Thái Lan cảnh báo về đợt lây nhiễm mới nếu người dân hạ thấp cảnh giác
Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) ngày 6/9 đã cảnh báo về một đợt lây nhiễm mới vào tháng tới nếu người dân hạ thấp cảnh giác do các hạn chế được nới lỏng và sự tự mãn do số ca mắc mới ngày càng giảm.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một bến tàu ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi thảo luận với Bộ Y tế, người phát ngôn CCSA Taweesilp Visanuyothin cho biết các ca mắc mới COVID-19 ở nước này có thể lên tới 30.000 ca/ngày trong tháng tới nếu người dân nới lỏng giãn cách xã hội và các biện pháp khác.
Người dân Thái Lan đã có thể đến các trung tâm mua sắm và nhà hàng kể từ ngày 1/9 khi một số hạn chế được nới lỏng. Số lượng các ca mới tiếp tục giảm trong những ngày gần đây và Bộ Y tế cho rằng điều đó là nhờ việc phong tỏa từng phần nhằm khống chế làn sóng COVID-19 thứ ba bùng phát từ đầu tháng 4. Theo người phát ngôn, CCSA sẽ đánh giá tác động của việc nới lỏng các hạn chế vào ngày 10/9 hoặc vào đầu tuần tới.
Video đang HOT
Số ca mới hàng ngày tại Thái Lan ngày 6/9 đã lần đầu tiên giảm xuống dưới ngưỡng 14.000 ca sau khi đạt đỉnh 23.418 ca hôm 13/8. Bộ Y tế Thái Lan sáng 6/9 thông báo có thêm 13.988 ca mắc và 187 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số từ đầu dịch tới nay lên 1.294.522 ca, trong đó có 13.042 người không qua khỏi. Thủ đô Bangkok vẫn là địa phương có số ca mắc mới và các ca tử vong cao nhất nước, với 3.660 ca mắc mới và 24 ca tử vong được ghi nhận trong ngày 6/9.
Cùng ngày, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, Harry Roque cho biết sẽ dỡ bỏ lệnh phong toả tại thủ đô Manila vào ngày 8/9 tới trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này tiến hành thử nghiệm chỉ phong toả cục bộ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và phục hồi nền kinh tế.
Theo ông Roque, các biện pháp phong toả cục bộ sẽ được thực hiện thí điểm ở vùng đô thị Manila. Một hộ gia đình, một toà nhà hay một khu phố có thể là mục tiêu bị áp đặt phong toả. Các biện pháp hạn chế ở mức nhẹ hơn này sẽ giúp nhiều cơ sở kinh doanh vốn chịu thiệt hại nặng nề do tác động của đại dịch COVID-19 có thể hoạt động trở lại và thúc đẩy ngành du lịch địa phương.
Theo các hướng dẫn ban hành trước đây, các nhà hàng sẽ được phép tiếp nhận thực khách đến ăn tối và các tiệm làm đẹp được phép mở cửa trở lại với công suất hoạt động giảm. Các tín đồ tôn giáo sẽ được phép tham dự các hoạt động của nhà thờ, song với số lượng hạn chế.
Chính phủ Philippines đưa ra thông báo trên sau khi số ca mắc COVID-19 trên toàn nước này vượt hơn 20.000 ca/ngày trong 3 ngày qua, tăng gấp đôi so với thời điểm bắt đầu áp đặt lệnh phong toả gần đây nhất, khiến các bệnh viện hoạt động quá tải trong khi đang chật vật với tình trạng thiếu y tá.
Trước đó, vùng đô thị Manila gồm 16 thành phố – nơi sinh sống của hơn 13 triệu dân, đã bị áp đặt lệnh phong toả kể từ ngày 6/8 trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng ở mức cao nhất do biến thể Delta gây ra.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gần đây cho biết nước này không thể áp đặt thêm lệnh phong toả sau khi các lệnh phong toả từng được áp đặt gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và đẩy hàng triệu người vào cảnh thất nghiệp. Trong khi đó, chỉ 19% dân số nước này đã được tiêm phòng đầy đủ. Đến nay, số ca mắc COVID-19 ở Philippines đã vượt quá 2 triệu ca, với hơn 34.000 ca tử vong.
