Thái Lan phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng tại một thành phố cổ nổi tiếng
Thành phố Sukhothai mang đậm tính lịch sử và văn hóa của Thái Lan. Những dấu ấn còn lại của thành phố từ thời kỳ Vương quốc Sukhothai phát triển rực rỡ trong thế kỷ 13 và 14 đã mang đến cho du khách những trải nghiệm thực sực đặc biệt.
Được xem là lễ hội hoa đăng, Loy Krathong là một lễ hội truyền thống, có từ rất lâu đời ở Thái Lan. Tại lễ hội, mọi người thường thả những chiếc đèn hoa đăng xuống nước, ví như lễ vật dâng lên nữ thần nước – một hành động mà nhiều người tin rằng sẽ mang lại may mắn.
Sukhothai là kinh đô đầu tiên của Vương quốc Xiêm vào thế kỷ 13 và 14. Ngày nay, du khách có thể khám phá các tu viện Phật giáo ấn tượng tại Công viên Lịch sử Sukhothai của Thái Lan. Ảnh: CNN
Lễ hội Loy Krathong năm nay diễn ra vào ngày 15/11, kết hợp cùng với nhiều hoạt động khác sẽ được tổ chức trên khắp cả nước. Lễ kỷ niệm sẽ diễn ra tại thành phố Sukhothai – Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận.
Với các cuộc diễu hành truyền thống, chương trình trình diễn ánh sáng và âm thanh cùng pháo hoa, lễ hội hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách cơ hội hiếm có để chiêm ngưỡng những di tích cổ của thành phố được thắp sáng rực rỡ nhằm tôn vinh di sản ấn tượng của công viên lịch sử.
Nơi khai sinh của Xiêm
Sukhothai là kinh đô vương quốc đầu tiên của Xiêm trong thế kỷ 13 và 14. Đây là một trong những nơi tiêu biểu cho nền nghệ thuật Xiêm trong giai đoạn đầu tiên và tiêu biểu cho sự sáng tạo của đất nước Thái Lan đầu tiên. Ngày nay, Sukhothai chỉ là thủ phủ của tỉnh Sukhothai với diện tích 6.596km2, cách thủ đô Bangkok khoảng 427km về phía bắc. Cố đô Sukhothai được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1991.
Hiện tại, một số tu viện Phật giáo ấn tượng khác về kiến trúc Thái Lan cổ xưa có thể được khám phá tại Công viên Lịch sử Sukhothai.
UNESCO ghi nhận Sukhothai đã mang đến bản sắc văn hóa độc đáo của Thái Lan, bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo và kiến trúc.
Nền văn minh vĩ đại phát triển ở Sukhothai đã có ảnh hưởng sâu sắc và mang đậm truyền thống địa phương cổ xưa.
Sirawee Lamsudjai – người làm việc tại Bảo tàng Quốc gia Ramkhamhaeng của thành phố – cho biết điều khiến nhiều du khách đến đây ngạc nhiên không chỉ là kiến trúc đẹp và các tượng đài Phật giáo, mà còn là lối sống chậm rãi của người địa phương.
“Ấn tượng đầu tiên của nhiều du khách khi đến thăm Sukhothai là sự yên bình, lối sống của người dân địa phương hòa hợp với các di tích lịch sử”, bà Sirawee Lamsudjai nói.
Bà Sirawee cho biết khách du lịch đến đây rất ấn tượng với bức tượng Phật ngồi khổng lồ, được đặt trong một tòa nhà không có mái. Bức tượng trông rất đẹp, đặc biệt là khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, mang lại cảm giác thanh bình và tĩnh lặng.
Công viên Lịch sử Sukhothai rất đẹp vào lúc hoàng hôn. Ảnh: Roberto Moiola/Sysaworld/Moment RF/Getty Images
Thành phố mang đến sự đổi mới
Sukhothai được biết đến là không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và tôn giáo phát triển rực rỡ. Nhiều học giả đã gọi nơi đây là cái nôi của nền văn hóa Thái Lan. Ngày nay, Sukhothai còn là điểm đến của tư duy đổi mới và sáng tạo.
Video đang HOT
“Khi mọi người đi bộ quanh các di tích lịch sử Sukhothai, họ sẽ tìm thấy những hồ nước nhân tạo kết nối với nhau theo một hệ thống nhất định. Thành phố nổi tiếng là nơi có hệ thống nước hiệu quả nhất trong lịch sử Xiêm”, Sirawee nói.
