Thái Lan chỉ định thủ tướng tạm quyền thay thế bà Yingluck
Tòa án Hiếp pháp Thái Lan hôm nay 7/5 đã cách chức nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và 9 bộ trưởng vì tội lạm quyền. Nội các ngay sau đó đã chỉ định một phó thủ tướng làm thủ tướng tạm quyền thay thế bà Yingluck.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Niwattumrong Boonsongpaisan trở thành thủ tướng tạm quyền.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Niwattumrong Boonsongpaisan đã được các thành viên còn lại trong nội các chỉ định làm thủ tướng tạm quyền.
“Nội các đã nhất trí chỉ định ông Niwattumrong Boonsongpaisan làm thủ tướng lạm quyền”, ông Phongthep Thepkanjana, một phó thủ tướng khác, cho biết.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết rằng bà Yingluck đã phạm tội lạm quyền khi thuyên chuyển một quan chức an ninh cấp cao vào năm 2011.
“Do đó, cương vị thủ tướng của bà Yingluck đã chấm dứt… Bà Yingluck không còn giữ vai trò quyền thủ tướng nữa”, một phẩm phán cho biết trong một tuyên bố được phát trực tiếp trên truyền hình.
9 bộ trưởng nội các, vốn ủng hộ quyết định thuyên chuyển ông Thawil Pliensri khỏi chức vụ tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia, cũng bị cách chức.
Xuất hiện tại tòa án ngày 6/5, bà Yingluck đã bác bỏ các cáo buộc nói rằng đảng cầm quyền của bà đã được hưởng lợi từ việc thuyên chuyển trên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tòa án vẫn ra phán quyết chống lại bà, nói rằng một người thân đã được hưởng lợi từ quyết định thuyên chuyển.
Bà Yingluck đã bác bỏ các cáo buộc chống lại mình.
Một cố vấn của bà Yingluck, Nopaddon Pattama, cho rằng phán quyết của tòa án là mang tính ép buộc.
“Bà ấy thực sự không có lựa chọn nào khác là phải tuân thủ quyết định vì hiến pháp quy định rằng phán quyết của tòa là bắt buộc đối với tất cả các bên, mặc dù chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc biểu tình chính trị”, ông Nopaddon nói.
Ông Nopaddon cho hay, các thành viên còn lại của nội các sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của họ cho tới khi nội các mới được thành lập.
Hồi đầu tháng này, đảng Pheu Thai cầm quyền đã kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử vào ngày 20/7 để thiết lập một chính phủ mới, sau khi cuộc bầu cử hồi tháng 2 bị cho là không hợp lệ. Tuy nhiên, ngày bầu cử này chưa được sắc lệnh hoàng gia ủng hộ.
Chính trường Thai Lan đa chứng kiến nhiêu thang bê tăc chinh tri tư sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra từ cuối năm 2013.
Giơi phân tích cho rằng phan quyêt hôm nay của Tòa án Hiến pháp co kha năng se dân đên lan song biêu tinh mơi cua phe ung hô ba Yingluck.
Theo Dantri
Thủ tướng Thái hứng đòn pháp lý chí tử
Những thách thức pháp lý mới nhất chống lại Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra có thể khiến bà bị bãi chức và toàn bộ nội các hiện thời cũng phải ra đi, báo The Nation đưa tin.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan hôm 2/4 đã bỏ phiếu nhất trí xử lý đơn kiện chống lại Thủ tướng Yingluck về cáo buộc xung đột lợi ích khi cách chức người đứng đầu Hội đồng an ninh quốc gia Thawil Pliensri.
Ảnh: Reuters
Thông báo của tòa án cho biết: "Chúng tôi đồng ý xem xét đơn kiện Thủ tướng và yêu cầu bà tự biện hộ trong vòng 15 ngày, kể từ khi nhận được thông báo của tòa án". Nếu bị cho là vi phạm Hiến pháp, bà Yingluck và toàn bộ nội các sẽ bị sa thải vì phê chuẩn quyết định thuyên chuyển ông Thawill.