Thái Lan: Đi về từ nước ngoài bằng máy bay sẽ phải chịu chi phí cách ly
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, từ đầu tháng 7 tới, người dân Thái Lan về nước từ nước ngoài bằng đường hàng không sẽ phải trả chi phí cách ly nhưng vẫn được hưởng quyền lợi về y tế và chăm sóc sức khỏe.
Nhân viên y tế làm việc tại một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện nay, giới chức y tế Thái Lan đang lên kế hoạch đóng cửa các cơ sở cách ly của nhà nước dành cho người dân trở về từ nước ngoài bằng đường hàng không vào cuối tháng này nhằm tránh tình trạng lạm dụng. Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) kiêm Giám đốc phụ trách hoạt động của Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) Nattapon Nakpanich cho biết thay đổi nói trên là cần thiết vì có nhiều người lạm dụng hệ thống cách ly của nhà nước, đi lại nhiều lần ra và vào Thái Lan. Thậm chí một số người đã thực hiện tới 10 chuyến đi, gây ra gánh nặng tài chính không cần thiết đối với nhà nước.
Đại tướng Nattapon cho biết CCSA đang tìm kiếm các cơ sở cách ly thay thế (ASQ) với giá cả hợp lý để phục vụ nhu cầu của hành khách đi máy bay. Một số khách sạn đã hoạt động như các cơ sở ASQ trong thời kỳ dịch COVID-19 và là lựa chọn ưu tiên cho những hành khách có đủ khả năng chi trả. Việc đóng cửa các cơ sở cách ly của nhà nước sẽ chỉ áp dụng cho những người đến bằng đường hàng không và họ sẽ phải lựa chọn những cơ sở ASQ. Đối với những người cần thiết phải đi lại, các cơ quan chính phủ mà họ làm việc sẽ trả tiền cách ly.
Quy định mới vẫn cần sự chấp thuận của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha trước khi có hiệu lực. Để giảm chi phí tài chính cho những người đến bằng đường hàng không, chính phủ sẽ thanh toán các hóa đơn y tế và sức khỏe của họ. Những người này sẽ chỉ phải trả tiền ăn ở và thức ăn trong thời gian cách ly.
Ngày 11/6, Thái Lan ghi nhận 2.290 ca nhiễm mới cùng 27 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm từ trước tới nay lên 189.828 ca, trong đó có 1.402 không qua khỏi. Chính phủ Thái Lan cho biết 8,3% trong số 50 triệu người dự kiến tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở nước này đã được tiêm ít nhất là mũi đầu tiên. Đến nay, tất cả các nhân viên y tế của Thái Lan đã được tiêm mũi đầu tiên, và 85,4% trong số đó được tiêm mũi thứ hai. Theo một quan chức Bộ Y tế Thái Lan, với tốc độ hiện nay, nước này có thể tiêm 400.000 liều vaccine mỗi ngày và Chính phủ cần ký thêm hợp đồng để có thêm vaccine.
Chính phủ Thái Lan hy vọng sẽ có 50 triệu người, tức 70% dân số, được tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào cuối tháng 12. Ngoài 61 triệu liều vaccine từ AstraZeneca và 6 triệu liều từ công ty Sinovac của Trung Quốc, Chính phủ Thái Lan đang tìm cách có thêm 8 triệu liều vaccine từ Sinovac cùng 25 triệu liều vaccine từ Pfizer và Johnson & Johnson nhằm đạt được mục tiêu có 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng có kế hoạch đặt mua thêm 50 triệu liều vaccine cho năm tới vì nhiều khả năng sẽ cần phải tiêm nhắc lại, đặc biệt nếu có nhiều biến thể mới xuất hiện.
Thái Lan nỗ lực sản xuất vaccine ngừa COVID-19 nội địa Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, người dân Thái Lan có thể sẽ có vaccine ngừa COVID-19 do nước này tự phát triển để tiêm nhắc lại vào năm tới, mặc dù cho tới nay vẫn chưa có loại vaccine nội địa nào vượt qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh:...