Thách thức tăng vốn sẽ thúc đẩy làn sóng thâu tóm – sáp nhập giữa các ngân hàng?
Theo Fitch Ratings, nhiều ngân hàng đang vật lộn để đáp ứng yêu cầu về vốn theo chuẩn Basel II. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm này nhận định những ngân hàng nhỏ hơn sẽ trở thành mục tiêu thâu tóm – sáp nhập, thậm chí cơ quan quản lý có thể khuyến khích các ngân hàng “dày vốn” đảm nhận nhiệm vụ thâu tóm – sáp nhập.
Thách thức tăng vốn sẽ thúc đẩy làn sóng thâu tóm – sáp nhập giữa các ngân hàng?
Theo nhận định mới đây của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép một số ngân hàng triển khai Basel II, tuy nhiên, động thái này đã làm lộ rõ vấn đề “vốn mỏng” khi nhiều ngân hàng không có khả năng đáp ứng các yêu cầu về vốn trước hạn chót là ngày 1/1/2020.
Fitch Ratings cho hay, tăng trưởng tín dụng nhanh chóng cùng các lựa chọn hạn chế khi tăng vốn nhờ nguồn lực bên ngoài có thể sẽ tiếp tục kìm hãm những cải thiện về vốn, khiến ngành này dễ bị tổn thương trước những cú sốc.
Cơ quan này kỳ vọng sẽ có sự linh hoạt về thời hạn thực hiện Basel II đối với các ngân hàng đang vật lộn để đáp ứng các yêu cầu. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% sẽ được áp dụng theo Basel II, thấp hơn quy định 9% hiện tại, nhưng các hệ số rủi ro thì khắt khe hơn nhiều. .
Đến giữa tháng 12, mới chỉ có 16 trong số 38 ngân hàng tại Việt Nam có thể đáp ứng các tiêu chuẩn mới.
Theo Fitch Ratings, việc áp dụng Basel II vẫn có thể khuyến khích các nỗ lực huy động vốn theo hướng tích cực hơn, điều này có thể làm giảm rủi ro đối với sự ổn định tài chính và hỗ trợ cải thiện hồ sơ tín dụng của các ngân hàng.
Tuy nhiên, tác động lên xếp hạng sẽ xoay quanh mức độ và tính bền vững của việc cải thiện vốn, cũng như bất kỳ sự thay đổi nào trong hồ sơ rủi ro.
Video đang HOT
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm này nhấn mạnh các ngân hàng sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức trong việc tăng vốn từ nguồn lực bên ngoài.
“Các ngân hàng ở Việt Nam có giới hạn sở hữu nước ngoài 30%, điều này hạn chế nỗ lực tăng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và khiến họ phụ thuộc vào phát hành vốn ở thị trường nội địa”, Fitch Ratings cho hay.
VietinBank là một trong những ngân hàng đã chạm trần sở hữu nước ngoài. Fitch Ratings không hy vọng các ngân hàng nhỏ hơn sẽ thu hút được nguồn vốn nước ngoài, do lịch sử hoạt động ngắn và ít lợi thế cạnh tranh.
Fitch Ratings kỳ vọng trong vài năm tới, những ngân hàng nhỏ hơn sẽ đấu tranh để đáp ứng các yêu cầu của Basel II và trở thành mục tiêu thâu tóm – sáp nhập. Can thiệp pháp lý có thể xuất hiện để khuyến khích các ngân hàng “dày vốn” đảm nhận nhiệm vụ thâu tóm – sáp nhập.
Lợi nhuận tăng trưởng cao đã giúp một số ngân hàng gia tăng tỷ lệ an toàn vốn. Tuy nhiên, theo Fitch Ratings, vốn được tạo ra từ nguồn nội bộ có xu hướng cạn kiệt do tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và nhiều ngân hàng đã sử dụng hết dư địa vốn cấp 2.
Thêm vào đó, tăng trưởng cho vay tiêu dùng nhanh chóng, vốn là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của một số ngân hàng, có thể trở thành một phân khúc tiềm ẩn rủi ro nếu môi trường kinh tế xấu đi.
Tuy nhiên, quan điểm cơ bản của Fitch Ratings là tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ vẫn cao, điều này khiến cho những căng thẳng trong ngắn hạn khó xảy ra và củng cố triển vọng ổn định của cho ngành ngân hàng.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
"Lối thoát" khi "lỗi hẹn" Basel II
Thời hạn mà các ngân hàng phải áp dụng chuẩn Basel II đang đến rất gần, nhưng hiện vẫn còn khá nhiều nhà băng chưa đáp ứng được chuẩn này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, NHNN cần kiên định với mục tiêu Basel II.
