Thách thức lớn của lãnh đạo chaebol Hàn Quốc thế hệ thứ ba
Lãnh đạo các tập đoàn gia đình lớn tại Hàn Quốc (chaebol) phải làm mọi cách để chống lại câu tục ngữ ‘Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời’.
Lãnh đạo 4 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc ngồi cùng nhau trong tiệc chiêu đãi năm mới của Tổng thống Moon Jae In hôm 2/1/2020. Từ trái qua: Chủ tịch SK Group Chey Tae Won, Chủ tịch LG Group Koo Kwang Mo, Phó Chủ tịch Hyundai Motor Group Chung Eui Sun và Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong.
Chủ nhân của các chaebol Hàn Quốc vạch ra nhiều kế hoạch tinh vi, mạng lưới cấu trúc cổ đông phức tạp nhằm chuyển giao việc kinh doanh trong gia đình và duy trì tài sản khổng lồ cho thế hệ kế cận.
Sau cái chết của Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee, mọi con mắt đang đổ dồn lên người con trai duy nhất của ông, Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong. Mọi người tò mò xem ông Lee Jae Yong, 52 tuổi, sẽ trả số tiền thuế thừa kế hơn 10 nghìn tỷ won bằng cách nào và tiếp quản công ty giá trị nhất đất nước ra sao? Tổng doanh thu Samsung tương đương 1/5 GDP Hàn Quốc. Hầu hết doanh thu đến từ bán chip và thiết bị cầm tay.
Biến động tại Samsung đồng thời khiến thế hệ lãnh đạo chaebol mới của Hàn Quốc một lần nữa được chú ý.
CEO website Chaebul.com Chung Sun Seop nhận định cách Lee Jae Yong giải quyết vấn đề thừa kế và lãnh đạo tập đoàn Samsung giữa những tranh cãi pháp lý xoay quanh ông sẽ tạo tiền lệ quan trọng cho các chaebol khác đang chuẩn bị cho kế thừa quyền lực.
Chung Eui Sun, người thừa kế tập đoàn Hyundai Motor, vừa được bổ nhiệm Chủ tịch đầu tháng này để thay thế cha của mình, Chung Mong Koo. Đây là lần chuyển giao thế hệ đầu tiên trong 20 năm tại tập đoàn lớn số 2 Hàn Quốc và nhà sản xuất xe hơi lớn thứ 5 thế giới.
Ông Chung, 49 tuổi, đã dẫn dắt sự phát triển dòng xe cao cấp Genesis và cam kết thúc đẩy xe chạy bằng hydro, xe chạy điện và các giải pháp di động trong tương lai khác trong bối cảnh bị hãng xe điện Tesla cạnh tranh gay gắt.
Chủ tịch LG Group Koo Kwang Mo cũng nằm trong làn sóng lãnh đạo kinh doanh mới trong độ tuổi từ 40 đến 50, người được đưa lên tuyến đầu nhờ dòng máu của mình. Người thừa kế 42 tuổi tiếp quản tập đoàn lớn thứ tư Hàn Quốc từ cố Chủ tịch Koo Bon Moo hồi tháng 6/2018. LG Group bao gồm các công ty con như LG Electronics, LG Chem, LG Uplus, LG Household & Health Care.
Tất cả các sự chuyển giao này đến vào thời điểm giới CEO đối mặt với kỷ nguyên thách thức mới: dịch bệnh trăm năm có một, tranh chấp thương mại, công nghệ thay đổi chóng mặt.
Giới quan sát cho rằng lãnh đạo chaebol thế hệ thứ ba nên thích ứng với môi trường kinh doanh mới vì họ không thể điều hành công ty như cha ông họ làm vào những năm 1960 và 1970, khi ưu tiên hàng đầu là mở rộng quy mô.
Nhà sáng lập các tập đoàn này khởi nghiệp từ đống đổ nát của cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 và chứng kiến tăng trưởng tăng vượt bậc nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ vào những năm 1960 và 1970.
