Thagrico mua lại toàn bộ công ty con vốn 1.500 tỷ đồng của HAGL Agrico
An Đông Mia chuyên trồng và kinh doanh cao su và các loại cây công nghiệp khác. Thương vụ M&A được thực hiện khi chỉ một tháng nữa HAGL Agrico tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bàn chuyện tăng vốn.
CTCP Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico – mã HNG) mới đây cho biết HĐQT đã thông qua giao dịch chuyển nhượng toàn bộ vốn góp sở hữu tại Công ty TNHH MTV An Đông Mia cho CTCP Nông nghiệp Trường Hải (THAGRICO). Giá trị thương vụ hiện chưa được công bố. THAGRICO sẽ trở thành chủ doanh nghiệp, nắm giữ 100% vốn An Đông Mia.
Theo thông tin công bố trước đây, An Đông Mia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực trồng và kinh doanh cao su và các loại cây công nghiệp khác. HAGL Agrico bắt đầu đầu tư vào An Đông Mia từ tháng 10/2015 thông qua việc mua 69,50% cổ phần từ các nhà đầu tư cá nhân. Các năm sau, HAGL Agrico tiếp tục mua lại phần vốn góp do công ty Bò sữa Tây Nguyên và công ty Chăn nuôi Gia Lai nắm giữ để gia tăng sở hữu. Đến cuối quý III, HAGL Agrico đã đầu tư tổng cộng gần 883 tỷ đồng, tương đương sở hữu 99,78% vốn điều lệ của An Đông Mia.
Trong quý IV vừa qua, An Đông Mia đã có sự thay đổi đáng kể về quy mô vốn điều lệ, loại hình doanh nghiệp cũng như nhân sự. Theo thông tin đăng ký trên Cục Quản lý kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ 21/10, số vốn điều lệ đã tăng gấp 7,5 lần từ 200 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cùng đó, công ty này hiện đã chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần sang công ty TNHH MTV. Ông Nguyễn Hoàng Phi, Phó Tổng giám đốc HAGL Agrico và cũng là người đảm nhận vị trí kế toán trưởng của THACO, đã trở thành giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của An Đông Mia từ ngày 18/12/2020.
Thương vụ M&A trên được thực hiện khi chỉ gần một tháng nữa HAGL Agrico tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bàn chuyện tăng vốn. Theo kế hoạch, giữa tháng 1/2021, các cổ đông của HAGL Agrico, trong đó có Hoàng Anh Gia Lai (sở hữu 40,83% vốn), sẽ họp bất thường thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ.
Danh tính bên mua hiện vẫn chưa được công bố. Công ty mẹ Hoàng Anh Gia Lai nhiều khả năng không tham gia mua đợt phát hành này và phải chấp nhận giảm tỷ lệ sở hữu. Nhưng đổi lại, HAGL Agrico sẽ có vốn để trả nợ, tạo đà để tiếp tục mở rộng kinh doanh.
Tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam (GELEX) dự kiến phát hành 293 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ
Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GELEX - mã chứng khoán GEX) vừa công bố Nghị quyết số 57/2020/GELEX/NQ-HĐQT của Hội đồng quản trị phê duyệt tài liệu đại hội đồng cổ đông bất thường 2020 đối với phương án tăng vốn điều lệ.
Cụ thể, ngày 29/12 tới đây, GELEX trình đại hội cổ đông phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua với tỷ lệ thực hiện quyền là 10:6 (01 cổ phiếu được hưởng 01 quyền mua và cứ 10 quyền mua được mua 06 cổ phiếu mới). Như vậy, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành gần 293 triệu cổ phiếu.
Với mức giá chào bán là 12.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 22,7% so với giá trị sổ sách của GELEX tại thời điểm 30/09/2020 (15.515 đồng/cổ phiếu) và thấp hơn 42,0% so với giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/12/2020 (20.700 đồng/cổ phiếu), giá trị vốn huy động tối đa hơn 3.500 tỷ đồng, GELEX dự kiến có thể tăng vốn điều lệ lên hơn 7.800 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát hành trong nửa đầu năm 2021.
