Thách bạn nhớ hết biệt danh dàn nhân vật Kính Vạn Hoa: Hạnh là “Bò Viên”, vậy Quý ròm là gì ta?
Kính Vạn Hoa là bộ phim dài tập kinh điển của tuổi thơ hàng triệu fan Việt.
Nếu phải liệt kê Top những phim Việt được xem đi xem lại nhiều lần thì không thể thiếu Kính Vạn Hoa – “tượng đài” tuổi thơ của hàng triệu khán giả. Những chuyến phiêu lưu của bộ ba Quý – Long – Hạnh vẫn còn sống mãi trong ký ức không thể nào quên. Bên cạnh đó, dàn nhân vật còn có các biệt danh vô cùng thân thương và hài hước, chắc chắn chỉ những ai từng say đắm với nguyên tác của Nguyễn Nhật Ánh mới nhớ hết tất cả.
1. Nhỏ Hạnh – Bò Viên
Nếu đã là fan cứng của Kính Vạn Hoa từ phim đến truyện thì không ai không biết biệt danh của nhỏ Hạnh là Bò Viên. Chẳng qua đơn giản là vì Hạnh rất thích ăn bò viên, lại còn có ước mơ “ngộ nghĩnh” là mở một xe bán hủ tiếu bò viên. Vì sở thích khoái khẩu này mà Hạnh hay bị Quý ròm đem ra chọc, dễ thấy nhất là ở cuối tập phim Tiền Chuộc .
Hạnh rất mê ăn bò viên
Quý thường xuyên lấy biệt danh này ra chọc Hạnh
2. Băng Tứ Quậy gồm những ai?
Đây là băng gồm 4 nam sinh thường xuyên đi chung với nhau: Lâm (thủ lĩnh), Hải quắn, Quới Lương và Quốc Ân. Trong Kính Vạn Hoa , băng Tứ Quậy thường xuyên túm tụm lại xì xầm và chọc ghẹo bạn học. Nhiều “nạn nhân” của băng nhóm này bao gồm Tiểu Long, Lệ Hằng, Duy Dương,…
Băng Tứ Quậy rất hay “nhiều chuyện”
Hải Quắn là nhân vật “già mồm” nhất băng Tứ Quậy trong 2 phần đầu của Kính Vạn Hoa bản phim
3. Họa Mi hát hay là ai?
Trong bản truyện của Kính Vạn Hoa , Họa Mi là biệt danh dành cho cô bạn Hiền Hòa. Đơn giản vì Hiền Hòa hát hay nên mới có danh xưng thế thôi. Thế nhưng khi lên phim, khán giả lại không có dịp được lắng nghe Hiền Hòa phô diễn giọng hát.
Hiền Hòa trong phim Kính Vạn Hoa chỉ nói, không hát
4. Quý ròm – Thi sĩ Bình Minh
Video đang HOT
Là “thần đồng” về các môn Toán – Lý – Hóa nhưng Quý ròm vốn dĩ còn một biệt danh nổi tiếng là Thi sĩ Bình Minh. Chi tiết này không được lên phim, nhưng chắc chắn là kỷ niệm mà khán giả đọc truyện không thể nào quên được. Vì nhìn thấy bạn học Lan Kiều được nhà báo phỏng vấn sau khi có bài thơ được lên báo, Quý ròm liền “nổi máu” và viết thơ. Cậu gửi thơ cho báo dưới mật danh Bình Minh, nhưng rồi sau này trở thành trò cười cho cả lớp vì thơ quá… “không đạt yêu cầu”.
Quý ròm lên phim đều bị bỏ hết khía cạnh làm thơ
5. Còn Thi sĩ Hoàng Hôn có “khum”?
Đương nhiên là có rồi! Nếu Thi sĩ Bình Minh là nam chính Quý ròm thì Thi sĩ Hoàng Hôn trong Kính Vạn Hoa chính là Lâm – thủ lĩnh băng Tứ Quậy. Thế nhưng khi lên phim, nhân vật Lâm lại có đất diễn khá ít, nếu không phải nói là ít nhất trong băng Tứ Quậy. Trong bản truyện của Kính Vạn Hoa , Lâm đã tự đặt mình là Hoàng Hôn để chế giễu Quý ròm làm thơ quá kỳ cục.
Nhân vật Lâm trên phim không có cơ hội để phát huy bản ngã “thi sĩ” của mình
6. SESE và RAICA
Ý là Se Sẻ và Rái Cá đấy!
Đây cũng là một chi tiết không có trong bản phim của Kính Vạn Hoa . SESE và RAICA là biệt danh, hay nói đúng hơn là nick chat của Văn Châu và Lam Trường. Văn Châu dùng biệt danh Se Sẻ để lên mạng, sau đó gặp người lạ có tên Rái Cá. Sau này khi gặp nhau, Rái Cá là Lam Trường và cũng là bạn chí cốt đá bóng chung sau này của Văn Châu. Nếu đã đọc truyện thì chắc bạn không quên được câu nói kinh điển “Bạn đừng sợ! Rái cá không bao giờ ăn thịt se sẻ. Rái cá chỉ ăn cá thôi!” của Lam Trường đâu nhỉ?
