Thái Lan công bố ứng dụng truy vết Covid-19
Người dùng ứng dụng có thể đánh giá nguy cơ lây nhiễm và hỗ trợ nhà chức trách theo dõi, ngăn chặn Covid-19 lây lan.
Ứng dụng Mor Chana có mặt trên App Store và Google Play Store.
Ứng dụng có tên Mor Chana, được xem là công cụ mạnh mẽ giúp người dùng đánh giá nguy cơ nhiễm virus, hỗ trợ nhà chức trách tìm ra người có tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 và ngăn chặn lây nhiễm giữa các nhân viên y tế.
Mor Chana là sản phẩm hợp tác giữa cơ quan nhà nước và nhà phát triển tư nhân. Dữ liệu thu thập từ ứng dụng sẽ được hệ thống trí tuệ nhân tạo phân tích để dùng cho các nghiên cứu về đại dịch đang được Bộ Kiểm soát bệnh tật (DDC) tiến hành.
Theo ông Anuchit Anuchitanukul, đại diện của nhóm phát triển, Mor Chana ra đời sau hai tuần làm việc của các tình nguyện viên, công dân và cả khu vực công lẫn tư. Tổ chức Code for Public và một nhóm chuyên gia phân tích dữ liệu, phần mềm đã tham gia viết ứng dụng. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các viện đào tạo, quan chức y tế, tổ chức công – tư khác.
Mor Chana dùng công nghệ GPS và Bluetooth để theo dõi địa điểm. Nếu nhân viên y tế sử dụng ứng dụng, họ sẽ biết được ai từng tiếp xúc gần với bệnh nhân và tránh được nguy cơ lây nhiễm. Còn với người dùng thông thường, họ có thể dùng để biết được khu vực nào có nguy cơ cao và điều chỉnh kế hoạch đi lại.
Việc đăng ký được thực hiện ẩn danh, chỉ cần tới số điện thoại di động. Sau khi trả lời các câu hỏi khảo sát, họ sẽ nhận được kết quả về nguy cơ lây nhiễm, hiển thị bằng 4 màu: xanh (thấp nhất), vàng (thấp), cam (rủi ro), đỏ (rủi ro cao).
Video đang HOT
Ông Anuchit cho biết Mor Chana có nhiều lớp bảo mật. Tất cả dữ liệu được thu thập và hiển thị dưới dạng ẩn danh. Người dùng chỉ chia sẻ dữ liệu nếu nhà chức trách liên hệ để điều tra dịch tễ. Dữ liệu của ứng dụng do nền tảng phân tích DDC iLab xử lý.
Bộ trưởng Xã hội và Kinh tế số Buddhipongse Punnakanta khẳng định ứng dụng tuân thủ nghiêm ngặt luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư. Một hội đồng độc lập được thành lập để theo dõi quy trình xử lý dữ liệu, bảo đảm tuân theo các điều khoản trong luật. Mọi hồ sơ sẽ được xóa ngay lập tức một khi khủng hoảng chấm dứt.
Du Lam
Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng còn... tiềm ẩn!
Báo cáo này cho thấy, nền kinh tế số của khu vực vừa đạt đền một cột mốc mới, chạm ngưỡng 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm nay, tăng 72 tỷ USD so với năm ngoái.
Nền kinh tế số của Việt Nam đã có một bước tiến vượt bậc trong khu vực Đông Nam Á khi lần đầu tiên vượt qua Thái Lan, giữ vị trí á quân về doanh số với mức tăng trưởng trên 40%. Đây là nội dung trong Báo cáo mới nhất về Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019 do Google, Temasek cùng với đối tác mới Bain & Company công bố.
Kinh tế số Việt Nam có sức hút với nhà đầu tư
Báo cáo này cho thấy, nền kinh tế số của khu vực vừa đạt đền một cột mốc mới, chạm ngưỡng 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm nay, tăng 72 tỷ USD so với năm ngoái. Nền kinh tế số tại Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đang tăng trưởng ở mức từ 20-30% hằng năm. Trong khi đó, hai đại diện dẫn đầu trong khu vực là Indonesia và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vượt mức 40% một năm.
Trong đó, thương mại điện tử (TMĐT) đang là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất. Giá trị của ngành TMĐT khu vực hiện đã đạt đến 35 tỷ USD, so với chỉ 5 tỷ USD vào năm 2015, và đang trên đà chạm đến 150 tỷ USD vào năm 2025. Ứng dụng gọi xe công nghệ đứng thứ 2 về độ tăng trưởng với 40 triệu người gọi xe, đặt thức ăn và sử dụng các dịch vụ khác theo nhu cầu, so với chỉ 8 triệu người vào năm 2015.
Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa hầu như chưa biết cách tận dụng lợi thế của thương mại điện tử
Việt Nam cùng Indonesia là hai thị trường bứt phá mạnh nhất trong xu hướng phát triển nền kinh tế số so với các quốc gia còn lại trong khu vực. Báo cáo cho thấy nền kinh tế số tại Việt Nam đạt 12 tỷ USD năm 2019 và bứt phá lên 43 tỷ USD vào năm 2025, bao gồm các lĩnh vực: TMĐT, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết : "Hiện tại, giá trị thị trường TMĐT của Việt Nam vào khoảng 8 tỷ USD, đứng thứ ba tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia 100 tỷ USD và Thái Lan 43 tỷ USD. "Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển TMĐT, đặc biệt là cơ cấu về dân số. Bên cạnh đó, độ phủ sóng mạng Internet tại Việt Nam khá lớn. Đến năm 2025, con số của Việt Nam ước tính khoảng 43 tỷ USD. Việt Nam có nhiều yếu tố để vượt qua Thái Lan trong tương lai gần".
Năm 2019, Việt Nam sở hữu 61 triệu người dùng Internet, trung bình người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng Internet trên thiết bị di động như điện thoại thông minh (smartphone).
Đây chính là sức hút mạnh mẽ của thị trường Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế. Ngoài ra, với hai thành phố lớn (Hà Nội và TP HCM) nằm trong 7 thành phố lớn phát triển nền kinh tế số của khu vực, Việt Nam trở thành thị trường đón nhận nguồn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực, với 600 triệu USD đầu tư từ 2018 đến nửa đầu 2019. Số lượng các thương vụ đầu tư ít hơn nhưng giá trị cao hơn trong năm 2019.
Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến của các đầu tư.
Theo thống kê, số người tham gia mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng đều đặn. Hiện con số là 40 triệu người, tức cứ 2 người thì có 1 người tham gia thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu so với mức bán lẻ trên cả nước chỉ bằng 4,2%.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa biết tận dụng thương mại điện tử
Tiềm năng về TMĐT ở Việt Nam là không thể tranh cãi. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa biết đến và chưa biết cách tận dụng tối đa ưu thế của TMĐT. Số liệu cho thấy, trong số các DN bán hàng trên sàn TMĐT đều có website, nhưng chỉ khoảng 61% trong số đó có ứng dụng cho di động. Theo ông Hải, đây là một vấn đề cần phải điều chỉnh, DN cần phải nhận thực rõ ràng rằng, hiện nay, người dùng sử dụng internet bằng điện thoại di động là chính, nếu không xây dựng các ứng dụng cho điện thoại, DN sẽ mất một lượng lớn khách hàng.
"Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng có một nền kinh tế số vô cùng năng động, với việc người dân sử dụng công nghệ kỹ thuật số để thực hiện hàng triệu tác vụ hằng ngày, dẫn đến một sự tăng trưởng chưa từng có của nền kinh tế số. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể hiện thực hóa tiềm năng phi thường của khu vực này, bắt đầu từ việc hỗ trợ đào tạo kỹ năng số cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa" - ông Stephanie Davis, Giám đốc Quản lý, Google Đông Nam Á.
Báo cáo về nền kinh tế số của Google, Temasek cùng với đối tác mới Bain & Company cũng cho thấy, ở Việt Nam, chỉ 1 trong 5 doanh nghiệp nhỏ và vừa có sự hiện diện trực tuyến.
Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vưàViệt Nam chưa sẵn sàng tận dụng được cơ hội hòa mình vào dòng chảy phát triển của nền kinh tế số, trong khi ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa lại chiếm phần đông. Do đó, tiềm năng dư địa để phát triển TMĐT ở Việt Nam nằm trong khối DN này rất lớn.
Một số liệu báo cáo của Google cho thấy, kể từ khi áp dụng các khóa kỹ thuật số miễn phí từ cơ bản đến nâng cao và cả các khóa học kỹ năng mềm quản lý, lãnh đạo cho 500.000 người lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, tiềm năng phát triển kinh tế số ở khối DN này tăng lên khá lạc quan.
Cụ thể, 82% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia khóa học đã tạo sự hiện diện trực tuyến của mình hoặc cập nhật thêm thông tin trực tuyến của sản phẩm và dịch vụ của mình sau khóa học. 73% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia nhận thấy sự gia tăng lượng tương tác với khách hàng.
Theo pháp luật VN
Vì sao chưa có ông lớn nào thống trị về thương mại điện tử tại Đông Nam Á? Chuyên gia cho biết, người Đông Nam Á không cân nhắc quá nhiều khi đưa ra quyết định mua hàng, 54% khách hàng mua hàng trực tuyến vì họ thấy thích. Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia bùng nổ mua sắm trực tuyến Nikkei Asia Review trích dẫn báo cáo của công ty tư vấn Bain and Co cho biết rằng, Indonesia,...