Video đang HOT
Một số người thừa kế thành công của thế hệ hai, như cố Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee, được ghi nhận vì đã phát triển công ty của cha mình thành các thương hiệu toàn cầu, đồng thời cống hiến cho sự trỗi dậy của Hàn Quốc để vươn lên nền kinh tế thứ 12 thế giới sau vài thập kỷ.
Lãnh đạo thế hệ thứ ba hiện nay đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là duy trì vị thế dẫn đầu thị trường cũng như thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để sống sót trong tương lai.
Là nhân vật quan trọng của nhà sản xuất smartphone và chip nhớ lớn nhất thế giới, Lee Jae Yong cam kết mở rộng đầu tư vào chip, trí tuệ nhân tạo và 5G. Trong khi đó, vào tháng 1, Chủ tịch Hyundai Motor Eui Sun cũng thông báo kế hoạch đầu tư 100 nghìn tỷ won trong 5 năm tới để mở rộng dây chuyền xe điện và phát triển công nghệ xe tự lái.
Với nhận thức ngày một tăng của công chúng đối với trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp và giá trị cổ đông, giới quan sát nhận định thế hệ lãnh đạo mới cũng phải gánh vác trách nhiệm cải cách ban quản trị để tạo ra tăng trưởng bền vững. Theo chuyên viên nghiên cứu cao cấp Ahn Sang Hee của Viện nghiên cứu kinh tế Daishin, Samsung phải mất một thời gian để thực hiện cải cách mô hình do các vấn đề về thuế thừa kế và dự luật khác đang chờ xử lý liên quan đến kế hoạch thừa kế. Hyndai Motor cũng được dự đoán sẽ cải tổ lại cơ cấu để củng cố vị trí của tân Chủ tịch.
Ngoài ra, ông Lee Jae Yong còn hai phiên tòa nữa đang chờ phía trước vì vai trò của ông trong vụ sáp nhập gây tranh cãi giữa các công ty con và vụ gian lận kế toán. Ông Eui Sun lại không có cổ phần lớn trong Hyndai Mobis, công ty được xem là chìa khóa để kiểm soát tập đoàn.
Khi các gã khổng lồ trong nước bị lên án gay gắt vì liên kết mờ ám với chính trị và cạnh tranh khốc liệt trong các lĩnh vực then chốt, những lãnh đạo mới được kêu gọi thay đổi văn hóa và triết lý doanh nghiệp để tồn tại. “Cơ cấu doanh nghiệp và danh mục kinh doanh có thể không thay đổi táo bạo dưới bộ máy lãnh đạo mới song phong cách và văn hóa quản trị nên thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh mới”, ông Chung Sun Seop nhận xét. “Thách thức lớn nhất đối với lãnh đạo chaebol thế hệ ba là thay đổi hình ảnh từ những người được “ngậm thìa vàng” sang doanh nhân thực thụ với thực tích trong kinh doanh”.
Tổng giám đốc Samsung tiết lộ lý do Việt Nam là cứ điểm sản xuất smartphone duy nhất của Samsung trên toàn cầu duy trì hoạt động ổn định
Sáng 29/10, Diễn đàn đa phương 2020 mở màn bằng những lời cảm ơn của toàn bộ ban lãnh đạo Samsung với Việt Nam, và một phút cúi đầu mặc niệm, bày tỏ lòng biết ơn với cố Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee, người đặt nền móng cho hoạt động của Samsung tại đây.
Trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19, hàng trăm nghìn lao động Việt Nam làm việc ở các nhà máy Samsung không ai bị mất việc hay phải nghỉ không lương, dù chính Samsung cũng có một nhân viên mắc Covid-19.
"Có nhiều lao động chỉ thuộc diện F3, F4, nhưng chúng tôi cũng yêu cầu họ tạm nghỉ ở nhà trong 14 ngày, vì chỉ để sót một người cũng có thể gây ra lây lan rất nghiêm trọng" - Giám đốc An toàn, Sức khỏe và Môi trường của Tổ hợp Samsung Việt Nam Park Hyun-seung chia sẻ tại Diễn đàn đa phương 2020 của Samsung sáng nay (29/10).
