Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới

Theo dõi VGT trên

Thái Lan mua tàu ngầm Trung Quốc là kỳ quái, là để chơi trò địa-chính trị mới, nhằm vào láng giềng và đã thách thức Mỹ, nhưng Thái Lan cần ASEAN đoàn kết.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 1

Gần đây, tàu tuần tra duyên hải Pattani số hiệu 511 của Hải quân hoàng gia Thái Lan quay trở lại nhà máy tiến hành bảo trì, sửa chữa. Tàu này thuộc Type P15T, do nhà máy đóng tàu Trung Hoa – Hỗ Đông, Thượng Hải, Trung Quốc chế tạo.

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 14 tháng 7 dẫn tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ ngày 12 tháng 7 đưa tin, chính quyền quân sự Thái Lan đã tuyên bố thành lập trong cuộc chính biến vào tháng 5 năm 2014, vì vậy, lập ra nghị viện quốc gia để duy trì hòa bình và trật tự. Chuyên gia cho rằng, chính phủ này có thể tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác về chính trị, quân sự từ Trung Quốc.

Đầu tháng 7 năm 2015, nội các quân sự Thái Lan đã phê chuẩn chương trình mua 3 tàu ngầm tấn công lớp Nguyên Type 039A của Trung Quốc.

Sau cuộc chính biến, Mỹ đã giảm số lần tổ chức diễn tập quân sự liên hợp Cobra Gold với Thái Lan và đã trì hoãn kế hoạch diễn tập quân sự liên hợp năm 2016.

Chủ nhiệm Trung tâm an ninh biển va ngoại giao, Viện nghiên cứu hàng hải Malaysia, Martin Sebastian cho biết, có người lo lắng sự trừng phạt của Mỹ đang đẩy Thái Lan vào vòng tay chính trị của Trung Quốc. “Mỹ đã áp dụng thái độ lạnh nhạt đối với chính quyền quân sự, điều này thể hiện rất rõ trong cuộc diễn tập quân sự Cobra Gold”.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 2

Theo mạng sina Trung Quốc, Hải quân hoàng gia Thái Lan là khách hàng truyền thống của tàu chiến mặt nước do Trung Quốc chế tạo, trước khi nhập khẩu tàu tuần tra Type P15T, Hải quân hoàng gia Thái Lan cũng từng nhập khẩu 4 tàu hộ vệ lớp Giang Hồ III và 2 tàu hộ vệ Type F-25T của Trung Quốc.

Thitinan Pongsudhirak – Chủ nhiệm Viện nghiên cứu an ninh va quan hê quôc tê, Đại học Chulalongkorn, Bangkok cho rằng, quyết định này sẽ gây tổn hại cho quan hệ Thái-Mỹ và gây ảnh hưởng bất lợi đối với chiến lược tái cân bằng của Mỹ.

“Bangkok đang chuẩn bị cho một chính sách địa-chính trị nào đó, điều này đòi hỏi Mỹ phải suy nghĩ thận trọng về giá trị và lợi ích của mình ở châu Á”. Ông cho rằng, sự chỉ trích của Mỹ là nhân tố thúc đẩy chủ yếu Bangkok ngả về phía Trung Quốc.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ va Thái Lan duy trì quan hệ trao đôi quân sư vững chắc, vê sau hai nước đã tổ chức tâp trân chung Cobra Gold vào năm 1982. Tư thâp niên 80 thê ky trươc đến nay, Hải quân Thái Lan bắt đầu mua sắm tàu chiến trên phạm vi toàn cầu, bao gồm Trung Quốc, Italia, Singapore, Scotland, Tây Ban Nha va Mỹ.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc từng bán cho Thái Lan 2 tàu hộ vệ Type 25T va 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ III, nhưng 2 loại tàu chiến này đều tồn tại vấn đề công nghệ, bao gồm vấn đề tích hợp công nghệ của bên thứ ba.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 3

Tàu tuần tra Pattani số hiệu 511 Hải quân hoàng gia Thái Lan, mua của Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Cũng vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Thái Lan đã mua 1 chiếc tàu sân bay của Tây Ban Nha, nhưng công tác bảo trì gặp rất nhiều khó khăn. Trong phần lớn thời gian, tàu sân bay này đều đậu ở bến tàu, 9 may bay chiên đâu động cơ phản lực cất hạ cánh thẳng đứng AV-8 Harrier hiện cũng nằm trong trạng thái “chết”.