“Se Sẻ” Văn Châu lên phim cực ngầu luôn nhé!
7. Còn Tiểu Long là… Tiểu Long thôi!
Khác với Quý và Hạnh, Tiểu Long thật ra cũng không có biệt danh gì. Nội cái từ Tiểu Long thực chất đã là một biệt danh rồi, vì tên thật của cậu trong Kính Vạn Hoa là Nguyễn Minh Long. Tiểu Long mê học võ, sở hữu những món đòn nổi tiếng như “thiết đầu công” và rất thần tượng Lý Tiểu Long (một trong những lý do dẫn đến cái tên Tiểu Long). Trong truyện, Hạnh là người duy nhất từng gọi Tiểu Long bằng tên thật.
Tiểu Long là Tiểu Long, đơn giản thế thôi
Những áng văn tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh lên phim làm bao thế hệ khán giả phải xuyến xao: Liệu tương lai sẽ còn cái tên nào?
Từ Kính Vạn Hoa cho tới Mắt Biếc, đã nhiều lần các trang sách của Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành phim và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả Việt.
Sở hữu những tác phẩm văn học đã đi vào lòng nhiều thế hệ độc giả Việt, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng là một trong những cái tên "đắt khách" tại phòng vé nhất. Những bộ truyện nổi tiếng của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, phim điện ảnh và đều để lại ấn tượng nhất định với đa số khán giả. Dù là điện ảnh hay truyền hình, giờ đây cái tên Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành "thương hiệu" thu hút khán giả phải-xem-cho-bằng-được các tác phẩm chuyển thể nhờ nội dung chỉn chu, lôi cuốn và luôn đượm màu sắc của tuổi trẻ, tuổi thơ. Dưới đây là 6 bộ phim đình đám nhất được chuyển thể từ những áng văn huyền thoại của Nguyễn Nhật Ánh.
Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh
Còn nhớ hồi năm 2015 khi trailer đầu tiên của Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh được công bố, bộ phim đã tạo ra một cơn sốt lớn trong cộng đồng người yêu điện ảnh. Dưới bàn tay của đạo diễn Victor Vũ, bộ phim mở ra cả một bầu trời tuổi thơ với hình ảnh làng quê Việt đẹp như mơ cũng những nhân vật sống dậy từ trang sách.
Câu chuyện của Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh kể về thời niên thiếu của cậu bé Tường và anh trai Thiều. Nếu như Tường ngây thơ và giàu tình nhân ái thì Thiều lại có phần ích kỷ, hẹp hòi hơn. Cuộc sống của những đứa trẻ và bạn bè ở vùng quê nghèo những năm 1980 gây ấn tượng lớn và tạo ra nhiều cảm xúc sâu lắng đối với khán giả. Những giận hờn trẻ thơ, những trò chơi thôn dã, rung động đầu đời được miêu tả đẹp đến nao lòng mà cũng day dứt khôn nguôi.
Kính Vạn Hoa
Nhắc đến những bộ truyện nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, chắc chắn phải kể đến Kính Vạn Hoa và bộ phim truyền hình cùng tên đã đi theo nhiều thế hệ khán giả. Các nhân vật Quý ròm, nhỏ Hạnh, Tiểu Long cũng trở thành bộ ba huyền thoại của truyền hình Việt, mang đến nhiều phút giây hài hước, thư giãn mà cũng đầy ý nghĩa nhân văn qua mỗi tập phim.
Cuộc sống học trò đa sắc màu của học sinh những năm đầu thế kỷ 21 được Kính Vạn Hoa thuật lại trung thực, đầy lém lỉnh và tạo được sự đồng cảm lớn của khán giả yêu truyền hình. Cũng nhờ bộ phim này, tên tuổi của các diễn viên Ngọc Trai, Anh Đào, Vũ Long cũng vụt sáng thành ngôi sao được săn đón thời đó. Mặc dù đã kết thúc từ rất lâu, tuy nhiên nhắc đến Kính Vạn Hoa, hẳn nhiều khán giả sẽ cảm thấy tuổi thơ ùa về.
Nhân vật nhỏ Hạnh ngày ấy có lẽ là "crush quốc dân" của biết bao thanh thiếu niên
Bong Bóng Lên Trời
Một bộ truyện khác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành phim, tuy nhiên có phần ít tiếng tăm hơn chính là Bong Bóng Lên Trời . Tại miền Nam, truyện được chuyển thể thành kịch nói còn ở miền Bắc thì đã sản xuất cả phim truyền hình.