Giám đốc Park Hyun-seung khẳng định: "Trong một cuộc khủng hoảng kép, chắc chắn phải có sự hy sinh chứ không thể cùng lúc đạt được tất cả các mục tiêu. Giữa lợi nhuận và sức khỏe nhân viên, chúng tôi chọn hy sinh lợi nhuận của doanh nghiệp để giành lấy sự tin yêu của người lao động".
Thời kỳ cao điểm dịch, việc hạn chế đi lại vì dịch Covid-19 khiến các dự án của Hàn Quốc đang triển khai dở dang ở Việt Nam không thể tiếp tục thực hiện. Trong đó, Tập đoàn lớn như Samsung dự kiến sẽ thiệt hại hàng tỷ đô la Mỹ, vì không thể đưa chuyên gia sang vận hành quy trình sản xuất các sản phẩm mới. Các nhà máy nếu như phải tạm dừng hoạt động cũng làm cho hàng trăm ngàn công nhân Việt Nam mất việc tạm thời.
Ông Ngọ Duy Hiếu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nói, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong cộng đồng người lao động có xuất hiện tâm lý e ngại người nước ngoài, khiến người lao động phản đối gay gắt, thậm chí đình công khi doanh nghiệp cần đưa chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam.
Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo, quán triệt việc không kỳ thị người nước ngoài và tổ chức chuyến bay đặc biệt chở các chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc theo thỏa thuận của Chính phủ hai nước. Chiều cùng ngày, máy bay trên đưa hành khách là các lao động Việt Nam, chuyên gia Hàn Quốc về nước, thực hiện cách ly và đảm bảo các biện pháp an toàn nghiêm ngặt.
Nhờ có những biện pháp này, trong khi hầu hết các nhà máy trên toàn cầu bị ảnh hưởng thì tại Việt Nam, Samsung vẫn duy trì sản xuất ổn định. Do nhu cầu thị trường đã giảm, nên việc thực hiện các biện pháp phòng dịch, giãn cách xã hội có phần thuận lợi, không ảnh hưởng đến đơn hàng.
Thậm chí, ngay khi Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Samsung Việt Nam còn phát đi thông báo về đợt tuyển dụng nhân sự chất lượng cao trên quy mô lớn trong năm 2020. Công ty này tiếp tục tuyển dụng hàng nghìn kỹ sư, cử nhân ở tất cả các chuyên ngành từ các trường đại học, học viện trong cả nước. Số nhân lực này được tuyển dụng để làm việc tại nhà máy của Samsung Display Việt Nam (SDV Bắc Ninh).
Việc Samsung duy trì được hoạt động sản xuất có tác động lớn đến Việt Nam, nhiều lần "cứu cánh" tăng trưởng xuất khẩu trong đại dịch. Vào tháng 8, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhờ một phần vào việc Samsung đẩy mạnh xuất khẩu dòng sản phẩm mới Samsung Note 20, dẫn đến mức thặng dư thương mại đạt 3,5 tỷ đô la Mỹ.
Phát biểu tại diễn đàn sáng nay, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói: "Sinh mạng và sinh kế đều quan trọng. Nếu xét về phạm vi ảnh hưởng thì Covid-19 ở Việt Nam ảnh hưởng đến sinh mạng không nhiều bằng sinh kế. Trong cuộc chiến kinh tế, doanh nhiệp đang là chiến sĩ đi đầu. Đóng góp của họ cho thành công của Việt Nam không thua kém các bác sĩ và nhân viên y tế. Cả hai đều xứng đáng được tôn vinh".
Tuần trước, trong chuyến thăm Việt Nam giữa bối cảnh đại dịch Covid-19, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong rất vui mừng khi "mỗi lần đến Việt Nam lại thấy có thêm các tòa nhà mới mọc lên, thêm những con đường mới xây, các khách sạn tốt".