Chỉ có số ít máy bay trực thăng hải quân ngẫu nhiên tham gia nhiệm vụ cứu trợ thiên tai khu vực, bao gồm một số máy bay trực thăng Knighthawks và Sea Hawk.

Thitinan Pongsudhirak cho rằng, ngay cả Bô Quôc phong Thái Lan va chuyên gia phân tích an ninh cũng cảm thấy ngạc nhiên về việc Thái Lan mua tàu ngầm. “Xích lại gần Trung Quốc là điều có thể hiểu được, thậm chí cần thiết, nhưng mua tàu ngầm của Trung Quốc có gì đó không ổn, những nhà thầu khác như Đức và Thụy Điển xem ra tin cậy hơn nhiều”.

Ông Pongsudhirak còn cho rằng, chính quyền quân sự Thái Lan luôn không muốn giải thích cho người dân tại sao cần tàu ngầm và tại sao muốn mua tàu ngầm của Trung Quốc. “Quyết định mua tàu ngầm làm cho trò chơi địa-chính trị của Thái Lan lại tăng lên một cấp độ cảnh báo mới, hơn nữa đây là một sự cam kết lớn và lâu dài”.

Video đang HOT

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 4

Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo

“Điều này chẳng khác nào, trứng của Thái Lan đã bỏ vào giỏ của Trung Quốc – số lượng trứng còn không ít – càng chưa nói còn liên quan đến tiếp tế hậu cần và các vấn đề như tính tương tác”.

Lựa chọn mua sắm tàu ngầm của Trung Quốc, tăng cường trao đôi quân sư với Trung Quốc cho thấy Thái Lan sẽ không tiếp tục chịu sức ép chính trị của phương Tây.

Tim Huxley – Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế châu Á, Singapore cho rằng, đối với Thái Lan, Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng, hơn nữa giữa hai nước Thái-Trung hoàn toàn không có xung đột an ninh trực tiếp.

Nhưng, Thái Lan cũng hết sức coi trọng khả năng hội tụ của ASEAN, đồng thời rõ ràng phản đối hành vi của Trung Quốc trên Biên Đông và ảnh hưởng của loại hành vi này đối với các nước thành viên ASEAN.

“Trung Quốc cho rằng, Thái Lan là một người bạn quan trọng của họ ở Đông Nam Á. Nhưng, quan hệ hai nước Trung Quốc-Thái Lan đã phát triển vài chục năm, song, điều mà chúng ta hiện nhìn thấy chỉ là một xu thế đi lên lâu dài, chứ không phải là một sự phát triển mới gây chú ý”.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 5

Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo

Theo Pongsudhirak: “Thái Lan mua sắm tàu ngầm của Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng với Mỹ, hơn nữa đã tạo ra thách thức đối với chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ”.

“Vì vậy, xu thế nghiêng về Bắc Kinh của Thái Lan đã tồn tại một khoảng thời gian, điều này phản ánh quan hệ đia-chinh tri trên đất liền, trên biển của Đông Nam Á xuất hiện trạng thái mới.

Trung Quốc có tầm ảnh hưởng mạnh ở sân sau của họ, nhưng cũng bị các nước như Philippines phê phán và gây sức ép trên phương diện chủ quyền lãnh hải ( yêu sách ‘đường lưỡi bò’ bành trướng, phi pháp và lố bịch của Trung Quốc – PV), trong khi đó, Mỹ luôn có ưu thế rõ rệt ở trên biển”.

