Thách thức tín dụng tiêu dùng

Theo dõi VGT trên

Được cho là mảnh đất “màu mỡ” để các ngân hàng, công ty tài chính tung hoành và trên thực tế, tín dụng tiêu dùng cũng đang tạo sức bật cho nhiều đơn vị. Tuy nhiên, so với tiềm năng của một thị trường trẻ gần 100 triệu dân thì thị phần tín dụng tiêu dùng còn rất khiêm tốn bởi những thách thức không dễ vượt qua.

Thách thức tín dụng tiêu dùng - Hình 1

Lãi suất cho vay tiêu dùng ở Việt Nam cao là bởi mức độ rủi ro lớn và lạm phát cao

Tiềm năng cao…

Ông Nguyễn Thiện Tâm, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến FE Credit nhận định, dư địa phát triển cho thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn còn lớn với 4 nguyên do.

Đầu tiên là cấu trúc kinh tế và sự dịch chuyển trong hành vi tiêu dùng. Theo ông Tâm, Việt Nam có cấu trúc kinh tế với tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần (chiếm 17% GDP), nhường chỗ cho dịch vụ chiếm trên 45% GDP.

Đặc biệt, với quy mô dân số lớn (khoảng 94 triệu người) và thu nhập bình quân đầu người đang tăng, trong đó người trẻ tại các thành thị lại có xu hướng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn mức thu nhập để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống.

Thứ hai, tốc độ phát triển không ngừng của thị trường tài chính tiêu dùng. Thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia và Stockplus cho thấy, năm 2017, ước tính dư nợ tín dụng tiêu dùng cả nước có quy mô khoảng 26,5 tỷ USD, tăng 65% so với năm 2016 và vượt xa tốc độ tăng trưởng tín dụng chung (khoảng 19%), qua đó nâng tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng tăng từ 12,3% của năm 2016 lên 17% vào cuối năm 2017.

48% dân số có thu nhập thấp khó tiếp cận được với dịch vụ cho vay của ngân hàng truyền thống sẽ trở thành những khách hàng tiềm năng của lĩnh vực tài chính tiêu dùng

Thứ ba, thị trường tài chính tiêu dùng thu hút nguồn vốn đầu vào lớn. Một nghiên cứu từ EY cho thấy, trên quy mô toàn cầu, hiện các khoản đầu tư vào dịch vụ cho vay đạt 24,3 tỷ USD cho giai đoạn 2016-2017.

Trong cuộc khảo sát tài chính công nghệ năm 2017, EY cũng nhận định rằng, dịch vụ cho vay đang là 1 trong 3 ngành hàng đầu về lợi nhuận đầu tư và cũng là 1 trong 3 ngành nhỏ thuộc tài chính công nghệ thu hút đầu tư hàng đầu từ các nhà đầu tư ASEAN.

“Việc các công ty tài chính huy động được nguồn vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài có uy tín được kỳ vọng giúp thị trường tài chính tiêu dùng có nguồn lực mạnh hơn, từ đó các chiến lược kinh doanh được xây dựng hấp dẫn hơn, với mức lãi suất cho vay tốt hơn”, ông Tâm nói.

Thứ tư, mức thâm nhập thị trường còn thấp mở ra nhiều cơ hội. Ông Tâm tính toán, tỷ trọng tài chính tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn khá thấp khi so sánh với thị trường các khu vực khác.

Nếu như ở các nước phát triển, tỷ trọng cho vay tiêu dùng thường chiếm khoảng từ 40% đến 50% trên tổng dư nợ, thì trong năm 2017, tài chính tiêu dùng đóng góp 17% tổng dư nợ cả nước, cho nên cơ hội tăng trưởng của ngành tại thị trường Việt Nam vẫn còn rất lớn.

“48% dân số có thu nhập thấp khó tiếp cận được với dịch vụ cho vay của ngân hàng truyền thống sẽ trở thành những khách hàng tiềm năng của lĩnh vực tài chính tiêu dùng.

Video đang HOT

Đồng thời, thị trường nông thôn, vùng ven vẫn còn đang bị bỏ ngỏ do các công ty tài chính vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng tại đây”, ông Tâm nhận định.

…Nhưng thách thức cũng không nhỏ

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế nhận định, tín dụng tiêu dùng chưa phát triển bởi nhận thức chưa đúng và đủ về tín dụng tiêu dùng. Văn hóa đi vay để tiêu dùng còn ở mức thấp.

“Người Việt Nam ngại đi vay sòng phẳng, tâm lý không muốn vay để tiêu dùng, nhưng thực tế khi vay tiêu dùng sẽ không làm phiền ai và đây là bí mật tài chính của mình”, ông Lực nói.

Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ tín dụng tiêu dùng cũng chưa đa dạng và phù hợp. Chẳng hạn, chưa có sản phẩm ở quê cho vay đám cưới, đám ma…, hay hình thức cho vay sinh viên là cho vay trước ngày trả lương còn ít, trong khi đó, thủ tục còn phức tạp, thủ công.

Thị trường tài chính phát triển nhanh, tinh vi và phức tạp; trong khi hành lang pháp lý chưa theo kịp, chưa đồng bộ, nhất quán và đặc biệt, khó khăn lớn nhất là tiếp cận thông tin thu nhập.

Chấm điểm tín dụng khách hàng (credit scoring) hết sức khó khăn do thông tin thiếu minh bạch, thiếu chính xác, trong khi tính tuân thủ của bên vay còn chưa cao và khi thông tin không minh bạch thì không thể cho vay tín chấp.

Ông Lực cho biết thêm, ngay trong khu vực tín dụng tiêu dùng ở Trung Quốc chiếm 21% trong tổng tín dụng, của ASEAN 5 là 35%…, còn ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 18% trong tổng dư nợ (bao gồm cả cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở) và lãi suất cũng cao hơn nhiều so với lãi suất thương mại.

Chẳng hạn, ở Mỹ, lãi suất cho vay thông thường chỉ 0,25%/năm, nhưng lãi suất cho vay tiêu dùng cũng từ 8-36%/năm; ở Trung Quốc, lãi suất tín dụng thông thường khoảng 6%/năm, nhưng cho vay tiêu dùng là 10-40%/năm… Lãi suất ở Việt Nam cao hơn các nước, theo TS. Cấn Văn Lực, là bởi rủi ro hơn và lạm phát cũng cao hơn.

“Nhiều ý kiến cho rằng, nên áp trần lãi suất, nhưng nếu triển khai rất rủi ro, tốn kém về mặt quản lý. Chẳng hạn, nếu áp trần 20%/năm như vay thương mại thì các công ty sẽ không thể cho vay được bởi không đủ trang trải về chi phí và yêu cầu lợi nhuận.

Ngoài ra, việc áp trần lãi suất sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế vì hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp và ở vùng sâu, vùng xa, sinh viên các trường đại học, chưa kể lại gián tiếp thúc đẩy tín dụng đen phát triển với lãi suất cao hơn gấp đôi, gấp ba lãi tiêu dùng”, TS. Lực chia sẻ.

Và các khuyến nghị

Theo ông Lực, cần sớm ban hành Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện; thực hiện tốt Đề án 1726 (tháng 9/2016) về tiếp cận dịch vụ ngân hàng, Nghị quyết 42 của Quốc hội và Quyết định 1058 về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, Quyết định 986 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược ngành ngân hàng đến 2025;

Hoàn thiện khung pháp lý cho các FinTech và các sản phẩm tài chính mới (P2P lending, Crowd funding….); nâng cao nhận thức, văn hóa vay tiêu dùng (góp phần giảm tín dụng đen), đồng thời tăng cường giáo dục tài chính (financial education).

Cùng với đó là định hướng phát triển kênh phân phối hợp lý (chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, ngân hàng số, công ty tài chính, FinTech…, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo); phát triển thị trường tài chính cân bằng hơn (nhất là phát triển thị trường chứng khoán, trái phiếu, phái sinh, tài chính vi mô…) nhằm giảm tải cho hệ thống ngân hàng; đồng thời không thể thiếu sự phối hợp các bộ, ngành nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc thủ tục hành chính.

Bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc EY Việt Nam cho rằng, việc đầu tư vào công nghệ là rất quan trọng, đặc biệt là các giải pháp giúp cải thiện quy trình nghiệp vụ nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ sai sót do yếu tố con người, thất thoát dữ liệu và tăng cường hiệu quả của toàn bộ hệ thống xử lý…

“Nếu xây dựng được nền tảng công nghệ vững chắc, các công ty tài chính hoàn toàn có thể làm tăng sự hài lòng của khách hàng nhờ việc ra quyết định nhanh chóng, loại trừ sự gián đoạn trong xử lý hậu kỳ do giới hạn về thời gian làm việc, thay đổi nhân sự, nghỉ phép, chất lượng nhân viên không đồng đều… đối với các sản phẩm cho vay được số hóa”, bà Dương nhấn mạnh.

Nhuệ Mẫn

Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Những hạn chế sau 5 năm đổi mới giáo dục và đào tạo

Có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng công tác bồi dưỡng giáo viên, tự chủ đại học và việc tổ chức thi cử vẫn gặp phải thách thức.