UNESCO cũng nêu bật những bước tiến của thành phố Sukhothai về việc phát triển kỹ thuật thủy lực, chỉ ra rằng vương quốc này đã cải tạo thành công cảnh quan địa phương bằng cách xây dựng hiệu quả các hồ chứa, ao và kênh đào trong quá trình kiểm soát lũ lụt và đưa nước vào “để phục vụ ngành nông nghiệp, kinh tế và lễ hội”.
Hàng năm, người dân thành phố Sukhothai thường tổ chức lễ hội Loy Krathong kéo dài trong một tuần. Ảnh: Patrick Aventurier/Gamma-Rapho/Getty Images
Bà Sirawee cho biết không rõ lễ hội Loy Krathong lần đầu tiên tổ chức vào thời gian nào nhưng các ghi chép đều có đề cập đến lễ hội nến và pháo hoa.
Tongthong Chandransu, một nhà sử học và học giả nổi tiếng đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về lịch sử pháp lý, chính trị và văn hóa của Thái Lan cũng có quan điểm tương tự.
“Nguồn gốc của văn hóa lễ hội Loy Krathong vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong giới học thuật. Tuy nhiên, hoạt động này đã được người Thái duy trì trong hơn 200 năm kể từ thời Rattanakosin (1782-1932)”, ông Chandransu cho biết.
Lễ hội Loy Krathong là thời điểm người Thái bày tỏ sự tôn kính, biết ơn thần nước Phra Mae Khongkha vì đã cung cấp nguồn nước dồi dào, che chở và ban phước lành cho cuộc sống. Ngoài ra, lễ hội cũng là dịp cầu chúc, ước nguyện có bình an, hạnh phúc lâu bền trong tình cảm lứa đôi.
“Lối sống của người dân Thái Lan phụ thuộc rất nhiều vào nước, từ sinh hoạt đến canh tác. Trước đây, sông là tuyến đường vận chuyển chính – mọi thứ đều diễn ra xung quanh nước”, ông Tongthong nói thêm.
Ngày nay, nhiều ý kiến cho rằng việc thả hoa đăng trong lễ hội Loy Krathong đang gây ô nhiễm nguồn nước. Trước tình trạng này, nhiều người hiện đang chọn cách bền vững hơn để tôn vinh truyền thống, chẳng hạn như làm đế krathong bằng bánh mì hoặc các vật liệu phâ.n hủ.y sinh học khác.
“Đây là một lễ hội rất hấp dẫn và diễn ra vào thời điểm hoàn hảo – khi mực nước đạt đỉnh trên các con sông và vào thời kỳ chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa đông”, ông Tongthong nói thêm
Tuần lễ Hoa Dã Quỳ tại 1 trong 10 miệng núi lửa đẹp nhất thế giới ở Gia Lai
Tuần lễ Hoa Dã Quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 được Ban tổ chức lễ hội tỉnh Gia Lai, xác định đây là một trong những hoạt động lớn của tỉnh nhằm chào mừng các sự kiện chính trị của đất nước và tỉnh Gia Lai năm 2024, là sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
Tuần lễ này dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 6-12/11. Trong đó, hình ảnh Hoa Dã Quỳ gắn với núi lửa Chư Đang Ya, đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam Vietking bình chọn top 10 điểm đến hấp dẫn nhất Gia Lai. Đặc biệt, Chư Đang Ya được công nhận là 1 trong 10 miệng núi lửa đẹp nhất thế giới của tạp chí Anh quốc bình chọn (năm 2018).
Đến với lễ hội
Tuần lễ "Hoa Dã Quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya" cũng là sự kiện giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, các điểm trải nghiệm, quảng bá hình ảnh quê hương và con người Gia Lai đến với du khách; qua đó kêu gọi đầu tư, từng bước phát triển các loại hình du lịch; góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trong tỉnh.