Người dân Thái Lan phê phán mua tàu ngầm Trung Quốc

Tờ “Novaya Gazeta” Nga đưa tin, chuyên gia Hải quân Nga, nhà quan sát tờ “Novaya Gazeta” Mikhail Voitenko viết bài nghi ngờ lý do Thái Lan mua tàu ngầm Trung Quốc, cho rằng, một trong những hành động gây nghi ngờ gần đây của tầng lớp lãnh đạo Thái Lan là quyết định mua sắm 3 tàu ngầm của Trung Quốc.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 6

Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo

Theo Mikhail Voitenko, nói thẳng ra, quyết định này rất kỳ quái. Chuyên gia và người dân Thái Lan ra sức phê phán đối với vấn đề này, bác bỏ tất cả những căn cứ hoang đường do các nhà lãnh đạo nhà nước và quân đội đưa ra khi biện hộ về việc đột ngột phải mua sắm tàu ngầm.

Dù sao, Hải quân Thái Lan chưa từng sở hữu tàu ngầm, đây là một loại tàu chiến hoàn toàn mới đối với họ. Căn cứ chủ yếu của họ là tất cả các nước láng giềng của Thái Lan đều đang mua sắm và sở hữu tàu ngầm.

Nhưng, Thái Lan hầu như không có bất cứ bất đồng nào với các nước láng giềng trong vấn đề biển, huống hồ tàu ngầm căn bản không có “đất dụng võ” ở vùng biển chủ yếu của Thái Lan, đó là vịnh Thái Lan với mực nước tương đối nông.

Do các nước láng giềng đều đang gia tăng vũ trang cho mình, Thái Lan đương nhiên là có lý do lo ngại.

Trên thực tế, tất cả các nước Đông Nam Á và Nhật Bản lân cận đều ngày càng lo ngại đối với Trung Quốc, đối với việc công khai “mạnh bạo” (hung hăng hăm dọa), thậm chí trực tiếp tấn công của Trung Quốc, chẳng hạn xâm chiếm các hòn đảo ở biển Hoa Đông va Biển Đông.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 7

Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Việt Nam dùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, đối phó kẻ thù có âm mưu và hành động xâm lược

Các nước khu vực thể hiện sự lo ngại nhất đối với hành động bành trướng trên biển (như yêu sách “đường lưỡi bò” vô cùng lố bịch và bất hợp pháp – PV) của Trung Quốc là Việt Nam, Philippines, Indonesia va Malaysia, họ đều là láng giềng của Thái Lan, trong khi đó tàu ngầm của họ cũng làm cho Quân đội Thái Lan cảm thấy lo ngại.

Trung Quốc đã bắt đầu triển khai “cuộc chiến dưới nước” (thủy chiến) thực sự với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, vũ khí chủ yếu tạm thời chỉ là dùng vòi rồng của tàu cảnh sát biển để tấn công mạnh. Trung Quốc muốn lợi dụng hết sức mạnh của mình và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh khu vực.

Nhưng, các “đối thủ cạnh tranh” đã bắt đầu lặng lẽ đoàn kết lại, cùng đối phó Trung Quốc. Điều này có nghĩa là, hiện nay, Thái Lan mua sắm tàu ngầm từ Trung Quốc là nhằm vào láng giềng của họ,

trong khi đó, các nước láng giềng này cũng cảm thấy lo ngại đối với nhà lãnh đạo chính phủ quân sự Thái Lan, hy vọng họ cần duy trì trung lập một cách nghiêm túc, cho dù ở trên phương diện mua sắm vũ khí. Nhưng, những người ủng hộ mua sắm tàu ngầm cho rằng, tàu ngầm có lợi cho Thái Lan tấn công cướp biển và buôn lậu.

Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới - Hình 8

Hải quân Singapore sẽ nhập khẩu tàu ngầm của Đức

Đông Bình (Tổng hợp)

Theo giaoduc

Quyền lợi của Việt Nam sẽ không mất đi vì "đá hóa đảo" của Trung Quốc

Theo báo Đức, ở Biển Đông, Tập Cận Bình muốn gì thì ông ta sẽ lấy cái đó. Trong ý thức của ông ta, Biển Đông là thứ thuộc về ông ta.

