Thái Lan kêu gọi Myanmar, Malaysia cùng giải quyết nạn buôn người
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha kêu gọi một cuộc gặp ba bên với Malaysia và Myanmar để tìm giải pháp đối phó nạn buôn người sau khi phát hiện mồ chôn tập thể khổng lồ ở miền nam Thái Lan, theo Reuters ngày 8.5.
Mồ chôn tập thể được phát hiện tại tỉnh Songkhla, Thái Lan – Ảnh: Reuters
Đầu tháng 5.2015, giới chức Thái Lan đã phát hiện một mồ chôn tập thể ở tỉnh Songkhla, gần biên giới với Malaysia, trong đó có 26 thi thể được cho là những người nhập cư lậu từ Myanmar và Bangladesh. Tiếp đó, ngày 6.5, sáu thi thể khác tiếp tục được tìm thấy tại phường Ban Taloh Moo 8, cũng tại Songkhla. Ngoài ra, Thái Lan cũng phát hiện ba trại được cho là nơi giam giữ các nạn nhân của nạn buôn người.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha khẳng định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, cần xử lý quyết liệt vì ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Thái Lan. “Phải diệt trừ tận gốc bọn buôn người, không để Thái Lan trở thành điểm trung chuyển của chúng nữa”, Thủ tướng Chan-ocha cho biết.
Ngày 8.5, ông Prayuth Chan-ocha đã lệnh cho Bộ Ngoại giao nước này liên lạc với phía Malaysia và Myanmar để họp bàn ba bên nhằm giải quyết vấn nạn buôn người. Ông Chan-ocha cho biết cuộc họp có thể sẽ diễn ra vào cuối tháng 5.
Theo ông Chan-ocha, vấn nạn buôn người phải được giải quyết từ điểm gốc, nghĩa là ở Bangladesh và bang Rakhine của Myanmar.
Video đang HOT
Cảnh sát hoàng gia Thái Lan cho biết 8 người đã bị bắt giữ, trong đó có 7 người Thái Lan và 1 người Myanmar, vì nghi ngờ có liên quan đến mạng lưới buôn người. Cảnh sát cũng nói thêm rằng một nhân vật đầu sỏ của mạng lưới buôn người trong khu vực đã bị bắt, theo Reuters.
Cũng theo Reuters, hàng nghìn người di cư từ Bangladesh và miền tây Myanmar ra nước ngoài tìm việc. Họ thường trở thành nạn nhân của bọn buôn người, bị đưa tới và giam giữ tại các khu rừng nhiệt đới ở Thái Lan. Bọn buôn người sau đó đòi tiền chuộc hoặc bán họ sang Malaysia. Tình trạng này không chỉ gây lo ngại cho Thái Lan mà cả ở các nước láng giềng trong khu vực.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Bangladesh dùng "độc chiêu" dẹp nạn tiểu tiện đường phố
Để giải quyết vấn nạn đái đường, giới chức Bangladesh đã dùng "độc chiêu" hiệu quả đến không ngờ: những tấm biển "Cấm tiểu nơi đây" bằng tiếng Ả-rập.
Để giải quyết vấn nạn đái đường, giới chức Bangladesh đã dùng "độc chiêu" hiệu quả đến không ngờ: những tấm biển "Cấm tiểu nơi đây" bằng tiếng Ả-rập.
Để giải quyết vấn nạn đái đường, giới chức Bangladesh đã dùng "độc chiêu" hiệu quả đến không ngờ: những tấm biển "Cấm tiểu nơi đây" bằng tiếng Ả-rập.
Khẩu hiệu mới "Cấm tiểu nơi đây" bằng tiếng Ả-rập. Ảnh: Reuters
Bất kỳ nơi đâu ở đất nước Bangladesh, kể cả những thành phố lớn như Dhaka, người ta cũng có thể thấy thói xấu này của người dân, nhất là nam giới.
Bất chợt khi đang đi trên đường, họ có thể dừng lại mọi lúc, quay mặt vào tường và vô tư tiểu, cho dù sau lưng họ dòng người, xe cộ vẫn ồn ào qua lại.
Trong vòng 5 năm qua, lãnh đạo thủ đô Dhaka cho lắp đặt 100 nhà vệ sinh công cộng nhưng cũng không dẹp được "giặc đái đường".
"Tôi không hiểu tại sao người ta có thể vô tư đứng tiểu ngoài đường. Trong khi trong các ngôi đền thánh, nhà vệ sinh không thiếu và mở cửa phục vụ công chúng", ông Matior Rahman, Bộ trưởng phụ trách vấn đề tôn giáo của Bangladesh, bức xúc phát biểu.
RT cho biết để đối phó với vấn nạn tiểu tiện ngoài đường, giới chức Bangladesh vừa qua đưa ra một biện pháp cực kỳ đơn giản nhưng mang lại kết quả vô cùng lớn khiến họ phải ngạc nhiên.
Họ thay đổi tất cả các khẩu hiệu "cấm tiểu" trên tường ở khu công cộng bằng những ký tự lạ hoắc với người dân, tức thì nạn "đái đường" biến mất.
"Chiến dịch thành công một cách bất ngờ chỉ bằng động tác xóa đi những lời cảnh báo bằng tiếng Bangladesh và thay vào đó là tiếng Ả-rập với cùng nội dung", phát ngôn viên Bộ các vấn đề tôn giáo Bangladesh nói.
Giới chức bộ này giải thích sở dĩ chiến dịch thay đổi thói quen của người dân nhanh chóng là do sự kính trọng kinh Koran của người dân Bangladesh. Phần đông người Bangladesh theo đạo Hồi và xem những ký tự Ả-rập là biểu trưng của thần thánh.
Điều ngạc nhiên hơn là mặc dù hầu hết người dân Bangladesh không đọc được ký tự Ả-rập, nhưng vì kinh Koran được viết theo mẫu tự này, người dân sợ hành động phóng uế của mình sẽ xúc phạm thần thánh.
Họ tự động dừng thói quen "tiểu đường" mỗi khi nhìn thấy ký tự Ả-rập. Thậm chí, nhiều người đang chuẩn bị "trút bầu tâm sự", bất chợt nhìn thấy ký tự Ả-rập liền lập tức bỏ chạy.
Một đoạn video clip kéo dài hai phút ghi lại nạn tiểu đường và chiến dịch tuyên truyền của giới chức Bangladesh lan truyền trên mạng, kể cả Facebook, cho thấy sự thành công của chiến dịch.
Tuy nhiên, giáo chủ Hồi giáo có tiếng ở Bangladesh, ông Fariduddin Masud, chỉ trích chiến dịch này. "Không ai có quyền sử dụng ngôn ngữ của kinh Koran để làm một chiến dịch như thế. Người dân kính trọng ký tự Ả-rập, nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ tha thứ cho hành động đó với mục ngăn chặn mọi người phóng uế (ở nơi công cộng)", giáo chủ Masud phát biểu gay gắt trên báo mạng Natunbarta.
Theo Minh Quang/TNO
Bangladesh dùng 'chiêu độc' dẹp nạn tiểu tiện trên đường phố Giới chức Bangladesh trong một thời gian dài phải "đau đầu" với vấn nạn đái đường. Giải pháp đơn giản và hiệu quả đến không ngờ: những tấm biển "cấm đái" bằng tiếng Ả Rập. Khẩu hiệu mới "Cấm tiểu nơi đây" bằng tiếng Ả rập -Ảnh: Reuters Bất kỳ nơi đâu ở đất nước Bangladesh, kể cả những thành phố lớn như...