Thái Lan ứng dụng AI vào thu phí không dừng, xe đi 120km/giờ không cần giảm tốc
M-Flow, hệ thống thu phí không dừng đang triển khai tại Thái Lan, cho phép tài xế băng qua trạm thu phí với tốc độ tối đa 120 km/giờ mà không cần giảm tốc.
Trong khi một số nước đang áp dụng hệ thống thu phí không dừng dựa trên công nghệ RFID (nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến), Thái Lan đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống. Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Thái Lan Saksayam Chidchob cho biết ông yêu cầu phát triển hệ thống thu phí M-Flow để giải quyết tình trạng tắc nghẽn tại các điểm thu phí, tiến tới loại bỏ tất cả barie vào năm 2024.
Làn xe M-Flow được sơn màu xanh. (Ảnh: wapcar)
Bộ GTVT Thái Lan đã mời các tài xế đăng ký dịch vụ và bắt đầu thử nghiệm hệ thống từ ngày 29/10 đến 28/11/2021. Hệ thống thu hút 20.609 lái xe tham gia giai đoạn chạy thử miễn phí. Sau một thời gian cải tiến liên tục, M-Flow chính thức triển khai từ ngày 15/2, bắt đầu từ các trạm Thap Chang 1, Thap Chang 2, Thanyaburi 1 và Thanyaburi 2 trên Xa lộ 9 (Bang Pa-In-Bang Phli).
M-Flow là gì?
Theo Cục Đường cao tốc (DOH), M-Flow là hệ thống thu phí tự động, sử dụng AI. Cục khẳng định hệ thống có thể khớp biển số xe với chủ sở hữu chính xác 99%, cho phép tài xế băng qua các trạm thu phí mà không cần giảm tốc và với tốc độ tối đa 120km/giờ. Không chỉ có vậy, M-Flow có khả năng xử lý 2.000-2.500 phương tiện/giờ mỗi làn. DOH mong đợi M-Flow sẽ nhanh hơn 5 lần so với hệ thống thanh toán hiện nay.
Video đang HOT
Khác biệt giữa M-Flow và các hệ thống thu phí hiện hành
M-Flow là hệ thống trả sau, còn Easy Pass của Cơ quan đường cao tốc Thái Lan (EXAT) và M-Pass của DOH là trả trước. M-Flow hỗ trợ tất cả các loại phương tiện (4 bánh, 6 bánh hoặc nhiều hơn), còn hai loại cũ chỉ áp dụng cho xe 4 bánh. Các thành viên của Easy Pass và M-Pass phải dán thẻ tương ứng trên kính chắn gió, còn M-Flow không yêu cầu bất kỳ thẻ gì. Công nghệ AI và camera sẽ tự động quét biển số khi xe đi qua.
M-Flow tương thích với nhiều loại thanh toán, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, tài khoản ngân hàng, tài khoản M-Pass/Easy Pass, ngân hàng trực tuyến, ATM… Người dùng cài đặt để trả vào ngày 1 hoặc 16 hàng tháng, hoặc trả theo từng lần sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống mới chưa áp dụng với các phương tiện mới dùng biển màu đỏ hoặc bị mờ.
Tính đến tháng 2, đã có 110.341 phương tiện đăng ký M-Flow. Từ khi hệ thống được giới thiệu vào ngày 15/2, trung bình 60.000 xe sử dụng M-Flow mỗi ngày. Lái xe phải để ý các biển báo và bề mặt sơn của làn đường M-Flow (nằm bên tay phải). Những người không đăng ký vẫn có thể dùng làn này song phải trả phí trong vòng 2 ngày sau khi qua cổng, nếu không sẽ bị phạt gấp 10 lần phí ban đầu. Số tiền phạt sẽ tăng lên nếu không thanh toán trong vòng 12 ngày.