Quyền lợi của Việt Nam sẽ không mất đi vì đá hóa đảo của Trung Quốc - Hình 1

Hình ảnh minh họa trên báo Đức (nguồn dw.de)

Philippines : vấn đề Biển Đông mấu chốt nằm ở "đường chín đoạn"

Đài tiếng nói nước Đức vừa có bài viết cho rằng, về vấn đề chủ quyền đảo đá ở Biển Đông, tuần này, Philippines và Trung Quốc lại diễn ra một cuộc khẩu chiến lớn. Philippines trước hết tuyên bố sẽ quay trở lại sửa chữa công trình sân bay trên đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" đối với vấn đề này. Bộ Ngoại giao Philippines phản hồi: so với hành động lấn biển quy mô lớn của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, Philippines sửa chữa sân bay thực ra không thể đánh đồng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose vào thứ Bảy nói rằng, việc Trung Quốc trước đó công kích Philippines khôi phục thi công trên đảo ở Biển Đông "sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề thực sự trên Biển Đông". Theo Charles Jose, vấn đề thực sự của Biển Đông nằm ở "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò) do Trung Quốc vẽ ra một cách bất hợp pháp (tức là vẽ bậy vẽ bạ).

"Đường chín đoạn" ban đầu do Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố vào năm 1947, khi đó gọi là "đường 11 đoạn", tức là trên bản đồ sử dụng 11 đoạn đường ảo để đưa khoảng 90% diện tích Biển Đông vào bản đồ Trung Quốc. Việc phân định ranh giới của bản đồ này cũng cơ bản là kế thừa của Chính phủ Trung Quốc sau này.

Bộ Ngoại giao Philippines vào thứ Bảy tái khẳng định, Philippines "có chủ quyền" đối với vùng biển tranh chấp, nước này có kế hoạch sửa chữa công trình quân sự trên đảo, đá ngầm "không thể đánh đồng với hoạt động lấn biển quy mô lớn của Trung Quốc, hành vi của Trung Quốc vừa vi phạm luật pháp quốc tế, cũng đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng khu vực này một cách không cần thiết".

Quyền lợi của Việt Nam sẽ không mất đi vì đá hóa đảo của Trung Quốc - Hình 2

Hình ảnh minh họa trên báo Đức về khu vực Biển Đông (nguồn dw.de)

Các học giả địa chất cho rằng, đáy biển Biển Đông tàng trữ tài nguyên dầu khí phong phú; vùng biển này cũng là tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, hàng năm tổng kim ngạch hàng hóa vận chuyển trên 5.000 tỷ USD. Ngoài Trung Quốc và Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng đều tuyên bố có chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần đảo, đá ngầm Biển Đông. Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông cũng là vấn đề nóng lâu dài của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tạo ra mối đe dọa đối với sự ổn định khu vực.

Vào thứ Sáu, Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao của họ có tên là Hoa Xuân Oánh cho rằng, họ "quan ngại nghiêm trọng" về việc Philippines có kế hoạch tu sửa đường băng sân bay trên đảo Thị Tứ. Hoa Xuân Oánh nói, quyết định của Philippines "không chỉ chà đạp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, mà còn lộ ra bản chất đạo đức giả của Philippines" - giọng chửi bới thường thấy của một số quan chức ngoại giao "nước lớn".

Năm 2014, Philippines đã chấm dứt công tác tu sửa đường băng đảo Thị Tứ, lo ngại công trình này sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với vụ kiện trọng tài quốc tế của nước này. Năm 2013, Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài quốc tế ở La Hay, Hà Lan, cho rằng, yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc đã vi phạm "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển", đồng thời yêu cầu trọng tài phân xử. Tòa án trọng tài có thể sẽ đưa ra phán quyết vào đầu năm 2016. Trong khi đó, Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, cho rằng chủ trương của Philippines "thiếu căn cứ pháp lý".

Quyền lợi của Việt Nam sẽ không mất đi vì "đá hóa đảo" phi pháp của Trung Quốc

Trên Đài tiếng nói nước Đức mấy ngày qua còn có một bài viết khác, cho rằng, những năm gần đây Trung Quốc đang bành trướng mạnh mẽ trên Biển Đông; Bắc Kinh đang thông qua mở rộng đảo nhân tạo để nhấn mạnh yêu sách lãnh thổ (phi pháp) của họ đối với "vùng biển tranh chấp".

