Thái Lan bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc
Phó thủ tướng Thái Lan Pridiyathorn Devakula đã bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc, nhưng để ngỏ dự án đường ống dẫn dầu qua eo đất hẹp này.
Phó thủ tướng Thái Lan Pridiyathorn Devakula đã bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc, nhưng để ngỏ dự án đường ống dẫn dầu qua eo đất hẹp này.
Phó Thủ tướng Pridiyathorn Devakula cho biết Thái Lan không xem xét dự án Kênh đào Kra ở miền nam nước này, một dự án sẽ cho phép tàu thuyền từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương không cần đi qua Eo biển Malacca và rút ngắn hành trình khoảng 1.200 km.
Phó thủ tướng Thái Lan Pridiyathorn Devakula đã bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc.
Ông Pridiyathorn Devakula nói Thái Lan “không ngu ngốc” theo đuổi dự án Kênh đào Kra được đề xuất vào đầu thế kỷ thứ 17, mà sẽ xây dựng một đường ống dẫn dầu dài 300 km nối liền tỉnh Satun trên biển Andaman với tỉnh Sông Khla trên Vịnh Thái Lan “nhanh hơn và rẻ hơn”.
Ông Devakula cho biết đường ống dẫn dầu này là dự án riêng của Thái Lan và không đòi hỏi phải tham vấn với Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng cơ hội đầu tư sẽ “mở cửa cho tất cả mọi người”.
Video đang HOT
Bangkok đã hoàn thành nghiên cứu khả thi và dự án đường ống dân dầu sẽ chỉ mất có hai năm để bù đắp chi phí xây dựng. Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng Thái Lan Pridiyathorn Devakula, dự án này chưa được phê duyệt.
Phó Thủ tướng Devakula ước tính rằng sẽ mất ba năm để hoàn thành dự án đường ống dẫn dầu qua eo đất Kra và dự án này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển dầu mỏ Trung Đông và Châu Phi đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Eo đất hẹp Kra Ithmus.
Tuy nhiên, một ủy ban quốc gia do chính phủ cũ bị lật đổ năm ngoái vẫn còn hoạt động. Thành viên ủy ban Pakdee Tanapura nói với các phóng viên rằng dự án đường ống dẫn đó là “ngu ngốc” vì nó dễ dàng trong khâu xây dựng nhưng sẽ rất tốn kém trong khâu vận hành. Theo ông, sẽ cần nhiều tàu chở dầu ở khâu đến và đi từ đường ống dẫn và làm cho dự án này gặp khó khăn hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư hơn so với đề xuất xây dựng Kênh đào Kra.
Zhang Mingliang, một chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, nói với Ming Pao rằng ông không hề lạc quan về dự án Kênh đào Kra và còn bi quan hơn về dự án đường ống dẫn dầu bởi vì nó hoàn toàn không cần thiết và không hiệu quả về kinh tế.
Minh Châu (Theo WCT)
Theo_Kiến Thức
Dân Nicaragua biểu tình phản đối kênh đào Trung Quốc xây
Hàng nghìn người biểu tình tập trung tại một thành phố miền trung Nicaragua để phản đối dự án kênh đào trị giá 50 tỷ USD chia đôi nước này do Trung Quốc thực hiện.
Người biểu tình mang biểu ngữ "(Tổng thống Nicaragua Daniel) Ortega, ông đang bán đất nước của chúng tôi", phản đối dự án kênh đào do Trung Quốc xây dựng.ở thành phố Juigalpa. Ảnh: Reuters.
Sự kiện diễn ra hôm 13/6. Những người phản đối xây kênh đào, chủ yếu là nông dân có đất nằm trong khu vực dự án đi qua đến từ khắp Nicaragua, đã tập trung về thành phố miền trung Juigalpa biểu tình.
Những người tham gia vẫy quốc kỳ Nicaragua và hô vang "Nói không với kênh đào!". Họ cáo buộc Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega "đang bán đất nước" cho Trung Quốc bằng cách cho phép thi công tuyến đường thủy này, AFP đưa tin.
Theo ước tính, có khoảng 15.000 người tham gia biểu tình nhưng nhà chức trách không thể xác thực con số trên.
Công ty Hong Kong Nicaragua Development Investment (HKND) của Trung Quốc là đơn vị thực hiện dự án. Ông Ortega nhượng đất để HKND xây kênh đào dài 280 km vào năm 2013. Dự án được khởi công trong tháng 12 nhưng việc thi công bắt đầu vào năm 2016. BBC đưa tin kênh đào Nicaragua sẽ dài hơn, sâu hơn và rộng hơn kênh đào Panama.
Theo kế hoạch, HKND hoàn tất xây kênh đào trong năm 2019. Dự án ước tính sẽ làm 30.000 người, phần lớn là nông dân nghèo bản xứ, mất chỗ ở nhưng có thể mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho quốc gia Trung Mỹ này.
HKND dự kiến thuê 50.000 nhân công trong 5 năm xây dựng. Ngoài ra, kênh đào còn đi qua Hồ Nicaragua, xuyên khu rừng nhiệt đới và ít nhất 40 ngôi làng.
Vị trí kênh đào Nicaragua. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Azerbaijan tham gia nhiều dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng Azerbaijan đang tham gia nhiều dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng, như đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Jeyhan, đường ống dẫn khí Baku-Tbilisi-Arzurum, tuyến đường sắt Baku-Tbilisi-Kars và các dự án khác góp phần vào sự phát triển của khu vực Nam Caucasus cũng như an ninh năng lượng châu Âu. Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov thuyết trình...