Thái Lan định hướng phát triển các trung tâm dữ liệu ‘xanh’ hàng đầu khu vực
Thái Lan hiện đang dẫn đầu những trung tâm dữ liệu tiên tiến nhất trong khu vực cho các dịch vụ đám mây và cho thuê máy chủ và sản xuất năng lượng tái tạo phục vụ cho nhu cầu của chính cơ sở.
Trung tâm dữ liệu xanh SUPERNAP (Thái Lan). Ảnh Tech Wire Asia
Trên thế giới, nhu cầu về những trung tâm dữ liệu xanh, thân thiện môi trường và giảm tiêu hao năng lượng, phát thải carbon tiếp tục gia tăng, Thái Lan cũng tiến một bước để biến điều đó thành hiện thực.
Trong Hội nghị thượng đỉnh APEC 2022, Thái Lan tuyên bố nỗ lực đạt được sự cân bằng giữa hiệu suất và tính bền vững, ưu tiên sự ổn định và tăng trưởng, đồng thời chú trọng đến sự nhất quán trong tăng trưởng bền vững, cho phép đất nước phát triển mạnh nhiều năm tới.
Chuyển đổi kỹ thuật số, được tích hợp trên tất cả các lĩnh vực của xã hội, được xác định là một trong những yếu tố then chốt tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế tổng thể của đất nước. Các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ, đây là cách duy nhất để đạt được một Thái Lan 4.0 một cách bền vững. Nhiều ngành công nghiệp đang dần ‘xanh hóa’, bao gồm tài chính xanh, giao thông xanh với EV ( xe điện) và tiêu chuẩn khách sạn xanh.
Trong sự nhất quán phát triển bền vững, sáng kiến trung tâm dữ liệu xanh của Thái Lan cũng đang là mục tiêu ưu tiên trong chuyển đổi số. Thái Lan hiện đang dẫn đầu, không chỉ có những trung tâm dữ liệu tiên tiến nhất trong khu vực cho các dịch vụ đám mây và cho thuê máy chủ mà còn có trung tâm tạo ra năng lượng tái tạo phục vụ cho nhu cầu của chính cơ sở.
SUPERNAP (Thái Lan), doanh nghiệp liên doanh giữa các công ty hàng đầu của Thái Lan và Switch, công ty hàng đầu thế giới về hệ sinh thái và thiết kế trung tâm dữ liệu, là trung tâm dữ liệu đám mây và cho thuê máy chủ Cấp IV duy nhất ở quốc gia này đã triển khai trang trại pin mặt trời. Động thái này góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số xanh của khu vực, đồng thời hỗ trợ sự phát triển kinh tế bền vững lâu dài ở Thái Lan.
Video đang HOT
Trang trại pin điện mặt trời SUPERNAP (Thái Lan). Ảnh Tech Wire Asia.
Khi dân số kỹ thuật số của Thái Lan tăng lên, nhu cầu về những dịch vụ kỹ thuật số tốc độ cao hơn và chất lượng hơn cũng sẽ tăng. Các trung tâm dữ liệu ở Thái Lan phải xử lý lưu lượng dữ liệu khổng lồ và sẽ cần không gian lớn hơn cũng như nhiều năng lượng hơn để duy trì hoạt động ổn định của hệ sinh thái. Đến thời điểm này, trong hầu hết các trường hợp đều sử dụng điện từ nhiên liệu hóa thạch.
Trong các hoạt động kinh doanh sản xuất, càng nhiều dữ liệu được thu thập và lưu trữ, các doanh nghiệp càng thu được nhiều kiến thức, nhận thức tình huống, cơ hội và lợi thế cạnh tranh.
Nhưng nếu không có động thái hướng tới phát triển bền vững được thực hiện, sự gia tăng công suất của các trung tâm dữ liệu không chỉ dẫn đến vấn đề gia tăng phát thải khí nhà kính mà còn dẫn đến những biến động giá thành năng lượng nguy hiểm, giá điện gần đây gia tăng do tác động của những thách thức địa chính trị và nhu cầu tiêu thụ trong các hoạt động kinh doanh sản xuất ngày càng tăng. Gia tăng giá dịch vụ thúc đẩy các doanh nghiệp Thái Lan tìm kiếm những trung tâm dữ liệu an toàn, có thể mở rộng quy mô, có khả năng ổn định cao, bền vững để khai thác đầy đủ tiềm năng của cơ sở dữ liệu đồng thời giảm chi phí.
Yap Jin Yi, Giám đốc điều hành của SUPERNAP (Thái Lan), nhà lãnh đạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trong khu vực cho biết, quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo của SUPERNAP (Thái Lan) là một ưu tiên cấp bách và công ty hiện tự hào vì đã củng cố vị thế là trung tâm dữ liệu thương mại bền vững nhất của Thái Lan..
Ông Yap nói: “Hoạt động cung cấp năng lượng từ trang trại điện mặt trời không chỉ giúp doanh nghiệp giảm lượng khí thải carbon thay cho khách hàng thuê máy chủ và đám mây, mà còn giảm thiểu tác động của sự biến động giá năng lượng.”