Quyền lợi của Việt Nam sẽ không mất đi vì đá hóa đảo của Trung Quốc - Hình 3

Trung Quốc đang xây dựng phi pháp sân bay, bến cảng ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn dw.de)

Theo các nguồn tin như tờ "Jane's Defense Weekly" Anh, Trung Quốc đang mở rộng đảo nhân tạo nhanh chóng ở vùng biển quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Ảnh chụp vệ tinh mới nhất cho thấy, công trình trên đá ngầm Gaven trong một năm nhanh chóng mở rộng, đã tăng mới một bãi đáp máy bay trực thăng, một con đê dài, một đoạn khác của đê là một đảo nhân tạo mới xây vào tháng 3 năm 2014.

Trong khi đó, ở đá ngầm Tư Nghĩa, gần đây đã tăng thêm 2 bến tàu, một bãi đáp trực thăng và 1 công trình bê tông... Trên đá Chữ Thập, cách đây không lâu vẫn chỉ có một công trình xây dựng nhỏ; nhưng từ năm 2014, thông qua lấn biển, bồi đắp (phi pháp), hiện nay diện tích đá ngầm này đã đủ để thi công đường băng máy bay và bến tàu. Hơn nữa 2 công trình này rõ ràng đang được thi công (phi pháp).

Mỹ cho rằng, trong 2 - 3 năm qua, diện tích lấn biển, bồi đắp mới của Trung Quốc trên các hòn đảo ở Biển Đông đã vượt tổng số bồi đắp của các nước trong mấy chục năm qua. Trung Quốc cho rằng, việc này thuộc "chủ quyền lãnh thổ" (yêu sách phi pháp, vô lý - hệ quả từ các cuộc chiến tranh xâm lược biển đảo Việt Nam) của họ; họ còn nói rằng, (mở rộng đá ngầm phi pháp) là để "cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân viên làm việc trên biển" của họ. Nhưng dư luận nghi ngờ, Trung Quốc đang xây dựng các tiền đồn quân sự ở Biển Đông.

Theo bài báo, thông quá mở rộng đá ngầm ở Biển Đông, Bắc Kinh đang muốn làm cho yêu sách lãnh thổ (phi pháp) của họ trở thành "sự thực đã rồi". Nhưng, khi phân định lãnh thổ, thông thường chỉ xét tới diện tích tăng tự nhiên, chứ không phải công trình mở rộng nhân tạo. Vì vậy, về pháp lý, việc xây dựng rầm rộ (phi pháp của Trung Quốc) hoàn toàn không thể gây ảnh hưởng mang tính quyết định tới cục diện.

Trong tranh chấp Biển Đông, các bên như Malaysia, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Brunei hoàn toàn không vì vậy mà mất đi quyền lợi của họ. Trong khi đó, ở góc độ đấu tranh chính trị quyền lực, họ lại thực sự ở vào tình hình bất lợi.

Quyền lợi của Việt Nam sẽ không mất đi vì đá hóa đảo của Trung Quốc - Hình 4

Căn cứ quân sự hải-không quân Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong tương lai (ảnh tưởng tượng từ các trang mạng Trung Quốc)

Đối với Trung Quốc, mở rộng đá ngầm cũng có tính toán quân sự nhất định. Khác với tình hình biển Hoa Đông, lực lượng đường không của Trung Quốc không thể tiến hành tuần tra thường lệ (phi pháp) đối với Biển Đông rộng lớn. Trung Quốc thiếu cơ sở tiếp tế ở Biển Đông. Trong khi đó, thông qua thi công (phi pháp) công trình mới, Quân đội Trung Quốc có thể theo dõi (phi pháp) có hiệu quả hơn vùng biển này.

