động đổi mới sáng tạo của IoT Innovation Hub.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg
IoT Innovation Hub được thành lập với 3 mục tiêu chính: hỗ trợ nền tảng sáng tạo cho hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; là nền tảng hỗ trợ học tập và giáo dục; và là nền tảng hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) tập trung đẩy nhanh tiến độ của Việt Nam về Internet vạn vật trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, việc phát triển, làm chủ được công nghệ IoT và khai thác hiệu quả các ứng dụng của IoT sẽ tạo ra cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vượt lên trước trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội.
"Với sự trợ giúp, hợp tác của Tập đoàn Ericsson và Chính phủ Thụy Điển, Trung tâm IoT Innovation Hub khi đi vào hoạt động sẽ trở thành điểm kết nối và cung cấp các nền tảng sáng tạo hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo môi trường để hỗ trợ các bạn trẻ có tinh thần "học điều mới lạ", "đam mê chiến thắng", học tập, nắm bắt xu hướng mới nhất về IoT để "vượt qua thử thách" triển khai các ý tưởng nghiên cứu, góp phần phát huy tiềm năng của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp này".
Ông Denis Brunetti - Tổng giám đốc Ericsson tại Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào
Theo ông Denis Brunetti - Tổng giám đốc Ericsson tại Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, IoT Innovation Hub được thiết lập phù hợp với tầm nhìn của Chính phủ về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0, nhằm thúc đẩy làn sóng tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội mới của Việt Nam. "Tôi tin tưởng rằng Trung tâm IoT Innovation Hub sẽ mở rộng nền tảng kiến thức về IoT & Công nghệ trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, đồng thời là trung tâm đào tạo và giáo dục cho các học viên, các hệ sinh thái khởi nghiệp, các lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam", ông Denis Brunetti nói.
Các đại biểu tham quan IoT Innovation Hub với những sản phẩm công nghệ mới đang được nhiều bạn trẻ phát triển
Được biết, ngay sau lễ khai trương, IoT Innovation Hub sẽ triển khai một số hoạt động thiết thực để ghi dấu vai trò của mình trong hệ thống Trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, đặc biệt là sẽ tổ chức cuộc thi "IoT Innovation Challenge 2019", ký kết hợp tác giữa các tập đoàn công nghệ và các trường đại học.
Các đại biểu "selfie" lưu niệm tại cuối chương trình
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, lễ trao thỏa thuận hợp tác giữa Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc - Bộ KH&CN với Viettel, VNPT Technology, Viettel, Đại học Công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội, Viện CNTT&TT - Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học FPT đã diễn ra nhằm tăng cường và thúc đẩy các hoạt động của Trung tâm IoT Innovation Hub. Đây là những đơn vị tích cực tham gia, hỗ trợ cho các hoạt động đầu tiên của Trung tâm IoT Innovation Hub.
Theo VN Review
Amazon, Google và Samsung dẫn đầu bảng xếp hạng chi tiền R & D Theo dữ liệu thu thập bởi Công ty Kế toán - Tư vấn toàn cầu PwC và dẫn lại bởi trang công nghệ GSMArena, trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/6/2018, Amazon, Alphabet (công ty mẹ của Google), Samsung và Intel là những công ty lọt top 5 về chi tiêu cho R & D. *Ghi chú: R & D: Nghiên...