Thái Lan hỗ trợ du khách Nga và Ukraine bị mắc kẹt
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, các nhà chức trách Thái Lan đang cho phép gia hạn thị thực mà không phải trả phí đăng ký cho hơn 7.000 du khách là công dân Nga và Ukraine đang ở nước này, trong khi chính phủ xem xét các biện pháp hỗ trợ những người bị ảnh hưởng do các các chuyến bay quốc tế bị hủy.
Hành khách đeo khẩu trang phòng bệnh COVID-19 khi làm thủ tục tại sân bay quốc tế Sheremetyevo ở Moskva, Nga ngày 1/8/2020. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Người đứng đầu Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) Yuthasak Supasorn cho biết Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) đã yêu cầu các cơ quan liên quan tìm hiểu tác động của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và đề xuất lên nội các những giải pháp giúp đỡ du khách bị mắc kẹt ở Thái Lan. Tờ Bangkok Post dẫn lời ông Yuthasak nói rằng có khoảng 7.000 khách du lịch từ hai quốc gia nói trên đang lưu trú tại 4 khu vực du lịch là Phuket, Koh Samui, Pattaya và Krabi.
Để giảm thiểu tác động ngắn hạn, khách du lịch từ Nga và Ukraine có thể gia hạn thị thực 30 ngày (lệ phí 1.900 baht, tương đương 57,30 USD) mà không phải trả phí đăng ký. Đối với những khách du lịch không thể trở về nhà, cho dù do chuyến bay bị đình chỉ hoặc bất ổn chính trị, và không có khả năng chi trả cho việc ở lại Thái Lan, chính phủ có kế hoạch cung cấp cho họ chỗ ở tạm thời.
Liên quan đến các giao dịch qua ngân hàng Nga và thẻ tín dụng bị chặn, các nhà khai thác du lịch đang làm việc với UnionPay, một nền tảng thanh toán từ Trung Quốc, để cung cấp kênh này cho du khách Nga. Các hiệp hội du lịch cũng đề nghị chính phủ xem xét việc sử dụng khẩn cấp các loại tiền điện tử để cho phép khách du lịch có một hệ thống thanh toán thay thế trong tình huống hiện nay và cho các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai.
Theo ông Yuthasak, một mối quan tâm khác là bảo hiểm y tế của khách du lịch, với một số bệnh viện tư nhân không sẵn sàng cung cấp các dịch vụ y tế cho bệnh nhân COVID-19 từ Nga do lệnh trừng phạt tài chính và phương thức thanh toán bị gián đoạn. Chính phủ Thái Lan phải tìm kiếm các giải pháp để đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ được điều trị thích hợp nếu cần thiết. Đối với những người muốn về nước, Chính phủ Nga có thể sắp xếp các chuyến bay hồi hương cho công dân của họ, tuy nhiên Thái Lan sẽ không trục xuất bất kỳ du khách nào về nước nếu không có sự đồng ý của họ.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Phuket, ông Bhummikitti Raktaengam, cho biết việc hủy các chuyến bay của hai hãng hàng không Nga là S7 Airlines và Aeroflot chắc chắn ảnh hưởng đến thị trường Nga vì các đường bay trực tiếp của hai hãng này bao phủ một phần rộng lớn ở Nga, chia sẻ khoảng 70% thị trường này với Phuket. Hiện có khoảng 3.500-4.000 du khách Nga và 300-400 du khách từ Ukraine vẫn đang ở lại hòn đảo nghỉ dưỡng Phuket.
Video đang HOT
Trong thời gian từ 1-6/3, du khách từ Nga luôn chiếm số đông tại các khu nghỉ dưỡng trên biển Andaman với tổng số 3.500 du khách. Thời gian lưu trú trung bình là khoảng 10 ngày cho mỗi chuyến đi. Ông Bhummikitti cho biết trong hai tuần tới, các nhà điều hành du lịch, các nhà chức trách nhà nước và lãnh sự quán Nga phải làm việc cùng nhau để tạo điều kiện cho du khách ở lại Thái Lan.
Ấn Độ gồng mình chống đỡ tác động từ chiến sự Nga - Ukraine
Chiến sự Nga - Ukraine đang gây ra những khó khăn đối với Ấn Độ. Đơn cử, khoảng 60-70% vũ khí của Ấn Độ, bao gồm máy bay chiến đấu, xe tăng và hệ thống tên lửa, mua từ Nga.
Với việc nguồn cung dầu ăn sang Ấn Độ bị cắt giảm, giá dầu ăn sẽ tăng lên khiến tình trạng lạm phát leo thang (Ảnh: AFP).
Chiến sự Nga - Ukraine đã gây nhiều sóng gió tới nền kinh tế thế giới và khiến giá dầu ăn leo thang chóng mặt do lo ngại về việc gián đoạn. Mọi việc xảy ra vào thời điểm nền kinh tế Ấn Độ đang dần hồi phục sau làn sóng Covid-19 thứ ba.