“Mặc dù gia tăng công suất của trung tâm không tránh khỏi gia tăng chi phí điện, năng lượng tái tạo từ trang trại điện mặt trời rẻ hơn đáng kể so với giá bán lẻ điện, lợi thế này cho phép chúng tôi giữ giá ở mức thấp nhất có thể, thành công hỗ trợ khách hàng với tính bảo mật cao, khả năng mở rộng, và là cơ sở hạ tầng CNTT kỹ thuật số linh hoạt, bền vững nhất Thái Lan hiện nay.”
SUPERNAP (Thái Lan) hợp tác với WHA Utilities and Power, nhà cung cấp dịch vụ tiện ích và là doanh nghiệp phân phối điện hàng đầu của Thái Lan để xây dựng trang trại điện mặt trời. WHA Utilities and Power đóng vai trò lãnh đạo trong nỗ lực khai thác tối đa những lợi thế của tiến trình đổi mới và ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra giá trị bền vững lâu dài cho đất nước.
SUPERNAP khẳng định: “Nền kinh tế Thái Lan sẽ tận dụng những công nghệ kỹ thuật số mới nổi để giải quyết những vấn đề cấp bách nhất và thúc đẩy sự tăng trưởng trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm tài chính, bán lẻ, y tế, sản xuất hay du lịch. Công nghệ dựa trên dữ liệu có khả năng định hình tương lai theo những cách mới ngoài khả năng dự đoán, nhưng trước tiên các doanh nghiệp và doanh nhân phải xác định hướng tới một tương lai kỹ thuật số bền vững. Nắm bắt tính bền vững là một vấn đề cấp bách và sự thay đổi phải bắt đầu ngay từ ngày hôm nay”.
Siêu ứng dụng Hàn Quốc - Kakao đối mặt bài toán hóc búa
Sau nhiều năm tăng trưởng nhanh, tập đoàn công nghệ Kakao của Hàn Quốc đang đứng trước áp lực chi tiêu mạnh tay đầu tư vào cơ sở hạ tầng sau sự cố cháy máy chủ gián đoạn dịch vụ ảnh hưởng hàng chục triệu người dùng vào tháng trước.
Với 47,6 triệu người dùng hàng tháng, tương đương hơn 90% dân số Hàn Quốc, ứng dụng nhắn tin KakaoTalk được sử dụng phổ biến cả cho giao tiếp cá nhân và kinh doanh. Tài khoản KakaoTalk cũng có thể được liên kết với nhiều loại hình dịch vụ, từ thanh toán, gọi xe cho đến định vị GPS.
Sự cố gián đoạn vào tháng trước dẫn đến chỉ trích công ty đã buông lỏng vấn đề an toàn. Namkoong Whon, một trong những đồng CEO của tập đoàn thậm chí phải từ chức trước sự phản ứng dữ dội của công chúng.
Ứng dụng gọi xe Kakao T. Ảnh: Nikkei Asia
"Vụ việc này tái khẳng định Kakao là dịch vụ quan trọng với cuộc sống hàng ngày", Hong Eun-taek, CEO còn lại của công ty nói về sự cố ngừng hoạt động kéo dài 5 ngày. "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để khôi phục niềm tin cho Kakao".
Sự cố ngừng hoạt động do hỏa hoạn tại trung tâm dữ liệu ở Pangyo, nơi đặt máy chủ của Kakao, tập đoàn dịch vụ Internet Naver cùng các công ty công nghệ khác. Cơ sở này được điều hành bởi SK C&C, đơn vị thuộc tập đoàn SK Hàn Quốc.
Kakao không phải chịu trách nhiệm về vụ hỏa hoạn, tuy nhiên tập đoàn bị chỉ trích vì thiếu các quy trình dự phòng đầy đủ.
Công ty đang thuê ngoài việc quản lý server mà không có trung tâm dữ liệu nào của riêng mình. Trong khi đó, tập đoàn đối thủ - Naver không gặp phải sự cố gián đoạn nào do vận hành một số trung tâm server riêng.
Tính đến ngày 3/11, tác động tài chính của việc ngừng hoạt động đã gây thiệt hại cho Kakao 40 tỷ Won. Công ty cũng lên kế hoạch bồi thường cho các tài xế, cửa hàng và nhân viên giao hàng bị ảnh hưởng bởi sự cố.
Vụ việc lần này có thể thúc đẩy những quy định chặt chẽ hơn đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Hàn Quốc, từ đó làm tăng chi phí cho Kakao.
Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết chính phủ sẽ xem xét áp dụng một số biện pháp đảm bảo phục hồi nhanh chóng với các sự cố tương tự.
Sự phát triển nhanh chóng của Kakao tại Hàn Quốc cũng đồng nghĩa công ty còn rất ít "dư địa" để phát triển trong nước. Lần đầu tiên, doanh thu quý gần nhất của tập đoàn không đạt mức tăng trưởng 2 con số. Hãng đầu tư Eugene Investment & Securities, trụ sở Seoul, vào đầu tháng 11 đã hạ dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2023 của Kakao xuống lần lượt 6% và 20%.
Amazon Web Services đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng mới tại Thái Lan Hệ thống mới tại Bangkok, Thái Lan sẽ cho phép khách hàng vận hành tải công việc và lưu trữ an toàn dữ liệu, cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối độ trễ thấp hơn. Cơ sở hạ tầng mới tại Thái Lan giúp AWS cung cấp dịch vụ nhanh chóng hơn cho khách hàng. Amazon Web Services (AWS), một công ty...