Đường lên với lễ hội ở núi lửa Chư Đăng Ya
Thời gian dự kiến diễn ra từ ngày 06-12/11; trọng điểm trong 03 ngày: Từ ngày 08/11 đến ngày 10/11/2024. Địa điểm diễn ra các chương trình lễ hội gồm: Khu vực sân nhà rông làng Ia Gri, khu vực núi lửa xã Chư Đang Ya, khu vực xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh; khu vực Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Đến với lễ hội, du khách sẽ được đắm mình trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc "Đất và con người Gia Lai". Ngoài ra, du khách còn được tìm hiểu về không gian văn hóa cồng chiêng qua lễ hội "mừng lúa mới" của người Jrai do các nghệ nhân tái hiện nguyên bản tại sân nhà rông làng Gri; không gian trưng bày sách về văn hóa, lịch sử Gia Lai; trưng bày ảnh đẹp của các nhiếp ảnh chuyên và không chuyên đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đây là những hình ảnh lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, các lễ hội, cảnh quan thiên nhiên, con người, ẩm thực đặc trưng của các dân tộc địa phương, các điểm du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Chư Păh nói riêng, Gia Lai nói chung. Đồng thời, các nghệ nhân Gia Rai, Ba Na cũng trình diễn tạc tượng gỗ dân gian, nhạc cụ dân tộc truyền thống và được trưng bày tại ngày hội để du khách thưởng lãm.
Các hoạt động diễn ra trong lễ hội
Đặc biệt khi đến đây du khách sẽ bị lôi cuốn vào những hoạt động văn hóa mang "màu sắc rất Gia Lai" như: Trình diễn cồng chiêng, múa dân gian; Phục dựng nghi lễ "mừng lúa mới" của người Jrai; Trình diễn giã gạo chày đôi; Không gian trình diễn nghệ thuật đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc, tượng gỗ dân gian, nhạc cụ dân tộc truyền thống và trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng truyền thống các dân tộc thiểu số; Đan xen vào đó là các hoạt động thể thao như đẩy gậy, chạy cà kheo, kéo co, nhảy bao bố; Hội thi chinh phục đỉnh núi lửa Chư Đang Ya; Trò chơi dân gian với các trò chơi cho du khách trải nghiệm: Bịt mắt đậ.p niêu, bịt mắt bắt vịt, nhảy bao bố...
Ngoài ra du khách còn được tham gia vào các hoạt động: Đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co, đi xe đạp chậm...
Tại tuần lễ hội này, còn có các chương trình giao lưu nghệ thuật, trình diễn các nhạc cụ dân tộc truyền thống Tây Nguyên của một số câu lạc bộ, các ban nhạc, nhóm nhạc, các đơn vị nghệ thuật trong và ngoài tỉnh.
Niềm vui của du khách khi đến với lễ hội
Đến với lễ hội, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực địa phương, như cơm lam, gà nướng, rượu ghè, lá mì... hay mua các sản phẩm, mặt hàng mang đậm bản sắc Gia Lai để làm quà tặng cho người thân, bạn bè như gùi; túi xách (có quai, cầm tay); bình hoa (đựng hoa khô); mẹt để trang trí.
Đặc biệt, lễ hội còn trình diễn trang phục truyền thống ngày thường, lễ hội, lễ cưới... của các dân tộc trên địa bàn huyện Chư Păh (Kinh, Jrai, Bahnar, Xê đăng, Tày, Nùng); Tổ chức thả khinh khí cầu; Giải Half Marathon 2024 "Đán.h thức vùng quê Chư Păh - Hành trình kết nối Núi và Hoa" với đường chạy đi qua hàng thông trăm tuổ.i đầy thơ mộng.
Chương trình diễn ra Lễ khai mạc dự kiến vào khoảng 8h ngày 08/11, tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Tại đây, sẽ có phần trao nhận Kỷ lục Việt Nam về "Chương trình đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên có số lượng nghệ nhân, diễn viên học sinh tham gia đông nhất Việt Nam".
Mê đắm núi lửa Chư Đăng Ya
Nằm cách trung tâm Pleiku, tỉnh Gia Lai khoảng 30km về hướng Đông Bắc, núi lửa Chư Đăng Ya thuộc làng Ploi Lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh (Gia Lai) có độ cao khoảng 975m so với mực nước biển.
Núi lửa Chư Đang Ya mùa dã quỳ kheo sắc
Theo các nhà sử học, núi lửa Chư Đăng Ya đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, đến nay dấu tích nham thạch còn sót lại biến vùng đất này trở nên hoang sơ, đẹp và hấp dẫn.