Hiện các nhà nhập khẩu dầu hướng dương tại quốc gia Nam Á này đã nhanh chóng chạy đua tìm kiếm nguồn cung thay thế. Ấn Độ nhập khẩu 200.000 tấn dầu hướng dương mỗi tháng, trong đó 70% đến từ Ukraine, 20% từ Nga và 10% còn lại từ Argentine.
Với việc nguồn cung sang Ấn Độ bị cắt giảm, giá dầu ăn sẽ tăng lên, khiến tình trạng lạm phát càng nghiêm trọng hơn. Tình trạng lạm phát lương thực ở nước này tăng vọt lên 5,4% trong tháng 1, từ mức 1% chỉ 5 tháng trước.
"Chúng tôi không biết tình hình sẽ kéo dài bao lâu và các biện pháp trừng phạt sẽ nhằm vào các lô hàng nào", ông Pradeep Chowdhry, giám đốc điều hành nhà sản xuất và nhập khẩu dầu ăn Gemini Edibles & Fats India, cho biết. "Điều này đã xảy ra vào thời điểm mà mọi thứ đang bình thường hóa sau làn sóng dịch Covid-19 nghiêm trọng thứ ba. Nhu cầu ngày càng tăng và du lịch đã bắt đầu hồi sinh".
Ấn Độ, giống như nhiều quốc gia khác, đang nỗ lực sẵn sàng ứng phó tác động của cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc ở Ukraine.
Thương mại của Ấn Độ với Ukraine và Nga không quá sâu rộng như với Trung Quốc và Mỹ, nhưng sẽ vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng trong các lĩnh vực cụ thể như phân bón, khí đốt và than cốc.
Kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ với Ukraine đạt 3,1 tỷ USD vào năm 2021, trong khi với Nga ở mức 11,9 tỷ USD. DBS Group Research cho rằng, mặc dù kim ngạch thương mại của Ấn Độ với Ukraine và Nga, không bao gồm quốc phòng, vẫn ở mức khiêm tốn, nhưng lo ngại lớn là ở lĩnh vực năng lượng.
Giá dầu leo thang đặt ra thách thức lớn đối với Ấn Độ, quốc gia đã nhập khẩu 196,5 triệu tấn dầu thô trong tài khóa 2020-2021.
Theo công ty nghiên cứu Nomura của Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan và Philippines sẽ là những quốc gia ở châu Á có thể chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi những diễn biến ở Ukraine gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế thế giới.
Theo ông Victor N. Kladov, Giám đốc hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của tập đoàn quốc phòng Roste, hệ thống quốc phòng Ấn Độ cũng phụ thuộc phần lớn vào Nga, với các thỏa thuận quốc phòng trị giá 15 tỷ USD được ký từ năm 2018 đến năm 2021.
Khoảng 60-70% vũ khí của Ấn Độ, bao gồm máy bay chiến đấu, xe tăng và hệ thống tên lửa mua từ Nga.
Hiện tại, Ấn Độ đang tìm kiếm các khinh hạm tàng hình, thành lập một nhà máy sản xuất súng trường tấn công AK-203 ở Ấn Độ hợp tác với Nga và mua 600.000 khẩu súng trường tấn công AK-203 của Moscow.
Khi Nga đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế nặng nề hiện nay, kế hoạch nhập khẩu vũ khí này hiện đang gặp nhiều khó khăn, nhất là vào thời điểm Ấn Độ đang hiện đại hóa quân đội để đối phó với Trung Quốc và Pakistan tại khu vực biên giới tranh chấp.
"Sẽ có nhiều tác động từ các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt (đối với hàng nhập khẩu quốc phòng). Việc chuyển giao công nghệ sẽ rất khó khăn", cựu tướng Ấn Độ Rahul K. Bhonsle, người điều hành công ty tư vấn Security Risks Asia, cho biết.
Ông Bhonsle lưu ý, dù New Delhi nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp quốc phòng của, nhưng "về lâu dài, hợp tác công nghệ quân sự Ấn Độ-Nga vẫn sẽ tiếp tục bất chấp những trở ngại".
"Chúng tôi đã liên tục nhận được thiết bị mới từ Nga. Khi không có thiết bị mới thay thế, các nước khác không thể cung cấp cho Ấn Độ do hạn chế về công nghệ hoặc giá cả vũ khí của họ quá đắt", ông nhấn mạnh.
Thái Lan chuẩn bị kế hoạch sơ tán công dân khỏi Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ trưởng Lao động Thái Lan Suchart Chomklin cho biết Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã bày tỏ lo ngại về tình trạng của của người dân Thái Lan ở Ukraine trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Ukraine và Nga. Bộ trưởng Lao động Thái Lan Suchart Chomklin. Ảnh: NationThailand Bộ trưởng Suchart nói rằng Thủ...