Tại hội thảo khoa học ngày 18/9, các nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội công bố kết quả nghiên cứu việc thực hiện Nghị quyết 29 ban hành năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

PGS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết các nhóm nghiên cứu đã khảo sát hơn 2.500 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên; phỏng vấn trên 200 cán bộ lãnh đạo, quản lý và các chuyên gia của các cơ quan trung ương, cơ quan bộ, ngành; phỏng vấn gần 1.000 học sinh và sinh viên, 500 cha mẹ học sinh; đồng thời tập hợp cơ sở dữ liệu từ các bộ ngành và các cơ quan trong 5 năm để đ.ánh giá chuyển biến của nền giáo dục dưới tác động của Nghị quyết 29.

Theo kết quả nghiên cứu ba đề tài về giáo dục phổ thông; đổi mới thi, kiểm tra và tự chủ đại học, nhiều ưu điểm được các nhóm nghiên cứu chỉ ra. Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 vẫn còn nhiều hạn chế.

Những hạn chế sau 5 năm đổi mới giáo dục và đào tạo - Hình 1

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VNU

Công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông chưa theo kịp sự phát triển

Đại diện nhóm nghiên cứu đề tài "Giáo dục phổ thông: tiệm cận dần theo chuẩn quốc tế", PGS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm của Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho biết trong 5 năm qua, chất lượng giáo dục phổ thông được nâng cao rõ rệt với những chuyển dịch tích cực trong chính sách, xây dựng chương trình theo tiếp cận năng lực, phẩm chất và đang ngày càng tiến gần đến chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều tồn tại. Thứ nhất, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa theo kịp sự phát triển. Theo ông Thành, nội dung bồi dưỡng giáo viên hiện nay còn cứng nhắc, chưa đồng bộ, hạn chế trong việc tận dụng công nghệ thông tin. Chương trình đào tạo giáo viên chậm đổi mới, khả năng dự báo nhu cầu chưa tốt. Bên cạnh đó, vị thế giáo viên, lương giáo viên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thứ hai, một số bộ phận cán bộ quản lý chưa năng động và sáng tạo; còn phải làm nhiều nhiệm vụ hành chính, sự vụ ngoài chuyên môn. "Khả năng thích ứng và sức ì của một bộ phận giáo viên cũng cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin cũng như tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh", ông Thành nói.

Thứ ba, chương trình mới đã ban hành nhưng chậm so với yêu cầu, chương trình hiện hành còn chú trọng về nội dung kiến thức. Ngoài ra, sự thiếu đồng bộ về chính sách cũng gây trở ngại.

Kiểm tra đ.ánh giá, thi cử còn nhiều vấn đề

Trong 9 nhiệm vụ được đặt ra ở Nghị quyết 29, nhiệm vụ trọng tâm thứ ba là đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đ.ánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Theo GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Đại học Giáo dục, nhiệm vụ này đang dần được thể chế hóa ở tất cả các cấp học.

Ví dụ ở bậc tiểu học, trọng tâm đ.ánh giá định lượng đã được chuyển sang định tính. Ở bậc trung học và đại học, đ.ánh giá tổng kết dần dịch chuyển sang quá trình, bám sát chuẩn đầu ra. Còn với thi tốt nghiệp và đại học, hai kỳ thi độc lập đã được gộp vào làm một.

Ông Thanh cũng cho rằng kiểm tra đ.ánh giá đang đi đúng triết lý vì sự phát triển năng lực của học sinh. Các đ.ánh giá đang ngày càng trở nên toàn diện, điển hình như những chuyển biến tích cực trong kỳ thi THPT quốc gia.

Tuy nhiên, việc đổi mới thi và kiểm tra đ.ánh giá vẫn thiếu đồng bộ trong chính sách và thực thi chính sách; năng lực của đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Đặc biệt, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia còn bộc lộ nhiều vấn đề.

Hiệu trưởng Đại học Giáo dục cho rằng cần tiếp tục duy trì mô hình thi THPT quốc gia để đảm bảo tính ổn định. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục vẫn cần thực hiện một số việc như hoàn thiện kỹ thuật; bổ sung, nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi.

"Ngân hàng câu hỏi lớn sẽ giúp việc bảo mật không cần nặng nề như hiện nay bởi kể cả khi công khai, hàng chục nghìn câu hỏi ở các mức độ khác nhau cũng sẽ khiến học sinh phải có năng lực mới xử lý hết. Và khi công khai câu hỏi, dạng thức đề thi, học sinh có thể tự đ.ánh giá, sau đó sẽ thi cử thoải mái hơn", ông Thanh nói.

