Thái Bình: Nuôi lợn rừng, nuôi cá vược đặc sản, nhiều hộ thu hàng trăm triệu/năm
Được Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội nông dân cho vay vốn làm ăn, trong đó có hộ đầu tư nuôi lợn rừng, nuôi cá vược đặc sản, nuôi tôm sú, nuôi tôm thẻ chân trắng…nhiều hộ nông dân tỉnh Thái Bình có thu nhập tốt, đời sống trở nên khá giả.
Nuôi lợn rừng, nuôi cá vược bằng vốn của Hội
Ông Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội ND tỉnh Thái Bình cho biết: Hiện tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) toàn tỉnh đạt gần 28 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 1.675 hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất.
Nhiều hộ nông dân xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) được vay vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi tôm sú, nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá vược đặc sản mang lại thu nhập tốt. Ảnh: Thu Hà
“Cùng với đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND, các cơ sở Hội còn tích cực vận động hội viên, nông dân đầu tư vốn cải tạo vườn tạp, phát triển chăn nuôi, trong đó có nuôi các con đặc sản như lợn rừng, nuôi cá vược, chuyển đổi vùng đất úng, trũng kém hiệu quả sang chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ hải sản đạt hiệu quả kinh tế cao”.
Chủ tịch Hội ND tỉnh Thái Bình
Nguyễn Văn Hòa
Theo đánh giá của Hội ND tỉnh Thái Bình, trong thời gian qua đã có nhiều hộ hội viên vay vốn đầu tư thành công như hộ ông Phạm Tiến Thế (thôn Nam, xã Đông Mỹ, TP.Thái Bình) vay 30 triệu đồng chuyển đổi 7.000m2 đất thành trang trại nuôi lợn ỉ và lợn rừng. Hàng năm trừ chi phí, gia đình ông thu nhập từ 150 – 200 triệu đồng/năm.
Hay hộ ông Bùi Viết Đác (thôn Cam Đoài, xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy) vay 30 triệu đồng cùng với nguồn vốn từ Ngân hàng NNPTNT và vốn tự có của gia đình, ông đầu tư vào mô hình “nuôi cá lóc bông”. Hàng năm trừ chi phí mô hình đem lại thu nhập cho gia đình ông từ 150-200 triệu đồng.
Video đang HOT
Hiệu quả hơn nữa là mô hình nuôi cá lồng của hộ ông Phạm Đình Chiểu (xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư). Gia đình ông vay 80 triệu đồng Quỹ HTND cùng với vốn gia đình đầu tư mô hình nuôi cá lồng cho thu nhập từ 400-500 triệu đồng/năm.
Hay mô hình nuôi trồng thủy sản của anh Bùi Văn Quyết (ở xóm Đồng Lại, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải). Với diện tích 1ha vùng chuyển đổi cấy lúa kém hiệu quả, anh Quyết cải tạo chia làm 8 ao nuôi thủy sản, trong đó, 2 ao nuôi cá vược và nuôi cá song, 5 ao tôm sú và 1 ao nuôi tôm thẻ chân trắng.
Anh Quyết tâm sự: “Để có vốn đầu tư, ngoài vốn của nhà, tôi phải chạy vạy khắp nơi vay vốn. Nhiều khi bí quá, tôi phải vay nóng bên ngoài với lãi suất “đắt cắt cổ”. May mắn, được Quỹ HTND cho vay, tôi cũng bớt vất vả phần nào. Đến nay, mô hình nuôi cá vược, nuôi tôm sú, nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình đã cho hiệu quả kinh tế cao thu về hàng trăm triệu đồng/năm”.
Quản lý vốn vay chặt chẽ
Để nâng cao chất lượng công tác cho vay vốn, Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh đã phối hợp với Ban Điều hành Quỹ HTND Trung ương tập huấn nghiệp vụ vay vốn cho Tổ tiết kiệm vay vốn tại 4 lớp ở 4 huyện: Quỳnh Phụ, Đông Hưng, TP.Thái Bình, Vũ Thư cho 700 hội viên. Quỹ HTND tỉnh cũng hướng dẫn 3 xã lập dự án vay vốn mới.