Tăng vốn để tiếp tục phát triển bền vững
Trong những năm gần đây, GELEX liên tục tăng chi đầu tư cho tăng trưởng và mở rộng quy mô hoạt động trong đó phần nhiều sử dụng nợ vay. Các khoản đầu tư này đều mang lại tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tốt cho Tổng công ty như thể hiện ở hình dưới.
Mặc dù liên tục tăng trưởng về doanh thu và cải thiện biên lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn chưa tăng trưởng tương xứng mà lý do chính từ việc chi phí tài chính liên tục tăng cao từ mức 75 tỷ đồng năm 2016 lên dự kiến lên trên 1.000 tỷ đồng năm 2020 trong khi chưa thể hợp nhất Viglacera về doanh thu và lợi nhuận.
Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, Doanh thu thuần của Gelex vẫn tăng trưởng trên 14% mặc dù biên lợi nhuận giảm do giá nguyên vật liệu chính là Đồng tăng mạnh và tập đoàn áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ đại lý, tăng trưởng thị phần.
Dự kiến trong năm 2021 sau khi Gelex hoàn thành việc mua chi phối Viglacera sẽ giúp tăng trưởng doanh thu và cải thiện biên lợi nhuận gộp, EPS pha loãng dự kiến ở mức trên 1.500 đồng/cổ phiếu, so với mức EPS 1.348 đồng/cổ phiếu năm 2020.
Để đảm bảo tiếp tục tăng trưởng bền vững cho những năm sắp tới, GELEX dự kiến huy động 3.500 tỷ đồng đầu tư vào các dự án cụ thể như sau: (i) đầu tư 1.800 tỷ đồng vào các dự án điện gió Hướng Phùng 2 & 3, GELEX 1&2&3 với tổng công suất 140 Mw tại tỉnh Quảng Trị với mục tiêu phát điện trước tháng 11/2021 với giá bán điện là 8.5 cents/kwh; (ii) đầu tư 500 tỷ đồng để triển khai Dự án "Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê" tại số 10 Trần Nguyên Hãn và 27-29 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Dự án có tổng diện tích gần 10.000 m2, tổng vốn đầu tư dự án trên 2.000 tỷ đồng, cơ cấu vốn đầu tư dự kiến huy động khoảng 30% vốn tự có và 70% từ nguồn vốn vay.
Ngoài ra hơn 415 tỷ đồng sẽ được sử dụng để bổ sung vào vốn lưu động cho Gelex và 800 tỷ đồng bổ sung nhằm tái cơ cấu tài chính và bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho Công ty cổ phần Thiết Bị điện Gelex.
GELEX được biết đến là tập đoàn đa ngành hoạt động trên nhiều lĩnh vực bao gồm sản xuất công nghiệp và hạ tầng. Sản xuất công nghiệp: gồm Sản xuất thiết bị điện và Vật liệu xây dựng. Hạ tầng: gồm sản xuất nguồn điện tái tạo, nước sạch, đầu tư phát triển khu công nghiệp bao gồm hoạt động đầu tư nhà ở xã hội cho lao động địa phương tại các khu vực lân cận khu công nghiệp, nhà ở cho chuyên gia và cho người lao động tại khu công nghiệp.
HUD bán hết 34,8 triệu cổ phần tại HUD Kiên Giang HUD đã bán hết 100% số cổ phần chào bán tương đương hơn 34,8 triệu cổ phần cho 1 nhà đầu tư với giá đấu thành công bình quân 1.185 tỷ đồng/lô cổ phần. HUD đã và đang triển khai 25 khu đô thị mới tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, cung cấp hơn 6 triệu m2 sàn nhà ở. Ảnh...