Những hạn chế sau 5 năm đổi mới giáo dục và đào tạo - Hình 2

GS Nguyễn Quý Thanh. Ảnh: VNU

Nhiều thách thức với tự chủ đại học

TS Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Đảm bảo chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng khi thực hiện Nghị quyết 29, tự chủ đại học trở thành nhu cầu tự thân của các trường, được xem là chìa khóa nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng đầu ra.

Tự chủ đại học góp phần giúp Việt Nam có hai trường nằm trong top 1000 thế giới theo xếp hạng QS World, tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư và phó giáo sư ở các đại học (đặc biệt các trường đã tự chủ trên 2 năm) tăng rõ rệt, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm 27%, nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế được chú trọng.

Ngược lại, nhóm nghiên cứu của ông Huy cũng chỉ ra 5 rào cản, thách thức với tự chủ đại học, trong đó có cơ chế chính sách thực hiện tự chủ thiếu và chưa đồng bộ; các nhân tố liên quan trong triển khai tự chủ đại học chưa sẵn sàng; vai trò của cơ quan chủ quản, ban giám hiệu và hội đồng trường chưa rõ ràng.

Bên cạnh đó, sự thiếu năng lực và sẵn sàng tiếp nhận quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục; cơ chế tài chính chưa chuyển đổi kịp thời so với yêu cầu thực tiễn cũng là rào cản với vấn đề tự chủ đại học.

Dương Tâm

Theo Vnexpress

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
20:33:26 19/09/2024
Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình
22:16:32 19/09/2024
Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản
23:04:30 19/09/2024
Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"
23:17:24 19/09/2024
Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"
22:29:16 19/09/2024
NSND Hồng Vân thẳng thắn nhắc nhở đàn em Thy Nhung
21:17:20 19/09/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Lừa đặt tiệc rồi chiếm đoạt hơn 270 triệu đồng của quán cơm

Pháp luật

06:12:27 20/09/2024
Một chủ quán ăn được một số điện thoại lạ mạo danh Bộ đội lừa đặt tiệc cơm rồi qua đó chiếm đoạt hơn 270 triệu đồng.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

Thế giới

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

Ẩm thực

06:04:56 20/09/2024
Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.

'Transformers: One': Khi 'người máy biến hình' không chỉ có cảnh cháy nổ

Phim âu mỹ

06:03:13 20/09/2024
Transformers: One , Josh Cooley đạo diễn, Michael Bay đồng sản xuất, nhận nhiều lời khen nhờ phần kịch bản nhiều cảm xúc, không còn những cảnh cháy nổ vô tri như loạt phim người đóng trước đây.

Mỹ nam Hoa ngữ đóng hiện đại đẹp xuất sắc nhưng cổ trang lại cực xấu: Thử một lần mà ám ảnh không dám có lần hai?

Hậu trường phim

06:02:18 20/09/2024
Mỹ nam Hoa ngữ này đóng phim ngôn tình hiện đại thì rất đẹp thế nhưng lại không hợp với tạo hình cổ trang một chút nào.

Nữ ca sĩ gây tiếc nuối nhất khi không tham gia 2 mùa Chị Đẹp

Tv show

06:00:41 20/09/2024
Sau hai show truyền hình hot nhất về dàn anh trai - các nam nghệ sĩ thì Chị Đẹp Đạp Gió 2024 - mùa 2 của đang được rất nhiều khán giả mong chờ.

HIEUTHUHAI vượt mặt Sơn Tùng

Nhạc việt

06:00:09 20/09/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI đã chính thức vượt qua Sơn Tùng M-TP về lượt người nghe hằng tháng trên nền tảng âm nhạc Spotify.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

Sức khỏe

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hồng Đăng vui bên gia đình sau những ngày lăn xả ở vùng lũ, Thuỳ Tiên gây cười

Sao việt

23:05:26 19/09/2024
Diễn viên Hồng Đăng sum họp gia đình sau thời gian hỗ trợ bà con vùng lũ. Biểu cảm của Thuỳ Tiên khi tập thể dục trong Sao nhập ngũ khiến người hâm mộ cười thích thú.

Taylor Swift và bạn trai cầu thủ đã "sẵn sàng cho một chương mới"

Sao thể thao

23:04:27 19/09/2024
Kể từ khi công khai hẹn hò hồi cuối năm ngoái, Taylor Swift và bạn trai Travis Kelce ngày càng khăng khít. Cả hai thường xuyên đến cổ vũ cho một nửa của mình, bên nhau nhiều thời gian nhất có thể.