Đơn kiện Thủ tướng và nội các do một nhóm các thượng nghị sĩ đứng tên. Đơn kiện được trình dựa trên một phán quyết của tòa án hành chính tối cao cho rằng, việc điều chuyển ông Thawill sang làm cố vấn của Thủ tướng là hành động bất hợp pháp.
Nhóm thượng nghị sĩ trên cáo buộc Thủ tướng cách chức ông Thawill để mở đường cho một trong những người họ hàng là Tướng Priewpan Damapong lên thay.
Các chuyên gia pháp lý nhận định, tòa án sẽ mau chóng có phán quyết về vụ việc. Tòa án cho bà Yingluck 15 ngày để bảo vệ mình, song chắc chắn Thủ tướng sẽ yêu cầu có thêm thời gian,
Các nhà quan sát chính trị cho biết, vụ việc trên có thể là một đòn pháp lý chí tử với bà Yingluck và chính phủ tạm quyền hiện nay, vì nếu bị buộc tội vi phạm hiến pháp, bà sẽ tự động mất vị trí hiện thời và toàn bộ nội các của bà cũng phải ra đi.
Giới quan sát tin rằng, tòa án sẽ ra phán quyết chống Thủ tướng Yingluck dựa trên phán quyết của tòa án hành chính tối cao là việc thuyên chuyển ông Thawiln không hợp pháp.
Bà Yingluck nhiều khả năng sẽ chịu chung số phận như cố Thủ tướng Samak Sundaravej, bị bãi chức năm 2008 sau khi Tòa án Hiến pháp phán quyết ông này vi phạm Hiến pháp khi nhận tiền để dạy nấu ăn trên truyền hình trong khi làm thủ tướng. Do phán quyết chống lại ông Samak, toàn bộ nội các của ông cũng được yêu cầu phải từ chức.
Dẫn điều 172 và 173, đơn kiến nghị của các thượng nghị sĩ cho biết, Hạ viện nên phê chuẩn một người phù hợp làm Thủ tướng trong vòng 30 ngày, kể từ khi thủ tướng hiện thời bị cách chức.
Nếu tòa án ra phán quyết bất lợi với bà Yingluck, nó sẽ dẫn tới một lỗ hổng chính trị vì hiện thời Thái Lan không có Hạ viện. Vì vậy, nếu bà Yingluck và toàn bộ nội các phải ra đi do phán quyết, Thái Lan sẽ không có chính phủ.
Một khoảng trống chính trị như vậy sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho những người biểu tình chống chính phủ, vốn đang muốn bà từ chức để mở đường cho một chính phủ mới không thông qua bầu cử.
Bộ trưởng Giáo dục tạm quyền Chaturon Chaisang nói, đợt tấn công pháp lý mới nhất chống bà Yingluck sẽ diễn ra sớm hơn bất cứ vụ việc nào mà cơ quan chống tham nhũng đưa ra.
Ủy ban chống tham nhũng quốc gia đang cân nhắc các cáo buộc xao lãng nhiệm vụ chống lại bà Yingluck liên quan tới chương trình trợ giá gạo. Nếu bị quy tội, bà Yingluck sẽ phải dừng đảm nhiệm các nghĩa vụ Thủ tướng trong khi Thượng viện sẽ quyết định có luận tội bà hay không.
"Khả năng chính phủ bị lật đổ trong tháng này là 50-50", ông Chaisang cho biết.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Thủ tướng Thái Lan bị tòa hiến pháp phế truất Tòa án hiến pháp Thái Lan hôm nay (7/5) đã ra phán quyết phế truất nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, với cáo buộc lạm dụng quyền lực khi thực hiện thuyên chuyển một quan chức an ninh năm 2011. Bà Yingluck Shinawatra đã bị phế truất khỏi "ghế" thủ tướng Quyết định trên sẽ có ảnh hưởng lớn tới những diễn biến trên...