Theo Bộ trưởng Chidchob, một khi hệ thống M-Flow được triển khai trên tất cả đường ô tô và cao tốc, hệ thống thu phí tiền mặt kiểu cũ như M-Pass và Easy Pass sẽ bị loại bỏ. Để đăng ký, tài xế phải cung cấp số điện thoại di động đang kích hoạt, thẻ căn cước, tài liệu đăng ký xe, ảnh mặt trước của xe. Nếu không phải chủ sở hữu phương tiện, phải có giấy ủy quyền từ chủ sở hữu.
Thái Lan ra mắt 'Bệnh viện Thông minh 5G' đầu tiên tại ASEAN
Ủy ban Phát thanh Truyền hình và Viễn thông Quốc gia Thái Lan (NBTC), Bệnh viện Siriraj, đã phối hợp cùng công ty Huawei Technologies (Thái Lan) chính thức ra mắt "Bệnh viện Thông minh 5G Siriraj đẳng cấp thế giới".
Giám đốc điều hành Huawei Thái Lan Abel Deng và Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, ông Prayut Chan-o-cha đích thân chủ trì lễ khánh thành bệnh viện. Tham dự sự kiện còn có Bộ trưởng Kinh tế và Xã hội số Chaiwut Thanakamanusorn; Giáo sư, Tiến sĩ Prasit Watanapa - Trưởng khoa Y tế, Bệnh viện Siriraj, Đại học Mahidol; Tiến sĩ, Đại tá Natee Sukonrat - Phó chủ tịch NBTC; Công sứ Han Zhiqiang - Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan; Phó giáo sư Visit Vamvanij - Giám đốc Bệnh viện Siriraj và Phó giáo sư Cherdchai Nopmaneejumruslers - Phó giám đốc Bệnh viện Siriraj.
Lễ ra mắt Bệnh viện Thông minh 5G Siriraj tại Thái Lan.
Bệnh viện Thông minh 5G Siriraj là dự án bệnh viện thông minh 5G đầu tiên và lớn nhất của Thái Lan nói riêng, cũng như khu vực ASEAN nói chung. Với mục tiêu mang lại những trải nghiệm khám chữa bệnh hiệu quả và thuận tiện hơn cho người bệnh bằng ứng dụng công nghệ 5G, dữ liệu đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI)... và đưa Siriraj trở thành mô hình bệnh viện thông minh kiểu mẫu ở Thái Lan và trên thế giới.Huawei và Bệnh viện Siriraj cũng đã thành lập Phòng Thí nghiệm Đổi mới sáng tạo nhằm nghiên cứu thử nghiệm các ứng dụng 5G phục vụ người bệnh. Hiện tại, hai bên đã bắt đầu thử nghiệm hộp y tế di động 5G, xe không người lái 5G, phương tiện y tế 5G và giường bệnh thông minh 5G. Dự kiến, Huawei sẽ đưa 30 ứng dụng y tế 5G vào vận hành trên toàn quốc vào năm 2022.
Phát biểu quyết sách quốc gia về 5G và nền kinh tế số, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha nhấn mạnh: "Chính phủ Thái Lan hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ khi soạn thảo nên kế hoạch chuyển đổi số cho quốc gia. Sự kiện hôm nay chính là bước quan trọng đầu tiên, đánh dấu thành tựu ứng dụng kỹ thuật số và 5G vào lĩnh vực y tế, giúp giảm tải cho nhân viên y tế, giảm rủi ro và cải thiện hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Chúng tôi đánh giá cao đóng góp của Huawei, Bệnh viện Siriraj, Đại học Mahidol, NBTC, các tổ chức tư nhân và tất cả đối tác khác đã tham gia vào dự án thử nghiệm này, để mở rộng sang các bệnh viện khác trong tương lai."