Vẻ đẹp của Chư Đăng Ya mang nét bình dị của vùng đất Tây Nguyên nắng gió tuy hoang sơ, mộc mạc nhưng lại quyến rũ đến vô cùng mà nhiều người đến đây khi trở về cứ lưu luyến, rồi hình dung không biết "Chư Đăng Ya hay là thiếu nữ miền sơn cước bước ra từ những vạt hoa dã quỳ". Nhìn từ trên cao, núi lửa Chư Đăng Ya có hình phễu lớn, với cảnh sắc thiên nhiên đa dạng. Bao quanh núi lửa là những cây cổ thụ, cây bụi và những thửa ruộng hoa màu tươi tốt.
Tiếng cồng chiêng và những vòng xoang đam mê trong lễ hội
Theo tiếng đồng bào J'rai, Chư Đăng Ya có nghĩa là "củ gừng dại."
Truyền thuyết kể rằng xưa kia có một bà cụ sống dưới chân núi. Ngày nọ, bà bị đau bụng và được thầy lang trong vùng chữa trị mà bệnh không khỏi. Trong cơn đau tuyệ.t vọn.g, bà gắng sức leo lên ngọn núi gần nhà mong tìm được thứ gì đó có thể giúp mình.
Lê.n đỉn.h núi, bà thấy đám gừng mọc tự nhiên xanh tốt và nghĩ đó là thứ Giàng (trời) cho nên liền đào lên ăn. Ngay sau đó, bà cảm thấy đỡ hơn rất nhiều. Bà bèn lấy thêm ít củ nữa mang về nhà ăn thì bệnh tình hết hẳn.
Du khách đến với lễ hội, đến với hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya
Câu chuyện của bà lan rộng quanh vùng và từ đó người Jrai ở đây gọi ngọn núi ấy là Chư Đăng Ya.
Theo các nhà khảo cổ, Chư Đăng Ya là miệng núi lửa được tạo thành bởi dòng nham thạch phun trào cách đây hàng triệu năm.
Năm 2018, Tạp chí Daily Mail (Anh) đưa núi lửa Chư Đăng Ya vào danh sách điểm đến rất đáng ghé thăm và mê mẩn vì cảnh quan thiên nhiên cùng văn hóa bản địa đặc sắc.
Năm 2020, núi lửa Chư Đăng Ya lọt top 50 ảnh phong cảnh đẹp nhất thế giới tại cuộc thi ảnh phong cảnh Landscape do Agora tổ chức.
Người ta thường nói Chư Đăng Ya như một thiếu nữ vùng sơn cước thích làm đẹp, vào mỗi mùa ngọn núi này lại mang một vẻ đẹp riêng khiến bất cứ ai khi chừng chân nơi đây cũng đều cảm thấy xao xuyến không muốn rời bước.
Khi sắc đỏ thắm của những bông dong riềng nở rộ cũng là lúc báo hiệu mùa mưa về. Lúc này cây cối có màu xanh mơn mởn, khung cảnh ở Chư Đăng Ya cũng vì thế mà tràn đầy sức sống.
Vào mùa khô, Chư Đăng Ya lại mang một vẻ đẹp hoang sơ, với những cành cây khẳng khiu, tàn lụi mùa thay lá.
Sắc vàng trên núi lửa Chư Đang Ya
Chư Đăng Ya đẹp nhất là khi tiết trời Gia Lai bắt đầu chuyển sang mùa khô, trời về đêm se lạnh, ngày nắng ấm, những cơn gió cô đơn xoáy sâu vào những sườn núi, nơi đó có bạt ngàn hoa dã quỳ bắt đầu chớm nở. Cũng thời gian này, không gian của ngọn núi sẽ được bao phủ bởi sắc vàng rực rỡ từ những triền đồi đến tận miệng núi lửa, nhất là hai bên con đường lê.n đỉn.h núi. Cảnh sắc Chư Đăng Ya lúc này trở nên độc đáo, hấp dẫn và ấn tượng hơn hẳn những thời điểm khác trong năm.
Niềm vui của du khách khi tham gia đi cà kheo trong mùa lễ hội
Chính bởi vẻ hoang sơ đó mà núi lửa Chư Đăng Ya trở thành một điểm du lịch rất nổi tiếng, du khách sẽ đắm chìm trong không gian mênh mông của đại ngàn của gió, của nắng, của hoa và của lòng người mến khách bản xứ.
Dấu ấn du lịch Sóc Trăng Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng đã hình thành một số cụm du lịch như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch miệt vườn, du lịch biển... Sóc Trăng không chỉ là nơi cho những ai yêu thích, khám phá giá trị văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc, mà còn là nơi dừng chân tuyệt...