Thái Lan ban bố kế hoạch đối phó hạn hán quốc gia
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan công bố kế hoạch quản lý rủi ro hạn hán nhằm ngăn chặn tái diễn tình trạng thiếu nước nghiêm trọng gây ra cho nông dân.
Nông dân tỉnh Chiềng Rai, miền Bắc Thái Lan hai năm liên tiếp vừa qua phải đối diện nạn hạn hán gay gắt nhất trong vòng 40 năm. Ảnh: Chiangraitimes
Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Samran Saraban cho biết, cơ quan trực thuộc Bộ đã lập một kế hoạch chi tiết nhằm chống lại việc sử dụng nước không kiểm soát dẫn đến tình trạng hạn hán gay gắt và gây suy giảm năng suất, mất mùa trong nhiều năm qua.
Ông Samran cho hay, kế hoạch chi tiết này sẽ giúp hướng dẫn các cơ quan chính phủ giải quyết các vấn đề liên quan đến thiên tai, hạn hán gây ra đối với nông dân.
Theo đó, đề án hướng dẫn “ chống hạn thông minh” sẽ được trình bày trước một tiểu ban quy hoạch nông nghiệp nhằm xem xét các kế hoạch tưới tiêu cho 5,12 triệu rai đất nông nghiệp trên toàn quốc (1 rai bằng 0,16 ha). Trong đó khoảng 2,61 triệu rai sẽ được sử dụng để trồng lúa và 2,51 triệu rai để trồng rau màu.
Video đang HOT
Kế hoạch chống hạn hán và thiếu nước tưới của Thái Lan trước màu khô năm nay được đưa ra trong bối cảnh diện tích đất trồng lúa được quy hoạch đủ nước tưới là 1,12 triệu rai và 1,49 triệu rai nằm ở trong vùng nguy cơ khô hạn.
Trong khi đó, hệ thống thủy lợi của Thái Lan hiện chỉ đủ năng lực trữ lượng nước 48,38 tỷ mét khối, chiếm 64% tổng công suất, trong đó 24,45 tỷ mét khối, tương đương 47% là có sẵn.
ĐBQH tranh luận với Bộ trưởng Nông nghiệp về bảo vệ rừng, phòng thiên tai
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu, hệ số che phủ rừng của Việt Nam gần 42% trong khi trung bình của thế giới chỉ là 29%. Song ĐB Nguyễn Lân Hiếu chỉ ra, nếu chỉ biết hô hào trồng rừng thôi thì... khó hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu trước Quốc hội
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 3-11, vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững, trồng rừng, bảo vệ rừng, ứng phó với thiên tai bão lũ, hạn hán, nước mặn xâm nhập ở vùng Tây Nam Bộ... được nhiều ĐBQH chung mối quan tâm, đặt ra nhiều câu hỏi.
Được Quốc hội dành cho ít phút trao đổi làm rõ các vấn đề ĐBQH nêu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến nay, cả nước có tổng diện tích rừng là 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 ha, rừng trồng là 4,3 ha. Đây là cố gắng vượt bậc, bởi vì năm 1990 Việt Nam chỉ có 9 triệu ha rừng.
"Trong vòng 30 năm, một đất nước mà GDP còn thấp như vậy, chúng ta đã quyết tâm xây dựng một nền kinh tế bền vững, coi phát triển rừng là tất yếu để bảo vệ môi trường. Hệ số che phủ rừng hiện đạt gần 42%, trong khi trung bình của thế giới chỉ có hệ số che phủ rừng là 29%" - ông Cường phân tích.
Về rừng tự nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn luôn có chính sách để giữ rừng như tăng chế độ khoán cho người dân giữ rừng. Cùng đó là chính sách chi trả môi trường rừng, mỗi năm xã hội hóa được 3.000 tỷ đồng...
"Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề ở đây là trong 30 năm phát triển, rừng tự nhiên không thể phục hồi như ngày xưa" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói, đồng thời cho rằng: phục hồi rừng tự nhiên phải có thời gian, từng bước.
Tiếp tục trả lời ý kiến của ĐBQH về tình trạng xâm nhập mặn tại vùng tây Nam Bộ gia tăng phức tạp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, đây là thách thức. Tuy vậy, có một tin vui là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ chỗ phát triển theo hướng khai thác, nặng về tự nhiên đã thay đổi dần sang hướng thích ứng, thuận thiên.
Cũng theo Bộ trưởng NN&PTNT, để ứng phó với thiên tai hay vấn đề xâm nhập mặn, cần tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo từng thời vụ và tái cơ cấu theo hướng thích ứng, tùy thuộc vào từng vùng.
"Cùng với đó là đưa khoa học công nghệ, kết hợp với kinh nghiệm dân gian để theo đúng phương châm "Thủy Tinh dâng đến đâu, Sơn Tinh dâng đến đấy"" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu
Chưa hài lòng với phần trao đổi của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về vấn đề bảo vệ rừng, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Hà Nội) đăng ký tranh luận lại và nhấn mạnh đến việc thiên tai, bão lụt, sạt lở... đang ngày càng nặng nề hơn.
"Thảm họa có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên dải đất hình chữ S nếu chúng ta không thay đổi. Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công ngay trong lõi rừng, hay những thủy điện "cóc" vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động thậm chí được cấp giấy phép mới. Nếu lại xảy ra những trận lũ lụt lịch sử thì sẽ lại có những cột mốc tang thương nữa" - ĐB Lân Hiếu nói.
Theo vị ĐBQH là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng ta phải thay đổi cách làm về bảo vệ rừng, đặc biệt là cần thay đổi trong tư duy chứ không chỉ thay đổi trên văn bản.
"Philippines là quốc gia chịu nhiều bão nhất ở Đông Nam Á. Chúng ta học được rất nhiều bài học từ họ. Họ giữ rừng già như giữ con ngươi của mắt mình bởi họ biết đây là thành trì quan trọng nhất để bảo vệ đất nước, con người trước sự giận giữ của thiên nhiên. Cơn bão số 10 đập vào dãy núi và rừng già Philippines đã bị giảm cấp là một ví dụ rất rõ ràng" - ĐB Lân Hiếu phân tích thêm.
ĐBSCL gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu Nước biển dâng là thách thức lớn nhất của ĐBSCL. Nước biển dâng cao 100cm, khoảng 38% diện tích có nguy cơ ngập. Các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,86%) và Cà Mau (57,69%). Ngày 30/10, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, phân hiệu Vĩnh Long...