Bên cạnh đó, các cấp Hội ND từ tỉnh tới cơ sở đã tổ chức 84 cuộc hội thảo, tham quan học tập mô hình cho gần 8.000 lượt hội viên; mở 2.162 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho hơn 181.000 lượt hội viên, nông dân. Đồng thời, Hội tổ chức 115 lớp dạy nghề cho trên 3.800 hội viên. Hội viên nông dân sau học nghề đã có gần 1.300 người có việc làm.
Công tác kiểm tra giám sát hoạt động Quỹ HTND được thực hiện thường xuyên. Đã có 8 huyện, thành phố tổ chức được trên 1.200 cuộc, trong đó cấp tỉnh kiểm tra 8 cuộc, cấp huyện 362 cuộc, cấp xã 1.152 cuộc. Số đơn vị được kiểm tra 1.242 cuộc. Qua kiểm tra, theo dõi, các hộ vay vốn đều sử dụng vốn hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế các tệ nạn xã hội, đồng thời, từ nguồn vốn vay đã thu hút nhiều nông dân tham gia vào tổ chức Hội.
Được hỗ trợ vốn, hướng dẫn tập huấn KHKT, hội viên nông dân tỉnh Thái Bình hăng hái tham gia các phong trào thi đua do Hội ND phát động. Trong năm 2019, Hội ND tỉnh có hơn 256.700 hộ gia đình hội viên đăng ký danh hiệu nông dân thi đua SXKD giỏi, qua bình xét có 76% hội viên đạt danh hiệu.
Đời sống được nâng lên, trong 2 năm 2018 – 2019, Hội ND các cấp trong tỉnh đã tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực đóng góp tham gia xây dựng nông thôn mới hơn 91 tỷ đồng và tham gia trên 255.800 ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Hội viên đã tham gia làm mới và sửa chữa 12.105km đường giao thông nông thôn; xây mới và cải tạo 10.861km kênh mương, 461 cầu, cống, 625 phòng học, trạm xá xã. Nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã hiến đất và tích cực góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá, trạm điện, cầu cống, đường giao thông nông thôn.
Bắc Kạn: Nuôi chim bồ câu làm giàu cũng dễ
Nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có đời sống khấm khá hơn nhờ được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Họ đã đầu tư nuôi chim bồ câu Pháp, nuôi dê núi... mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xây dựng 100 mô hình hiệu quả
Ông Lưu Văn Quảng - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Kạn cho biết: Thực hiện đề án đổi mới và nâng hiệu quả hoạt động Quỹ HTND, từ năm 2010 đến nay, UBND tỉnh và các huyện, thành phố đã cấp 5,69 tỷ đồng bổ sung cho Quỹ HTND.
Mô hình vay vốn Quỹ HTND nuôi chim bồ câu Pháp của hội viên nông dân thị trấn Chợ Mới. Ảnh Hà Thanh
Từ nguồn vốn này, các cấp Hội ND tỉnh đã triển khai thực hiện được 100 dự án trồng trọt và chăn nuôi với gần 1.200 lượt hội viên tham gia. Các dự án đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: Dự án trồng và chăm sóc cam, quýt ở xã Quang Thuận, Dương Phong; dự án trồng chuối và sấy khô nông sản ở xã Vi Hương (Bạch Thông); dự án nuôi chim bồ câu, chăn nuôi lợn ở thị trấn Chợ Mới; dự án chăn nuôi trâu bò vỗ béo ở xã Nghiên Loan (Pác Nặm)...
Hội ND huyện Chợ Mới là một trong những đơn vị Hội quản lý hiệu quả nguồn vốn vay Quỹ HTND. Ông Nguyễn Văn Thủy - Chủ tịch Hội ND huyện Chợ Mới cho biết: Hội ND huyện hiện có hơn 5.000 hội viên tham gia sinh hoạt tại 164 chi hội. Để giúp hội viên phát triển kinh tế, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững, Hội đã triển khai nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ hội viên như: Hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề, cung ứng vật tư nông nghiệp, tập huấn khoa học kỹ thuật...
Năm 2019, từ nguồn Quỹ HTND hơn 3 tỷ đồng, Hội đã triển khai cho 94 hộ hội viên vay, xây dựng được 3 mô hình kinh tế tại các xã Quảng Chu, Yên Cư, Yên Đĩnh. Đồng thời, Hội nhận uỷ thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội cho 1.797 hộ vay hơn 82 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng NNPTNT triển khai cho vay đối với các tổ hợp tác, hợp tác xã và các hộ xây dựng gia trại.
