Thaco xin làm hai dự án 7.000 tỷ đồng
Tập đoàn Thaco vừa có kiến nghị xin được làm hai dự án lớn đã có quyết định đầu tư từ năm 2018 nhưng đến nay chưa thể thực hiện được.
Đó là dự án luồng tàu Cửa Lỡ đón được tàu 5.000 tấn có vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng và dự án quốc lộ 14A nối từ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi – TP.HCM có chiều dài 70km, hiện nay đang xuống cấp có vốn đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng.
“ Với tính cấp thiết của 2 dự án và trên tinh thần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phục vụ nền kinh tế, nhất là đón đầu sự dịch chuyển của chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu cho miền Trung và phát triển nông lâm nghiệp, Thaco xin cơ chế để được đầu tư và hoàn vốn theo đúng quy định của pháp luật“, ông Dương đề xuất.
Thaco cho rằng, hai dự án trên được thực hiện sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của vùng.
Ông Bá Dương cũng thông tin: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong 4 tháng đầu năm, doanh thu của Thaco đạt 11.500 tỷ đồng, nộp ngân sách tỉnh Quảng Nam 3.046 tỷ đồng (giảm 30% so với cùng kỳ). Đại diện của Thaco đưa ra dự đoán thị trường sẽ giảm 25% trong năm 2020. “Chúng tôi quyết tâm cam kết thực hiện nộp ngân sách ít nhất 12.000 tỷ đồng, giảm 15% so với 2019″, ông Dương nói.
Video đang HOT
Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) xin được làm 2 dự án gần 7.000 tỷ. (Ảnh: Ngọc Khánh)
Ông Dương đánh giá cao các biện pháp can thiệp, hỗ trợ của chính phủ trong việc khôi phục kinh tế, giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tuy nhiên ông cho rằng cần có sự cân nhắc hài hoà giữa việc giải quyết khó khăn trước mắt với quy luật thị trường nhằm không chỉ vượt qua khó khăn giai đoạn này mà còn khuyến khích tinh thần đổi mới, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng phù hợp với kinh tế thị trường chung của thế giới.
Chủ tịch Thaco lấy ví dụ trường hợp giá thịt lợn tăng cao nếu nhìn nhận theo hướng tích cực cũng là cơ hội khuyến khích đầu tư công nghệ cao một cách bài bản cho ngành chăn nuôi để sau này nguồn cung sẽ đầy đủ không phải giải cứu hay phải can thiệp điều hành giá thịt lợn nữa. Đây là cơ hội để ngành nuôi lợn phát triển, thậm chí hướng tới xuất khẩu thịt lợn.
Ông Dương cho rằng các biện pháp hỗ trợ của Chinh phủ là để giúp doanh nghiệp đứng trên đôi chân của mình chứ không phải tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ. Đại diện Thaco cũng kiến nghị Chính phủ sớm nối lại giao thương các nước có nguy cơ thấp, có thể ưu tiên nới lại cửa khẩu đường bộ sớm hơn.
Thaco và HAGL "bơm máu", vay dài hạn tại công ty con của Bầu Đức tăng đột biến
Nhờ các khoản cho vay nghìn tỷ của Thaco và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), chi phí tài chính của HAGL Agrico đã giảm hẳn trong quý 1/2020. Tuy nhiên nợ dài hạn cũng vì thế mà tăng vọt.
CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) vừa công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu đạt 491 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế 64 tỷ đồng (tăng nhẹ 0,04%).
Thaco và HAGL "bơm máu", vay dài hạn tại công ty con của Bầu Đức tăng đột biến
Trong tổng doanh thu quý 1, doanh thu từ bán trái cây đạt 209 tỷ đồng, tăng 18% so với quý 1/2019. Doanh thu từ bán vật tư nông nghiệp cũng tăng 19% lên 198 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu từ bán mủ cao su và giảm 35% còn 49 tỷ đồng, doanh thu từ hàng hóa dịch vụ khác tăng 31% lên 33 tỷ đồng.
Đáng chú ý, chi phí lãi vay của công ty đã giảm mạnh 34% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 136 tỷ đồng.
Tính đến 31/03, vay ngắn hạn của HAGL Agrico đã giảm 75% so với cuối năm 2019, còn 866 tỷ đồng, trong đó có khoản vay hơn 599 tỷ đồng tại TPBank.
Tuy nhiên, khoản vay dài hạn lại tăng mạnh 171% lên 4.866 tỷ đồng, bao gồm hơn 748 tỷ đồng tại BIDV, hơn 262 tỷ đồng tại Sacombank. Đáng chú ý là các khoản vay từ bên liên quan: HAGL 1.995 tỷ đồng, Thaco 1.768 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2019 là 805 tỷ đồng), và Công ty TNHH MTV Cao su Trung Nguyên 102 tỷ đồng. Cũng trong quý 1, công ty cũng đã trả cho Thaco 975 tỷ đồng nợ gốc và 43,8 tỷ đồng tiền lãi.
Tại ngày 31/3, HAGL của "bầu" Đức chỉ còn nắm giữ 40,83% vốn tại HAGL Agrico. Công ty hiện có 08 công ty con trực tiếp, 06 công ty con gián tiếp, 01 công ty liên kết và 01 chi nhánh.
Trong quý 1, HAGL Agrico đã mua thêm toàn bộ 35,9 triệu cổ phiếu được phát hành mới từ công ty con HAGL Đắk Lắk, với tổng giá trị 359 tỷ đồng, qua đó tăng tỷ lệ sở hữu lên 99,78%. Cùng với đó là việc hoàn tất nghiệp vụ mua 6,190 triệu cổ phiếu (100%) tại công ty Cao su Ban Mê với tổng giá trị 444 tỷ đồng.
Trước đó, vào tháng 8/2019 thương vụ Thaco mua lại 50 triệu cổ phiếu HNG của HAGL Agrico từ CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã được hoàn tất sau cái bắt tay giữa ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco và ông Đoàn Nguyên Đức giữ chức Chủ tịch HĐQT HNG và HAG.
Bằng việc hoàn tất giao dịch này, ông Trần Bá Dương cùng nhóm liên quan (Thaco, Công ty Trân Oanh, Phó Chủ tịch Thaco Nguyễn Hùng Minh) nắm giữ lượng cổ phần 35% vốn tại HAGL Agrico.
Thương vụ này là một phần trong cái bắt tay giữa Thaco và HAGL với trọng tâm là cơ cấu nợ và thu xếp vốn cho công ty của "bầu Đức". Ông chủ Thaco Trần Bá Dương khi đó cam kết sẽ rót vốn vào HAGL Agrico, triển khai dự án của HAGL Myanmar và thu xếp cơ cấu khoản nợ vay, cùng dòng vốn đầu tư vào vườn cây ăn trái với tổng giá trị khoảng 1 tỷ USD, mục tiêu diện tích trồng khoảng 30.000ha vào năm 2020.
Ngân Giang
Tp.HCM cho phép chuyển đổi dự án nhà ở cao cấp sang bình dân UBND Tp.HCM vừa có Công văn số 1664/UBND-ĐT giao Sở Xây dựng tham mưu UBND TP giải quyết cho phép chuyển đổi theo quy định các dự án BĐS nhà ở trung, cao cấp đang tồn kho hoặc chủ đầu tư có nhu cầu điều chỉnh quy mô căn hộ sang phân khúc bình dân hoặc làm nhà ở xã hội. Theo đó,...