Thái Lan dự kiến rút toàn bộ 812 binh sỹ khỏi Sudan
Bắt đầu từ ngày 5/6, Thái Lan sẽ rút toàn bộ 812 binh sỹ thuộc đơn vị đặc nhiệm “Thai – Darfur 980″ về nước sau khi kết thúc sứ mệnh gìn giữ hòa bình kéo dài một năm ở khu vực Darfur, miền Tây Sudan.
Binh sỹ Sudan tại thành phố dầu mỏ Heglig ở vùng biên giới giáp Nam Sudan ngày 24/4. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Quyết định rút quân đã được Chính phủ Thái Lan đưa ra từ ngày 20/3, do lo ngại tình hình bạo lực gia tăng tại Sudan có thể gây tổn thất cho quân đội nước này.
Một nguồn tin trong giới quân sự cho biết Liên hiệp quốc đã yêu cầu chính phủ Campuchia đưa quân sang Sudan thế chỗ, đồng thời đề nghị Chính phủ Thái Lan tiếp tục cử quân đội tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Lebanon.
Cuộc xung đột ở Darfur nổ ra từ năm 2003 đã khiến hơn 480 nghìn người thiệt mạng. Liên hiệp quốc đã đưa lực lượng gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo đến khu vực này sau khi Hiệp định hòa bình Darfur được ký kết năm 2006./.
Theo TTXVN
Sudan rút cảnh sát khỏi khu vực tranh chấp Abyei
Ngày 1/6, Sudan cho biết đã rút lực lượng cảnh sát khỏi khu vực tranh chấp Abyei, loại bỏ một trở ngại đang có nguy cơ làm rắc rối tiến trình đàm phán hòa bình với láng giềng Nam Sudan.
Tổng thống Sudan Omar al-Bashir (phải) và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Vấn đề Abyei là một bài toán khó giải quyết giữa Sudan và Nam Sudan, hai nước từng suýt rơi vào một cuộc chiến toàn diện hồi tháng trước khi căng thẳng biên giới leo thang dẫn tới giao tranh.Trước đó, theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như Liên minh châu Phi (AU), Nam Sudan đã rút toàn bộ quân khỏi Abyei.
Ngày 31/5, Sudan tuyên bố cũng đã thực hiện động thái tương tự song vẫn giữ lại lực lượng cảnh sát. Tuy nhiên, một ngày sau đó, hãng thông tấn quốc gia Sudan SUNA dẫn lời người phát ngôn quân đội nước này nói rằng việc đưa lượng cảnh sát ở Abyei (gồm 169 người) ra khỏi khu vực này đã hoàn tất trong chiều 1/6.
Đây được xem là câu trả lời của Khartoum cho việc ngày 1/6, Nam Sudan cho biết đã khiếu nại Sudan lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, kêu gọi cơ quan quyền lực này áp đặt trừng phạt Khartoum vì vẫn duy trì hiện diện ở Abyei cũng như tiếp tục các đợt không kích vào lãnh thổ Nam Sudan.
Khiếu nại trên dẫn chứng hơn 100 cuộc tấn công vào các làng xã, thị trấn của Nam Sudan kể từ tháng 11 năm ngoái.
Việc Sudan khẳng định đã rút toàn bộ quân đội và cảnh sát khỏi Abyei hứa hẹn tạo không khí thuận lợi cho tiến trình đàm phán đang được nối lại.
Ngày 30/5, các nhà đàm phán hàng đầu của Sudan và Nam Sudan đã có cuộc gặp tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia để tiến hành cuộc đàm phán đầu tiên kể từ khi giao tranh đẫm máu bùng phát hồi tháng trước.
Những cuộc đàm phán do AU khởi xướng này đã bị đình trệ thời gian qua do các vụ đụng độ ác liệt tại khu vực biên giới hai nước, tình trạng đối đầu tồi tệ nhất kể từ khi Nam Sudan tuyên bố độc lập vào tháng 7/2011.
Tuy nhiên, theo nhận định của giới ngoại giao, sẽ khó có bước đột phá nhanh chóng trong đàm phán bởi hai bên có nhiều bất đồng từ tranh chấp biên giới, phí xuất khẩu dầu mỏ cho đến vấn đề Abyei, khu vực màu mỡ nhiều đồng cỏ cũng như có trữ lượng dầu mỏ./.
Theo TTXVN
Sudan tuyên bố sẵn sàng rút quân đội khỏi Abyei Vòng đàm phán mới giữa Sudan và Nam Sudan sẽ diễn ra tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia vào ngày 29/5 nhằm tìm giải pháp cho các bất đồng hiện nay giữa hai nước. Tổng thống Sudan Omar al-Bashir (phải) và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir. (Nguồn: Internet)Vòng đàm phán mới diễn ra trong bối cảnh Sudan tuyên bố sẵn sàng...