Thái Lan thử nghiệm 5G của Huawei dù là đồng minh của Mỹ
Đối với Thái Lan, giá cả cạnh tranh của Huawei đứng trên mối lo ngại về bảo mật.
Vào ngày 8.2, Thái Lan đã ra mắt thiết bị thử nghiệm 5G của Huawei, ngay cả khi Mỹ kêu gọi các đồng minh của mình ngăn gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc xây dựng mạng di động thế hệ tiếp theo.
Thiết bị thử nghiệm 5G ở Thái Lan, đồng minh lâu đời nhất của Mỹ ở châu Á, sẽ là chiếc đầu tiên của Huawei ở Đông Nam Á.
Sự hợp tác của Thái Lan với Huawei trên thiết bị thử nghiệm không có nghĩa là họ không quan tâm đến các vấn đề an ninh, ông Pichet Durongkaveroj – Bộ trưởng Kinh tế Kỹ thuật số Thái Lan – nói với Reuters tại buổi ra mắt.
Video đang HOT
Ông Pichet nói thêm: “Chúng tôi theo dõi chặt chẽ các cáo buộc trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dự án thiết bị thử nghiệm 5G này là giai đoạn thử nghiệm cho đất nước. Chúng tôi có thể thực hiện các quan sát cần thiết để xác nhận hoặc không xác nhận các cáo buộc.”
Huawei, công ty nhận được gần một nửa doanh thu từ bên ngoài Trung Quốc, cho biết họ đã chốt hơn 30 hợp đồng 5G thương mại trên toàn cầu. Nhưng công ty này vẫn chưa ký hợp đồng 5G tại Thái Lan.
Khi được hỏi liệu Mỹ có trao đổi với Thái Lan về việc cấm Huawei hay không, ông Pichet nói: “Tôi không biết gì về điều đó”.
Người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Bangkok cho biết nước này “ủng hộ các mạng lưới viễn thông an toàn và chuỗi cung ứng không có nhà cung cấp chịu sự kiểm soát của chính phủ nước ngoài hoặc ảnh hưởng không đáng có, gây ra rủi ro truy cập trái phép và hoạt động mạng độc hại”.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Thái Lan đã nguội lạnh kể từ khi quân đội Thái Lan lên nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014. Dù vậy, quan hệ giữa Bangkok và Bắc Kinh đã ấm lên trong những năm gần đây như một điều hiển nhiên từ sự gia tăng trong thương mại quốc phòng và đầu tư của Trung Quốc vào quốc gia Đông Nam Á.
Huawei trước đây đã thành lập một trung tâm dữ liệu đám mây trị giá 22,5 triệu USD tại Hành lang kinh tế phía đông (EEC) của Thái Lan, một trung tâm trong chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng tại quốc gia đang đấu tranh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bên cạnh Trung Quốc. Alibaba, Tencent, Kingsoft và JD.com cũng đã cam kết đầu tư vào EEC.
Điều này trái ngược hoàn toàn với sự giám sát mạnh mẽ của thế giới với đầu tư của Trung Quốc vào các khu vực khác trên thế giới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Reuters đã đưa tin độc quyền vào ngày 30.1 rằng Ủy ban Châu Âu đang xem xét các đề xuất sẽ cấm Huawei triển khai 5G tại lục địa già, nhưng đây mới chỉ là nhưng đề xuất ban đầu.
Đối với Thái Lan, mối lo ngại về bảo mật đối với thiết bị của Huawei chỉ là mối quan tâm thứ hai sau mức giá cạnh tranh so với các công ty của Mỹ, ông Pranontha Titavunno, Chủ tịch Câu lạc bộ Công nghệ Thông tin thuộc Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan cho biết.
“Chúng tôi không nghĩ về điều đó bởi vì các sản phẩm của họ là tốt và giá cả phải chăng”, ông Pranontha nói với Reuters. Ông nói thêm: “Luôn có những lo ngại về giám sát khi nói đến Trung Quốc … Nhưng Thái Lan không thực sự có bất cứ điều gì thú vị có thể khiến Bắc Kinh quan tâm.”
Nguồn CNBC
Huawei thử nghiệm khả năng tương thích của Fuchsia OS với chip Kirin
Google đang chuẩn bị phát hành một hệ điều hành mới được gọi là Fuchsia, dự kiến sẽ khác một chút so với hệ thống Android hiện có. Các báo cáo gần đây cho thấy Huawei đang âm thầm thử nghiệm khả năng tương thích của hệ điều hành mới này với chip Kirin của mình.
Để hạn chế vấn đề tương thích ứng dụng, Google đang thiết kế hệ điều hành Fuchsia để hỗ trợ các ứng dụng Android. Chi tiết về dự án mã nguồn mở Android (AOSP) đã cho thấy Google điều này. Quyết định của công ty có lẽ sẽ giúp hệ điều hành này dễ dàng được chấp nhận hơn khi ra mắt.
Huawei có thể sẽ là một trong những OEM đầu tiên sử dụng Fuchsia vì công ty luôn theo sát và hỗ trợ Google phát triển hệ thống này. Được biết, hệ điều hành mới của Google sẽ chạy trên điện thoại di động, máy tính bảng và thậm chí cả PC.
Fuchsia sẽ không sử dụng nhân Linux nữa mà dựa trên lõi vi mô zircon được viết bằng công cụ Flutter và ngôn ngữ Dart. Thời gian mà hệ điều hành này chính thức ra mắt hiện vẫn còn là một dấu chấm hỏi. Hy vọng Google sẽ sớm có câu trả lời cho tất cả chúng ta.
Nguồn: Gizchina
AI đã có thể tạo ra những gia vị mới Công ty sản xuất gia vị lớn nhất thế giới đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc khám phá những gia vị mới dùng trong thực phẩm. McCormick, tập đoàn có lịch sử 130 năm trong ngành sản xuất gia vị thực phẩm, đã hợp tác với IBM Research để xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có khả...