Bày tỏ cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã hỗ trợ Tập đoàn Samsung trong thời gian vừa qua, ông Lee Jae-yong nói: "Nếu nhà máy ở Việt Nam không hoạt động, sẽ có sự đứt gãy chuỗi sản xuất của Samsung trên toàn cầu. Trong bối cảnh kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, Việt Nam vẫn tạo điều kiện nhập cảnh cho hơn 3.000 kỹ sư, chuyên gia của Samsung vào Việt Nam để vận hành các nhà máy hoạt động suôn sẻ".
Tại cuộc gặp, Phó chủ tịch Samsung khẳng định sẽ đưa vào vận hành trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội vào cuối năm 2022, đúng như đã cam kết. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới, Samsung sẽ đầu tư nhà máy sản xuất sản phẩm bán dẫn, góp phần khép kín "chuỗi sản xuất trong lĩnh vực điện, điện tử" của Tập đoàn tại Việt Nam.
Samsung được coi như người "anh cả" của cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Vì thế, các khu tổ hợp của Samsung không chỉ biến Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất thiết bị di động lớn trên toàn cầu, mà còn kéo hệ sinh thái hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cả các công ty Hàn Quốc và các quốc gia khác. Đầu tháng 10 vừa qua, hai công ty là KMW và Ace Technologies, đại gia sản xuất các thiết bị viễn thông hàng đầu của Hàn Quốc, đã chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam. Họ cũng là nhà cung ứng cho Samsung.
Các nhà cung cấp của Samsung đến Việt Nam mở nhà máy tạo ra doanh thu lên đến hàng tỷ đô. Trong danh sách các nhà cung ứng cho khoảng 80% các giao dịch của Samsung Electronics, 28 công ty có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Đây là đều là các doanh nghiệp FDI, có quan hệ đối tác lâu năm với Samsung. Ông Phạm Cao Vinh, Tổng giám đốc Công ty Goldsun, nhà cung ứng cấp 1 của Samsung, cho biết công ty đạt doanh thu hàng chục triệu đô la Mỹ mỗi năm thì một nửa đến từ Samsung.
Đồng thời, Samsung cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ ở Việt Nam bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví dụ, cùng một sản phẩm nhưng giá thành sản xuất năm sau giảm hơn năm trước. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam, điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam. Về phía Samsung, công ty có nhiều chương trình đào tạo đưa chuyên gia Hàn Quốc sang doanh nghiệp đối tác làm việc trong vòng 3 tháng để hiểu môi trường lao động, sản xuất và giúp đưa ra các giải pháp cải tiến.
Trưởng phòng Hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam nhấn mạnh rằng, khả năng cạnh tranh của Samsung trong thời gian tới đến từ khả năng cung cấp linh kiện của các nhà sản xuất Việt Nam, hiện chiếm 60%. Rất nhiều bộ phận thiết bị điện thoại với độ phức tạp cao như pin, kính 3D kim loại được sản xuất 100% ở Việt Nam.
"Sản phẩm Galaxy A70 được thiết kế và sản xuất hoàn toàn ở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng thời gian tới các dòng sản phẩm cao cấp của Samsung sẽ có sự đóng góp của người Việt Nam", ông Tuấn nói.
Chia sẻ tại diễn đàn năm nay, ông Choi Joo Ho - Tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho biết: "Việc kiểm soát dịch bệnh vô cùng hiệu quả của Việt Nam đã giúp cho Tổ hợp Samsung trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại di động duy nhất của Samsung trên thế giới có thể duy trì sản xuất ổn định và đảm bảo hoạt động xuất khẩu".
Vì sao Samsung lựa chọn Bắc Ninh, Thái Nguyên?
