Thái Lan, Đan Mạch phát triển robot hỗ trợ cuộc chiến chống COVID-19
Thái Lan sẽ chế tạo 4 bộ robot hỗ trợ các bác sỹ tại 4 bệnh viện phía Đông của nước này trong việc điều trị các bệnh nhân COVID-19.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Với ưu thế nổi trội hiệu suất làm việc cao, chính xác và hoàn toàn miễn nhiễm virus, robot đã trở thành “trợ thủ” đắc lực trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Do đó, nhiều nước đang đầu tư phát triển thế hệ robot hỗ trợ xét nghiệm và giúp đỡ các y, bác sỹ trong điều trị bệnh nhân COVID-19 nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm đối với các lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Video đang HOT
Văn phòng hành lang kinh tế phía Đông của Thái Lan và Viện nghiên cứu Robot thuộc Viện Công nghệ Thonburri sẽ chế tạo 4 bộ robot hỗ trợ các bác sỹ tại 4 bệnh viện phía Đông của nước này trong việc điều trị các bệnh nhân COVID-19. Tổng số tiền đầu tư cho dự án này là 8 triệu bạt (250.783 USD).
Những robot này khi đưa vào sử dụng sẽ giúp các bác sỹ trao đổi với bệnh nhân mà không cần gặp mặt trực tiếp.
Ngoài ra, robot còn có thể tiêu diệt virus trong không khí, vận chuyển thực phẩm, thuốc men và thực hiện các thao tác y tế hỗ trợ bệnh nhân, giúp bệnh nhân gọi điện thoại video với các bác sĩ và y tá.
Để thực hiện đầy đủ các chức năng trên, thế hệ robot này sẽ được tích hợp các thiết bị 5G và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Tháng Tư vừa qua, các nhà nghiên cứu Singapore đã chế tạo robot hỗ trợ lực lượng lao công phải làm việc quá tải trong thời kỳ dịch bệnh.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã phát triển một robot có khả năng lấy mẫu xét nghiệm từ họng của bệnh nhân để hạn chế sự lây nhiễm cho lực lượng y, bác sỹ ở tuyến đầu.
Đại học Phương Nam của Đan Mạch ngày 27/5 cho biết robot này sử dụng cánh tay chỉ dùng một lần cho mỗi bệnh nhân, lấy mẫu xét nghiệm ở họng bệnh nhân và đặt mẫu này vào lọ.
Hiện robot này mới chỉ ở dạng mô hình và đang trong quá trình chế tạo./.
Robot có thể hỗ trợ gì trong cuộc chiến chống dịch Covid-19?
Robot có thể là công cụ hữu hiệu trong việc chống lại dịch Covid-19 hay không? Một nhóm nhà lãnh đạo trong lĩnh vực robot đã nói có.
Một robot y tế trong trung tâm Regional Center of Robotics Technology tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok (Thái Lan) đang được điều chỉnh để sàng lọc, quan sát người nhiễm virus gây dịch Covid-19
Nhóm chuyên gia về robot, bao gồm Henrik Christensen, Giám đốc Contextual Robotics Institute thuộc Đại học California, San Diego (UCSD), Giáo sư khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính tại UCSD, đã phác thảo một số ví dụ về sự hỗ trợ của robot trước cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 trong một bài đăng trên tạp chí Science Robotics xuất bản ngày 25.3. Họ nói rằng robot có thể được sử dụng cho việc chăm sóc lâm sàng bao gồm điều trị từ xa và khử nhiễm, các công việc hậu cần như giao hàng và xử lý chất thải ô nhiễm, và giám sát việc tuân thủ yêu cầu cách ly.
"Chúng tôi đã thấy robot được triển khai để làm công việc khử trùng, cung cấp thuốc và thực phẩm, đo các dấu hiệu quan trọng và hỗ trợ kiểm soát tại các biên giới", các nhà nghiên cứu viết. Giáo sư Henrik Christensen đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò khử trùng, làm sạch và công nghệ ảo hiện diện từ xa hiển thị trên màn ảnh (telepresence).
Các đồng tác giả khác của nhóm chuyên gia bao gồm bà Marcia McNutt, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia và Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, cũng như một số chuyên gia robot khác từ các trường đại học Mỹ và quốc tế. "Để phòng bệnh, việc khử trùng bề mặt bằng tia cực tím (UV) điều khiển dựa trên robot đã được áp dụng vì dịch Covid-19 không chỉ lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc gần, mà còn lây qua các bề mặt có bám dính virus", nhóm các chuyên gia viết.
Họ cũng cho biết thêm, cơ hội phòng chống dịch bệnh nằm ở khả năng điều hướng thông minh và phát hiện các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, kết hợp với những biện pháp phòng ngừa khác. "Các thế hệ mới của robot ở đủ mọi kích cỡ có khả năng làm sạch liên tục, không chỉ loại bỏ bụi mà còn khử trùng thực sự tất cả bề mặt đều có thể được phát triển".
Về phương diện telepresence, "việc triển khai robot có thể mang đến khả năng tiếp tục tương tác xã hội trong khi vẫn tuân thủ chế độ điều trị, cách ly mà không sợ lây lan thêm trường hợp nhiễm virus". Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực đầy thách thức vì tương tác xã hội đòi hỏi phải được xây dựng và duy trì theo mô hình phức tạp của con người, bao gồm kiến thức, niềm tin, cảm xúc và cả bối cảnh, môi trường tương tác.
"Dịch Covid-19 có thể trở thành bước ngoặt trong cách các tổ chức hoạt động. Thay vì hủy bỏ các cuộc triển lãm và hội nghị quốc tế lớn, hình thức tham dự ảo thay vì có mặt trực tiếp có thể tăng lên. Nhìn chung tác động của dịch bệnh có thể thúc đẩy nghiên cứu bền vững về robot để giải quyết nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Nếu không có cách tiếp cận bền vững để nghiên cứu và đánh giá, lịch sử sẽ lặp lại và robot công nghệ sẽ không thể sẵn sàng hỗ trợ cho những đợt bùng phát dịch bệnh hoặc các sự cố tiếp theo", nhóm chuyên gia viết.
Nhu cầu robot dịch vụ tăng mạnh trong mùa dịch Covid-19 Giãn cách xã hội để hạn chế dịch Covid-19 lây lan tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về robot dịch vụ được trang bị trí thông minh nhân tạo (AI). Một robot y tế trong trung tâm Regional Center of Robotics Technology tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, Thái Lan Nhu cầu sử dụng robot dịch vụ đang nổi lên ở nhiều...