Đến nay mới có 18 ngân hàng thương mại đã đáp ứng chuẩn Basel II
Đến nay mới có 18 ngân hàng thương mại đã đáp ứng chuẩn Basel II theo quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Con đường gập ghềnh
BIDV là thành viên mới nhất đáp ứng chuẩn Basel II tại Việt Nam. Dù là một trong 4 NHTM Nhà nước lớn, nhưng hành trình để nhà băng này cán đích Basel II là không dễ dàng.
Sở dĩ như vậy là bởi BIDV là ngân hàng lớn nhất hệ thống về quy mô tài sản với tổng tài sản tính đến cuối tháng 9/2019 hơn 1,425 triệu tỷ đồng, nhưng vốn điều lệ của ngân hàng này là 34.187 tỷ đồng, thấp nhất trong số 3 NHTMCP có vốn nhà nước. Do đó, khi hoàn tất bán 15% cổ phần cho KEB Hanna Bank (Hàn Quốc) thì nhà băng này mới cán đích Basel II.
Nói như vậy để thấy, đường đến Basel II không "trải hoa hồng" và theo các chuyên gia, muốn chạm đến cái đích này, các nhà băng chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là tăng vốn, hoặc là phải cơ cấu lại bảng cân đối tài sản. Đó cũng chính là lý do mà cuộc đua tăng vốn vẫn tiếp tục nóng trong những ngày cuối cùng của năm 2019. Đơn cử mới đây, SHB đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 12.036 tỷ đồng lên 15.044 tỷ đồng. Trước đó, NCB cũng tăng vốn lên 4.101 tỷ đồng...
Điều đó cũng có nghĩa sẽ còn những thành viên mới tiếp tục gia nhập "gia đình" Basel II trong những ngày cuối năm nay. Thế nhưng, chắc chắn số nhà băng không thể đáp ứng chuẩn này đúng hạn là không ít khi mà hiện trong hệ thống các TCTD Việt Nam có tới 4 NHTM 100% vốn nhà nước; 31 NHTMCP; 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đó là chưa kể các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mở "cửa thoát hiểm"
Dường như NHNN cũng đã lường trước được điều này khi đã mở thêm "cửa thoát hiểm" cho các ngân hàng chưa đạt Basel II. Theo đó, tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN vừa được ban hành, NHNNcho phép các nhà băng chưa có khả năng áp dụng Basel II được tiếp tục thực hiện theo các quy định của Thông tư 22/2019/TT-NHNN.
Tuy nhiên, quy định về an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN cũng được nâng cao hơn rất nhiều so với trước đây. Theo đó, Thông tư này điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số khoản phải đòi. Cụ thể mặc dù hệ số rủi ro 50% vẫn được áp dụng cho các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay, song phải đáp ứng một trong các điều kiện, như khoản cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN; khoản cho vay cá nhân mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các dự án hỗ trợ của Chính phủ; khoản cho vay khách hàng cá nhân mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng...
Trong khi các khoản cho vay phục vụ đời sống có tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay dưới 4 tỷ đồng; khoản cho vay cá nhân mua nhà ở không có tài sản bảo đảm là chính nhà ở đó được áp hệ số rủi ro 100%. Còn các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay từ 4 tỷ đồng trở lên sẽ được áp hệ số rủi ro 150%...
Một quan chức của NHNN cho biết, đối với các ngân hàng chưa đáp ứng Basel II, thì việc áp dụng quy định mới là cần thiết nhằm yêu cầu các nhà băng này phải kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực có rủi ro cao. Mặt khác, việc tăng hệ số rủi ro sẽ tạo động lực cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sớm tuân thủ chuẩn mực Basel II.
Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, dù có "nới tay" cho các ngân hàng chưa đạt chuẩn Basel II, song NHNN cần kiên định với mục tiêu Basel II. "Trên thế giới hiện đã có nhiều nước áp dụng Basel III, nay Việt Nam mới áp dụng Basel II là quá muộn", vị này nhấn mạnh.
Hà Anh
Theo enternews.vn
VIB ước lãi kỷ lục hơn 4.000 tỷ trong năm 2019 ROE năm 2019 ước đạt 27% - nằm trong nhóm các ngân hàng sinh lời tốt nhất. Lãnh đạo VIB cho biết như vậy khi giới thiệu về ngân hàng VIB tại buổi Lễ công bố hoàn thành 3 trụ cột của Basel II tại VIB đang diễn ra sáng 19/12. Cụ thể, VIB đã mua lại nợ xấu bán cho VAMC từ...