Năm 2008, trong bối cảnh cả thế giới đang lao đao vì khủng hoảng kinh tế, Samsung chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Motorola và Nokia, sau chuyến thăm của Chủ tịch Lee Kun-hee, Tập đoàn này đã công bố khoản đầu tư 650 triệu đô la Mỹ vào nhà máy ở Bắc Ninh. Năm 2013, đúng vào năm kinh tế Việt Nam chỉ vừa thoát "đáy" tăng trưởng (5,42%, năm 2012 là 5,25%), Samsung tiếp tục đầu tư tổ hợp thứ hai ở Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỷ đô la Mỹ. Chỉ một năm sau đó, nhà máy sản xuất đồ điện gia dụng của Samsung ở Quận 9, TP.HCM ra đời.
Mới đây, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam đã tiết lộ lý do lớn nhất khiến Samsung chọn Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM để đặt nhà máy.
Bắc Ninh tuy là tỉnh nghèo, diện tích nhỏ nhất cả nước, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng lại có vị trí gần Hà Nội, sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng. Đối với Samsung, Bắc Ninh lại có vị trí đắc địa. Bởi lẽ, năm 2008, linh kiện điện tử Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn từ Trung Quốc do sản xuất chưa phát triển. Sản phẩm Samsung lại phải được đưa ra thị trường ngay sau khi sản xuất 1 tuần, nên để việc nhập khẩu linh kiện và xuất khẩu sản phẩm thuận lợi, Bắc Ninh là lựa chọn phù hợp.
Đến khu tổ hợp thứ hai, Samsung lại phải giải quyết bài toán trao đổi phương tiện, nguyên vật liệu với nhà máy ở Bắc Ninh trong vòng 40 phút, nên Thái Nguyên là địa điểm được lựa chọn. Trung tâm nghiên cứu của Samsung cũng được đặt ở Hà Nội vì lý do này. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cần nhân lực, kỹ sư có trình độ nên đặt ở Hà Nội để Samsung có thể tận dụng được nguồn nhân lực trình độ cao tại các trường đại học hàng đầu tại đây.
Còn với nhà máy ở TP.HCM, nhà máy duy nhất ở miền Nam thì là vì các doanh nghiệp ở miền Nam có thế mạnh trong việc ép nhựa và đúc chi tiết lớn nên được lựa chọn để sản xuất TV và thiết bị gia dụng. Mặt khác, TP.HCM cũng gần sân bay, cảng biển, đáp ứng nhu cầu xuất hàng đi khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.
Có thể thấy, trong hơn 10 năm qua, mỗi lần lựa chọn nơi đặt nhà máy, Samsung đều có sự tính toán rất kỹ lưỡng, tận dụng nguồn lực cụ thể từng địa phương. Điều này không chỉ giúp Samsung tối ưu hiệu quả sản xuất, mà còn giúp địa phương phát huy tiềm năng, đạt được nhiều thành quả trong thời gian ngắn. Những kết quả có thể nhìn thấy rõ nét qua thay đổi của đời sống người dân trước và sau khi có nhà máy Samsung.
Kể từ khi có Samsung và nhiều nhà máy của các tập đoàn đa quốc gia khác, Bắc Ninh đã lột xác ngoạn mục. Khu vực kinh tế FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của kinh tế tỉnh. Thậm chí có thời điểm, Bắc Ninh là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, gần 6.000 đô la Mỹ.
Thái Nguyên cũng có cú nhảy vọt sau khi Samsung hiện diện. Kể từ khi Samsung Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2014, hoạt động xuất khẩu của Thái Nguyên từ vài trăm triệu đô mỗi năm đã tăng ngoạn mục lên hàng chục tỷ đô, lọt top các địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước.
Vì sao "thái tử Samsung" phải nộp tới 9 tỷ USD tiền thuế? Việc này không phải ngoại lệ, và giới siêu giàu Hàn Quốc cũng có những cách thức đảm bảo tài sản và quyền lực vẫn về tay gia đình mình. Hôm qua, ngày 25/10/2020, Samsung thông báo chủ tịch tập đoàn Lee Kun Hee đã qua đời, hưởng thọ 78 tuổi. Ông là cá nhân biến Samsung trở thành một trong những tập...