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha thăm triển lãm Bệnh viện Thông minh 5G
Tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Prasit Watanapa - Trưởng khoa Y tế, Bệnh viện Siriraj, Đại học Mahidol, đã chia sẻ về nền tảng và lộ trình triển khai dự án Bệnh viện Thông minh Siriraj dựa trên công nghệ 5G và AI, để xây dựng nên mô hình "Bệnh viện thông minh" chuẩn hóa. Ông cũng giới thiệu các ứng dụng 5G, đám mây, AI và Đột phá Số thức trong phòng ngừa, điều trị và phục hồi chức năng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu suất dịch vụ y tế, mang lại trải nghiệm tốt hơn và cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tân tiến cho người dân vùng sâu vùng xa, giảm bất bình đẳng cho ngành y tế công toàn cầu. Sắp tới, Phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thành tựu đột phá hơn nữa.
Tiến sĩ, Đại tá Natee Sukonrat - Phó chủ tịch NBTC cũng nhấn mạnh cam kết hỗ trợ dự án: "Với tư cách là cơ quan quản lý các doanh nghiệp viễn thông và phát thanh truyền hình, NBTC có nhiệm vụ cấp phép tần số đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc không dây tốc độ cao trong kỷ nguyên 5G, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và mở rộng ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực. Do đó, việc Ủy ban 5G Quốc gia phê duyệt dự án Bệnh viện Thông minh 5G phù hợp với quyết sách của chính phủ, đưa Bệnh viện Siriraj với đầy đủ chuyên gia và thiết bị y tế tích hợp trở thành bệnh viện thông minh kiểu mẫu".
Kể từ khi xảy ra đại dịch, Huawei và Bệnh viện Siriraj đã thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng 5G. Vào tháng 6/2020, hai bên đã ra mắt xe tự lái 5G giúp vận chuyển vật tư y tế không tiếp xúc. Đến tháng 12/2020, Huawei đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác 5 năm với Siriraj để đẩy nhanh chuỗi vận hành thông minh bằng cách ứng dụng 5G vào theo dõi, chẩn đoán và thu thập dữ liệu bệnh nhân; đồng thời đào tạo kỹ thuật số cho y bác sĩ. Với hỗ trợ đắc lực từ Huawei, Bệnh viện Siriraj đã giành được giải thưởng CommunicAsia Awards 2020, hạng mục "Thử nghiệm 5G sáng tạo nhất Châu Á - Thái Bình Dương".
Ông Abel Deng - Giám đốc Điều hành Huawei Technologies Thái Lan chia sẻ: "Huawei đã nỗ lực đưa Bệnh viện Siriraj trở thành Bệnh viện Thông minh 5G đẳng cấp thế giới và giới thiệu Phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo tại tòa nhà Srisav Meira vào năm ngoái để phát triển cơ sở hạ tầng 5G hoàn thiện cho bệnh viện. Đây sẽ là mô hình bệnh viện chuyển đổi số thành công, nâng tầm ngành y tế công của Thái Lan trong tương lai, phù hợp với sứ mệnh 'Phát triển tại Thái Lan, Đóng góp cho Thái Lan' của Huawei."
Ông Abel Deng, CEO Huawei Thái Lan phát biểu tại lễ ra mắt bệnh viện.
Sự hợp tác xuyên ngành này được kỳ vọng sẽ tăng cường và nâng cấp các dịch vụ của Bệnh viện Siriraj, tiến tới trở thành trung tâm y tế thông minh sử dụng các công nghệ kỹ thuật số hàng đầu dựa trên cơ sở hạ tầng 5G, AI, Dữ liệu lớn, Đám mây Biên... trong theo dõi bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, lưu trữ và phân tích dữ liệu, phân bổ tài nguyên. Từ đó, Bệnh viện Siriraj sẽ đạt được tầm nhìn trở thành "Học viện y tế của quốc gia - Người kiến tạo sức khỏe công dân toàn cầu" và mô hình "Bệnh viện Thông minh" kiểu mẫu cho các cơ sở y tế khác tại Thái Lan.
Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới về internet Thông tin được đưa ra trong buổi tọa đàm Nền tảng số - Tăng trưởng trong tương lai do Viện Nghiên cứu Công nghệ vì Cộng đồng (Tech For Good Institute - TFGI) với sự hỗ trợ của Grab Việt Nam tổ chức. Ông Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ...