Thác Thung hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ
Nhờ sự phát triển của mạng xã hội, thác Thung dần được biết tới là điểm đến mới, thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh nhờ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ.
Đây là tín hiệu tích cực mở ra cơ hội phát triển du lịch ở xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc.
Nhờ sự phát triển của mạng xã hội, thác Thung dần được biết tới là điểm đến mới, thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh nhờ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ.
Đây là tín hiệu tích cực mở ra cơ hội phát triển du lịch ở xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc.
Với vẻ đẹp hoang sơ, thác Thung, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) dần trở thành điểm đến thu hút khách du lịch.
Video đang HOT
Thác Thung (xóm Bắc Thung) là thác nước tự nhiên nằm ẩn mình giữa đồi núi trập trùng. Cuối năm 2023, hình ảnh dòng thác cao gần 30m, đổ nhiều tầng xuống triền đá dài tựa như dải lụa trắng bất ngờ được cộng đồng yêu du lịch chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, thác Thung dần trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách gần xa đến khám phá. Được ví như “nàng tiên ngủ trong rừng” bởi vẻ đẹp nguyên sơ với thảm thực vật xanh tốt, không khí trong lành, mát mẻ, đây là điểm cộng để thác Thung trở thành lựa chọn lý tưởng cho những chuyến du lịch ngắn ngày của du khách.
Nằm cách Hà Nội khoảng 120km và cách trung tâm TP Hòa Bình gần 50km theo quốc lộ 6, đường đến thác Thung khá thuận lợi. Anh Nguyễn Văn Thắng, người dân xóm Bắc Thung chia sẻ: “Đường vào xóm Bắc Thung được đổ bê tông đến gần chân thác từ năm 2023. Từ tháng 6 đến tháng 9, lượng khách đến thác đông nhất. Để vào thác mọi người nên đi xe máy hoặc các loại xe ô tô nhỏ dưới 29 chỗ”.
Với độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, thác Thung mùa nào cũng đẹp, nhiệt độ luôn thấp hơn từ 5 – 70C so với các khu vực xung quanh. Du khách có thể men theo đường mòn để đi bộ lê.n đỉn.h thác ngắm trọn vẹn cảnh đẹp của thác Thung và tắm tại hồ nước tự nhiên dưới chân thác. Ngoài ra có thể cắm trại ở bãi cỏ, nghỉ ngơi tại khu vực lán trong rừng trúc bên cạnh chân thác, thưởng thức các món ăn mang đậm hương vị ẩm thực Hòa Bình do người dân địa phương phục vụ.
Khi được hỏi về các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi gần thác Thung, anh Thắng nhiệt tình hướng dẫn: “Cách thác Thung khoảng 500m có khu nghỉ dưỡng bãi Pặng được người dân xây dựng, đưa vào khai thác đầu năm 2024. Bãi có đồng cỏ rộng, chòi nghỉ và cả khu để mọi người cắm trại, đốt lửa… Nước từ thác Thung đổ xuống cũng chảy ngang qua vùng đồng cỏ này nên mọi người có thể tắm ngay trong khu nghỉ dưỡng không cần lên thác. Ở đây còn phục vụ nhiều món đặc sản như: măng đắng, gà đồi, ốc suối, cá nướng, xôi nếp nương… Xã Quyết Chiến nổi tiếng với rau su su, khách du lịch có thể mua về làm quà nếu vào đúng mùa rau”.
Chị Nguyễn Thị Hạnh, giáo viên ở TP Hòa Bình cùng gia đình lần đầu đến thác Thung chia sẻ: “Cuối tuần các con được nghỉ học, gia đình tôi quyết định dành một ngày đến thác Thung dã ngoại. Tôi không kỳ vọng quá nhiều vì biết đây là địa điểm mới, nhưng khi đến nơi tôi chỉ biết thốt lên: thật sự thiên nhiên. Ở đây khí hậu mát mẻ, cảnh đẹp, đồ ăn người dân nấu ngon và rẻ. Các con tôi rất thích chuyến đi này. Nếu thác Thung được quy hoạch và đầu tư bài bản, tôi tin đây sẽ là nơi thu hút nhiều khách du lịch”.
Đến với vùng cao Tân Lạc, ngoài thác Thung du khách còn có thể tận hưởng vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang; kết hợp trải nghiệm du lịch cộng đồng tại xóm Chiến (xã Vân Sơn); tham quan một số hang động như hang Núi Kiến, động Nam Sơn; check-in, leo núi, săn mây tại đỉnh Lũng Vân; khám phá thiên nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông…
Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có, du lịch huyện Tân Lạc nói chung, du lịch thác Thung nói riêng cần có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa. Qua đó không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Sức hấp dẫn của Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở điểm cực Bắc của Tổ quốc, độ cao trung bình từ 1.000 - 1.600m so với mặt nước biển.
Cho đến nay, Đồng Văn hầu như còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, với nhiều giá trị về địa tầng, địa chất, động thực vật, giàu tiềm năng khoáng sản... Đặc biệt, đây còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số cùng sinh sống.
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Bãi đá Mặt trăng, xã Sà Phìn (Đồng Văn). Ảnh: PV
Trở lại Đồng Văn lần này, tôi dành thời gian cảm nhận phố cổ chầm chậm vào đêm. Những ngọn đèn đường lung linh trong màn sương mờ ảo. Khoảng 21h tối, phố huyện trở nên vắng vẻ, đêm cao nguyên nồng nàn trong men rượu bắp, hương thơm từ cánh rừng Mã Lủ theo gió dìu dịu... Ngắm Đồng Văn trong đêm, tôi biết có thể rất lâu nữa mới tìm được cảm xúc nhiều đến thế. Lên với cao nguyên đá Đồng Văn là lên với vùng đá cổ, vùng đá mẹ đã làm nên địa đầu Tổ quốc và hình hài đất nước. Bởi vậy ở đây, đá như có số phận, đá như có linh hồn. Với Đồng Văn, hành trình một đời người, hành trình một cộng đồng gắn liền với đá. Một sinh linh bé nhỏ ra đời, núm ruột hồng vùi vào trong đá. Nhà dựng trên đá có bờ rào đá bao bọc. Trai gái yêu nhau, lại ngồi trên đá thổi kèn lá dưới ánh trăng khuya. Tr.ẻ e.m muốn khỏe mạnh thông minh, gia đình dâng lễ vật cầu thần rừng che chở, phù hộ. Khi con người về với tổ tiên cũng được đá bao bọc. Đá làm nên cuộc sống, để mỗi cây ngô cũng mọc lên từ hốc đá. Rồi các lễ hội truyền thống, những phiên chợ quanh năm rực rỡ, nồng nàn được mở ra trên đá... Giả dụ nếu không có đá, có lẽ lại khó có thể hình dung về người và đất Đồng Văn.
Đường từ Đồng Văn sang Mèo Vạc dốc và gập ghềnh, nhiều cua tay áo. Dù đã nhiều lần đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng - "sống mũi ngựa", tôi vẫn không khỏi kinh ngạc sự kỳ vĩ của nó. Cách đây hàng trăm năm, có nhà khoa học người Pháp đến đây đã phải ngả mũ vái chào và thốt lên: "Một tượng đài địa chất". Núi non Mèo Vạc chia cắt mạnh, thiên nhiên khắc nghiệt. Lúc nắng gió, lúc băng giá, vậy mà câu dân ca gập ghềnh, dài như bếp lửa khuya vẫn được người cao tuổ.i kể cho con cháu rằng: Con chim có tổ - Người Mông ta có quê - Quê ta là Mèo Vạc... Cũng là cách truyền lửa ấm cho thế hệ sau, giữ lấy tình yêu thương cộng đồng.
Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm Nhà của Pao.
Cao nguyên đá Đồng Văn gắn liền với những cổng trời. Theo quốc lộ 4C ngược lên phía Bắc, thử sức đầu tiên với con người là đèo Bắc Sum. Hết con đèo này sẽ chạm vào đất Quản Bạ. Cổng trời Quản Bạ, còn gọi là cổng Thiên Đàng bốn mùa gió núi, mù sương, nhiệt độ trung bình 20 - 230C, mát mẻ quanh năm, có thể so với Sa Pa, Đà Lạt... Qua sông Tráng Kìm ghềnh thác là gặp cổng trời Cán Tỷ đầy thách thức về chiều dài và mức độ hiểm trở. Từ ngã ba Viềng - Yên Minh, cao nguyên đá mới thật sự ấn tượng, choáng ngợp. Đá phơi bày không giấu giếm với tất cả dáng vẻ và sự kỳ vĩ của nó. Đá trải dài cuồn cuộn như không có điểm dừng. Những đỉnh núi trần trụi xám lạnh chĩa lên trời nhọn hoắt. Qua cổng trời Thẩm Mã, dốc Chín khoanh, cổng trời Sà Phìn đột ngột xuất hiện như trong câu chuyện kỳ bí. Vùng đá kéo qua di tích nhà họ Vương, qua Pải Lủng, Mã Pì Lèng... Cả một vùng núi dữ dội. Những nương đá, rừng đá, vách đá nối tiếp mê mải... Một du khách nước ngoài từng so sánh cao nguyên Đồng Văn cùng sắc màu y phục, đồ trang sức của phụ nữ nơi đây và quả quyết: Sức hấp dẫn của nó không hề thua kém Vịnh Hạ Long.
Cao nguyên đá Đồng Văn, diện mạo và tầm vóc của vùng đất như ngời lên trong câu thơ: "Tổ quốc nơi đây tượng hình từ đá/Từ bếp lửa khuya chưa tắt bao giờ/Tôi thấm hết nghĩa tình nơi cực Bắc/Để lòng mình không thẹn trước hoa Lê". Cao nguyên đá Đồng Văn cùng với những hình ảnh khác như vịnh Hạ Long trên cạn sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của Việt Nam, mở ra cơ hội biến đá thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.
Di sản thiên nhiên hoang sơ giữa đại ngàn Măng Đen Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, rừng nguyên sinh bạt ngàn cùng hệ thống suối, thác giữa đại ngàn Măng Đen trở thành vốn quý di sản thiên nhiên hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện KonPlong(Kon Tum) từ lâu được du khách ví là thiên đường nghỉ dưỡng....