Câu chuyện kể về cậu bé Thường mồ côi cha từ nhỏ, thấy mẹ vất vả nên đi bán kẹo kéo đỡ đần gia đình. Thường vô tình quen Tài Khôn, một cô bé bán bong bóng hay viết ước mơ của mình lên trái bóng, để nó bay lên trời. Cả 2 trở thành bạn thân thiết, và tình bạn đẹp này cũng là điều làm nên sự kỳ diệu của Bong Bóng Lên Trời đầy cảm động, lấy đi không ít nước mắt của khán giả khi xem.
Nữ Sinh
Bộ phim truyền hình Nữ Sinh dài 10 tập, được sản xuất năm 2008 là tác phẩm pha trộn của 3 bộ truyện nổi tiếng bởi Nguyễn Nhật Ánh: Nữ Sinh, Buổi Chiều Windows và Bồ Câu Không Đưa Thư . Tuy nhiên, câu chuyện về những tà áo học trò này lại không nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả vì nhiều chi tiết khác so với bản gốc. Bộ 3 nhân vật Xuyến - Thục - Cúc Hương cũng bị đánh giá là không tinh nghịch, dễ thương như trong bản truyện.
Truyện Nữ Sinh cũng từng được chuyển thể thành phim điện ảnh Áo Trắng Sân Trường năm 1994 của đạo diễn Lê Dân
Cô Gái Đến Từ Hôm Qua
Đến từ bàn tay của đạo diễn Phan Xine, bộ phim điện ảnh Cô Gái Đến Từ Hôm Qua là một tác phẩm thành công tại phòng vé Việt Nam khi thu về 70 tỷ đồng bán vé. Vẫn lấy chủ đề tuổi học trò đầy xao xuyến và ấm áp thời năm 1997 ở miền quê Việt Nam, phim nhận về rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn, thắng nhiều giải thưởng như Ngôi Sao Xanh và Mai Vàng.
Mắt Biếc
Cho đến thời điểm hiện tại, Mắt Biếc chính là bộ phim thành công nhất được chuyển thể từ kho tàng văn học của Nguyễn Nhật Ánh. Đối với nền điện ảnh nước nhà, đây cũng là một trong những bộ phim đứng đầu với doanh thu 180 tỷ đồng, liên tục xô đổ nhiều kỷ lục phòng vé khi công chiếu.
Câu chuyện về tình bạn, tình yêu giữa cậu chàng Ngạn yêu quê hương và Hà Lan khao khát lối đời thành thị được bộ phim vẽ nên một cách trau chuốt, đẹp mắt. Tác phẩm sau khi công chiếu cũng nhận về vô vàn lời tán dương nhờ phần hình ảnh, diễn xuất và cảm xúc của phim. Nhiều khán giả thậm chí còn khóc hết nước mắt vì thương cho các nhân vật. Cũng nhờ Mắt Biếc , những tên tuổi như Trần Nghĩa hay Trúc Anh cũng vụt sáng trở thành gương mặt diễn viên được săn đón.
Ngoài những cái tên kể trên, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn còn sở hữu rất nhiều tác phẩm xuất sắc, xứng đáng được chuyển thể thành phim điện ảnh hoặc phim truyền hình "bom tấn". Tác phẩm Ngồi Khóc Trên Cây hồi năm 2018 cũng đã được công bố sẽ đi lên màn ảnh lớn, tuy nhiên thông tin về dự án cho tới bây giờ vẫn còn là bí ẩn. Tác phẩm này được hé lộ sẽ được đầu tư kỹ xảo mạnh tay để mang đến vùng núi rừng kỳ vĩ của Việt Nam và những loài muông thú hoang dã.
Ngoài ra, nhiều khán giả cũng rất trông chờ ngày bộ truyện kỳ ảo - phiêu lưu Chuyện Xứ Lang Biang được chuyển thể. Bộ truyện này đã từng được coi là "Harry Potter của Việt Nam", sở hữu nội dung cực kỳ lôi cuốn về những phù thủy trẻ phải chống lại thế lực hắc ám. Tuy nhiên, phim thần thoại cho đến bây giờ vẫn là một mảnh đất ít được khai phá ở Việt Nam vì kinh phí đầu tư lớn. Dẫu sao, vẫn có hy vọng rằng trong tương lai, khán giả sẽ được thưởng thức thêm nhiều bộ phim hấp dẫn bước ra từ trang giấy của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Dàn sao Những Cuộc Phiêu Lưu Của Sinbad sau 22 năm: Người lận đận mãi không khá, hội mỹ nhân giải nghệ chóng vánh ai cũng tiếc Đoàn thủy thủ huyền thoại ở Những Cuộc Phiêu Lưu Của Sinbad một thời giờ đây tan đàn xẻ nghé, mỗi người lại lựa chọn một lối đi riêng sau 22 năm cùng nhau nghênh chiến. Thế hệ khán giả 8x, 9x đời đầu hẳn không quên bộ phim truyền hình đình đám The Adventures of Sinbad (tựa Việt: Những Cuộc Phiêu Lưu...