Theo bài viết, khác với Tổng thống Nga Vladimir Putin, lãnh đạo Trung Quốc - Tập Cận Bình hoàn toàn không cần dựa vào cường quyền để bành trướng lãnh thổ, thực hiện lợi ích chính trị quyền lực của ông ta (? Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974, xâm lược 1 phần Trường Sa năm 1988...; xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam năm 2014). Nhưng, theo bài báo, phương thức hành vi của Tập Cận Bình cũng không có gì khác với Putin. Ở Biển Đông, ông ta muốn gì thì ông ta sẽ lấy cái đó. Trong ý thức của ông ta, Biển Đông là thứ thuộc về ông ta.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024

Tin đang nóng

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ
10:15:52 08/11/2024
Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài
08:06:56 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Sao nam hạng A ế vợ vì keo kiệt bủn xỉn, có 1,4 triệu đồng cũng không chịu chi?
07:50:23 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: tốn kém, sít sao nhưng rồi nhanh ngã ngũ

09:09:16 08/11/2024
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 từ chỗ tốn kém nhất, sít sao và nhiều bước ngoặt nhất đã ngã ngũ một cách nhanh chóng.

Vì sao bà Harris thất bại trước ông Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2024?

09:02:30 08/11/2024
Một số chuyên gia đã nêu bật những trở ngại chính góp phần vào lý do Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thua trước cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2024.

Israel thỏa thuận mua hàng chục tiêm kích F-15IA từ viện trợ quân sự của Mỹ

08:58:40 08/11/2024
Trong thỏa thuận trị giá 5,2 tỉ USD có 25 tiêm kích F-15IA với lựa chọn mua thêm 25 chiếc nữa, toàn bộ được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm tích hợp công nghệ tiên tiến của Israel.

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng tháng Mười Nga

08:56:37 08/11/2024
Cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917 tại nước Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự phát triển vũ bão công nghiệp, xã hội và văn hoá mà những thành tựu của nó được dành cho tất cả mọi nguời trong xã hội thụ hưởng.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bổ nhiệm bà Susie Wiles làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng

08:54:57 08/11/2024
Chánh Văn phòng Nhà Trắng là vị trí đầu tiên trong chính quyền mới được Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố. Đây là vị trí bổ nhiệm không cần sự phê chuẩn của Thượng viện Mỹ.

Philippines đối phó bão Yinxing

08:49:43 08/11/2024
Với sức gió mạnh nhất lên tới 175 km/giờ, bão Yinxing có thể đổ bộ vào miền bắc Philippines vào cuối ngày hoặc sáng sớm mai 8.11, theo AFP dẫn lại thông báo từ cơ quan thời tiết nhà nước Philippines.

Đa số nghị sĩ Quốc hội Đức ủng hộ nghị quyết chống chủ nghĩa bài Do Thái

08:29:32 08/11/2024
Trong trường hợp có hành vi bài Do Thái ở trường học và trường đại học ở Đức, nghị quyết kêu gọi loại bỏ những người để xảy ra tình trạng này hoặc thậm chí đuổi việc họ.

Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ

08:27:32 08/11/2024
Nhân vật này nói thêm rằng sự thay đổi lãnh đạo ở Mỹ hay áp lực quân sự đều không thể thay đổi lập trường của nhóm này về vấn đề Palestine.

Phi hành gia nhập viện sau khi về trái đất hiện ra sao?

08:19:55 08/11/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã cập nhật tình hình của phi hành gia nhập viện sau khi từ Trạm không gian quốc tế (ISS) hồi cuối tháng trước.

Ai sẽ làm bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao dưới thời 'Trump 2.0'?

08:07:26 08/11/2024
Nhiều tên tuổi nổi bật trong cuộc đua giữ những chức vụ hàng đầu trong chính quyền nhiệm kỳ mới mà ông Donald Trump sẽ cầm quyền sau khi được dự phóng đắc cử.

Chuyện gì đang xảy ra ở chính trường Đức?

08:02:55 08/11/2024
Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa cách chức bộ trưởng Tài chính, báo hiệu sự sụp đổ của liên minh chính phủ đương nhiệm.

Công tố viên đặc biệt có động thái mới về hai vụ kiện chống ông Trump

07:58:03 08/11/2024
Chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 không chỉ đưa ông trở lại Nhà Trắng mà còn giúp ông thoát khỏi các cuộc chiến pháp lý, theo AFP.

Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh chụp bóng lưng của người phụ nữ U60 khiến hàng triệu người xấu hổ

Sao châu á

13:16:09 08/11/2024
Theo Sina, những ngày qua Lưu Hiểu Khánh trở thành tâm điểm chú ý của công chúng khi lộ chuyện thoại tình với nhiếp ảnh gia kém 20 tuổi, thời điểm đó, nữ diễn viên cũng đã bước sang tuổi 65.

Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk

Tin nổi bật

13:15:22 08/11/2024
Quân khu 5 đã treo thưởng 10 triệu đồng cho người dân nào tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở khu vực rừng núi thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk).

HOT: BIGBANG sẽ tái hợp, xác nhận ra 1 bài hát mới

Nhạc quốc tế

13:13:07 08/11/2024
Sân khấu MAMA 2024 cũng sẽ là cột mốc mang tính lịch sử khi trở thành màn trình diễn trọn vẹn đầu tiên của BIGBANG sau 7 năm 10 tháng.

Như Quỳnh: "Tôi mong Hồ Văn Cường chứng minh được đạo đức của mình"

Sao việt

13:09:18 08/11/2024
Còn lại, những cái gì bên trong của cuộc sống thì tôi nghĩ rằng Hồ Văn Cường sẽ biết mình đang muốn gì, làm gì, nghĩ gì - Như Quỳnh chia sẻ.

Mỹ nhân cổ trang Việt được khen nức nở vì quá xinh, visual đúng chuẩn tiểu thư quyền quý

Hậu trường phim

12:55:58 08/11/2024
Bộ phim Tham Vọng Giàu Sang của đài THVL hiện đang là một tác phẩm nhận được khá nhiều sự quan tâm từ khán giả.

Ngồng tỏi xào với con này vừa ngon lại lạ miệng, cả nhà chỉ muốn xới thêm cơm

Ẩm thực

12:53:34 08/11/2024
Món ăn vừa ngon, thơm nức lại có chút đậm đà, lạ miệng, ai ăn cũng mê tít ngay từ lần đầu thưởng thức. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ

Netizen

12:43:14 08/11/2024
16 năm sống với mẹ kế, chị Bé Lem (SN 1994, quê Gia Lai) đã có cái nhìn khác biệt về mối quan hệ dì ghẻ - con chồng vốn được cho là khó lòng hòa thuận này.

Khởi tố đối tượng chống đối tổ kiểm tra nồng độ cồn, tấn công CSGT

Pháp luật

12:20:37 08/11/2024
Ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Thuận An ( Bình Dương) đã ra quyết định khởi tố bị can về hành vi chống người thi hành công vụ đối với Vũ Quyết Thắng, SN 1995, ngụ TP Hồ Chí Minh.

Ngắm bộ sưu tập chần bông độc đáo sắc màu của nhà thiết kế Đức Hùng

Thời trang

12:06:49 08/11/2024
Hoa hậu H Hen Niê đã thể hiện và truyền tải cảm xúc đúng với tinh thần của bộ sưu tập: sự giao thoa tinh tế giữa áo chần bông truyền thống pha lẫn hơi thở hiện đại trong cách thiết kế và kiểu dáng.

Gu thời trang khiến ai cũng 'sợ' của rapper MCK

Phong cách sao

11:22:00 08/11/2024
Khán giả Việt lần đầu biết đến MCK qua vai trò là thí sinh chương trình Rap Việt mùa 1. Khi đó anh được giám khảo gọi là thiên tài , tuy nhiên sau này phong cách lập dị của nam rapper đã khiến nhiều người ngán ngẩm.

Thật không thể tin 6 món giá "bèo" mua ngay ở chợ lại có những cách tận dụng tuyệt vời như thế này!

Sáng tạo

11:04:00 08/11/2024
Mặc dù bồn rửa bát đã có thiết kế giỏ lọc nhưng nhiều gia đình vẫn thường dùng thêm túi lưới để thuận tiện cho việc vứt rác. Một món đồ tiện ích như thế, hiển nhiên mẹ tôi cũng phải mua ngay về nhà.