Các cấp Hội ND huyện Chợ Mới còn phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức 167 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho hơn 5.000 cán bộ, hội viên. Hội còn cung ứng hơn 50 tấn phân bón các loại, hàng triệu cây ớt giống cho hội viên phát triển sản xuất; hỗ trợ vốn cho hội viên xã Quảng Chu, Thanh Bình mua 9 tấn gừng giống.
Giúp hội viên tăng thu nhập
Được hỗ trợ vốn, hướng dẫn, tư vấn KHKT, nhiều hội viên nông dân huyện Chợ Mới xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả. Điển hình như mô hình nuôi chim bồ câu ở thị trấn Chợ Mới. Theo đó, Hội ND huyện Chợ Mới đã giải ngân 300 triệu đồng cho 9 hộ hội viên thị trấn Chợ Mới vay vốn nuôi chim câu (trung bình 30 - 40 triệu đồng/hộ) trong thời gian 36 tháng.
Giai đoạn 2016 - 2019, toàn huyện Chợ Mới đã có 2.346 hộ hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Theo rà soát, năm 2019 số hội viên của Hội thoát nghèo đạt tỷ lệ 2,5%.
Trước khi triển khai thực hiện, Hội đã tổ chức cho bà con đi tham quan, học tập mô hình nuôi bồ câu ở Thái Nguyên để tìm hiểu kỹ thuật và nguồn con giống. Sau hơn 2 năm triển khai, đến nay các mô hình nuôi bồ câu lai Pháp của hội viên nông dân thị trấn bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Từ chỗ mỗi hộ chỉ nuôi 40 con, đến nay tổng đàn chim bồ câu của 9 hộ thực hiện mô hình đã phát triển lên hơn 600 con.
Anh Nguyễn Ngọc Quy (ở tổ 5 thị trấn Chợ Mới) là 1 trong những hộ thực hiện hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND. Hiện anh Quy nuôi hơn 200 cặp chim câu bố mẹ, chủ yếu là giống bồ câu Pháp, đây giống bồ câu có giá bán rất cao. Gia đình anh cung cấp con giống cho các địa phương lân cận với giá 500.000 đồng/đôi chim giống bồ câu Pháp; bồ câu lai Pháp có giá bán 150.000 200.000 đồng/cặp.
Anh Quy cho biết: Được vay vốn Quỹ HTND, gia đình anh đã đầu tư hệ thống chuồng trại bài bản, đảm bảo vệ sinh, đàn bồ câu phát triển khỏe mạnh. Mỗi cặp bồ câu giống đều được bố trí một lồng riêng, được đánh dấu cẩn thận để tiện chăm sóc và theo dõi quá trình sinh sản và phòng ngừa dịch bệnh.
Tại xã Yên Đĩnh, 16 hộ hội viên, nông dân tại 3 chi Hội ND thôn Nà Hin, Nặm Bó và Tổng Cổ cũng được vay 650 triệu đồng nguồn vốn Quỹ HTND, thời hạn vay 2 năm để thực hiện dự án chăn nuôi dê sinh sản. Bình quân mỗi hộ hội viên được vay 40-50 triệu đồng, sau khi giải ngân các hộ mua 300 con dê và nhân giống thêm 50 con dê bố, mẹ.
Sau hai năm đàn dê sinh sản được 500 con thương phẩm, trung bình mỗi con có trọng lượng 20kg, với giá bán 100.000 đồng/kg, tổng giá trị đàn dê tăng thêm 1 tỷ đồng. Sau hai năm thực hiện dự án chăn nuôi dê sinh sản, trung bình các hộ hội viên có thêm thu nhập 62,5 triệu đồng/hộ/năm.
Nhờ triển khai kịp thời các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nên năm qua trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả.
Tuyên Quang: Nông dân có vốn đầu tư nuôi trâu, càng nuôi càng lãi Nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có đời sống khấm khá hơn nhờ được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) để đầu tư nuôi trâu sinh sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giúp hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội ND xã Thành Long, huyện Hàm Yên...