Thác Tác Tình – Bức tranh hữu tình giữa núi rừng Tây Bắc
Đến Bình Lư, Huyện Tam Đường, Lai Châu du khách không chỉ bị quyến rũ bởi bạt ngàn mía kĩa của người dân, nơi đây còn có một thắng cảnh hấp dẫn chờ bạn đến khám phá đó là Thác Tác Tình.
Không biết từ bao giờ tên gọi “Tác Tình” đã hình thành và tồn tại trong tiềm thức của từng cư dân người Dao nói riêng và tất cả mọi người dân nơi đây nói chung. Theo tiếng Dao: Tác: có nghĩa là nước từ trên cao đổ xuống mỏm đã nhô ra từ vách núi thẳng đứng (vách núi này có độ cao từ 50m trở lên so với mặt đất); Tình: có nghĩa là nước từ trên thác đổ xuống tạo thành một vũng nước trên mặt đất (giống như một hồ nhỏ).
Cách thị xã Lai Châu 30 km về phía đông nam, từ quốc lộ 4D trên ngã 3 thị trấn Bình Lư du khách sẽ phải trải qua khoảng cách 2km đoạn đường gập ghềnh khúc khuỷu để đến với chân thác. Nhìn từ xa thác Tác Tình hiện lên như một bức tranh sơn thủy hữu tình thơ mộng giữa núi rừng Tây Bắc như muốn mỗi du khách lên tìm hiểu, khám phá.
Video đang HOT
Thác Tác Tình bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thác cao chừng 130m, đổ xuống theo hướng thẳng đứng, chân thác rộng chừng 40m, dưới chân thác là một hồ nước rộng chừng 200m2. Đứng ngang tầm mắt thác Tác Tình hiện lên như một bức tranh sơn thủy hữu tình, trong ánh nắng hoàng hôn du khách sẽ thấy hình ảnh cầu vồng hiện lên trên làn nước trong mát, một cảm giác thật thư thái, lâng lâng để rồi mỗi du khách không quên lưu lại những cảnh sắc tuyệt vời đó bằng những bức hình, những góc máy ưng ý nhất.
Sau khi thỏa mãn tầm mắt từ trên cao, một lối đi nhỏ sẽ dẫn du khách xuống hồ nước dưới chân thác, một hồ nước trong xanh hiện lên, bọt tung trắng xóa. Dưới chân du khách dòng nước như đang luồn lách qua những phiến đá với đủ loại hình thù, kích thước để rồi khi ngước nhìn lên du khách chợt thấy mình thật nhỏ bé giữa không gian bao la của khung cảnh nơi đây.
“Tác Tình” không chỉ đơn giản là tên một con thác mà còn là một truyền thuyết mang âm hưởng tình ca của một đôi trai gái yêu nhau. Truyền thuyết kể rằng: Xưa kia, từ lâu lắm rồi không ai còn nhớ vào thời gian nào, tại một bản người dân tộc Dao dưới chân thác có một nàng Lở Lan xinh đẹp, vẻ đẹp của nàng được ví như những đóa Lan rừng. Nàng đem lòng yêu một chàng trai trong bản, cả hai thương nhau và quấn quýt như con hươu, con nai trên rừng bên nhau sớm tối. Nhưng hạnh phúc không được bao lâu thì tai hoạ đã ập xuống đầu hai người, tình yêu của họ đã gặp nhiều trắc trở, chông gai vì bị kẻ gian âm mưu hãm hại, chia cắt để không thể nên duyên chồng vợ. Để giữ trọn tình yêu thủy chung của mình và lời thề ước giữa hai người, nàng Lở Lan đã trầm mình xuồng dòng thác. Cảm phục trước hành động của cô gái trẻ, người dân nơi đây đã đặt tên Tác Tình cho ngọn thác để tưởng nhớ đến cô cùng với mong ước tác hợp cho chuyện tình của hai người.
Thác Tiên Sa (Sapa) - Vẻ đẹp tự nhiên núi rừng Tây Bắc
Thác Tiên Sa hay còn được dân địa phương gọi với cái tên Thác Cát Cát. Thác thuộc địa bàn bản Cát Cát, xã San Sả Hồ nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa chỉ 3km về phía bắc.
Đây là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch khi đến với bản Cát Cát.
Thực sự tên gọi địa danh này làm cho nhiều du khách lần đầu đặt chân hay nghe đến đều thắc mắc liệu có nàng Tiên nào sinh sống trước đây hay không. Sau khi tìm hiểu từ người dân địa phương, có rất nhiều câu chuyện khác nhau về những năm tháng xa xưa. Trước đây, khu vực gần thác có tộc tiên sinh sống, nhưng có người lại bảo vào những đêm tối đẹp có trăng những nàng Tiên giáng trần xuống đây tắm, gội nên tên gọi thác xuất phát từ nguồn gốc đó.
Dù có thực hư thế nào đi chăng nữa cũng không còn quan trọng, bởi vẻ đẹp thác Tiên Sa đã hút hồn bao du khách lần đầu đặt chân tới đây tham quan và chiêm ngưỡng. Đừng từ chối một địa danh mà mang trong mình nét đẹp tự nhiên, được bao bọc bởi vẻ đẹp thanh tịnh, bình yên biết bao.
Địa danh nằm ở địa phận thuộc bản Cát Cát, xã San Sản Hồ. Du khách muốn tới được Tiên Sa phải đi qua cây cầu Si được bắc ngang qua dòng suối thơ mộng. Trên đường đi, trước quang cảnh thơ mộng này tại sao bạn không check-in và selfie để có những bức hình lưu lại khoảnh khắc đẹp, không phải địa danh nào cũng có được.
Sau chặng đường đi qua cây cầu bắc ngang ấy, trước mắt du khách hiện lên ngọn thác, nước thi nhau đổ từ trên cao xuống. Nước đổ ào ạt, tung bọt trắng xóa, bắn vung tóe vào người. Âm thanh thác đổ hòa vào núi non bao trùm đại ngàn mang tới không gian bình yên, thư thái và dễ chịu biết bao. Ngay gần thác Tiên Sa là nhà văn hóa Mông bản Cát Cát. Những cô gái và chàng trai Mông thường tới đây tụ tập múa hát trong tiếng khèn nơi núi rừng. Cùng nhắm mắt lắng nghe âm thanh tiếng thác chảy hòa quyện với tiếng khèn lá cũng đủ mường tựa một khung cảnh thật thơ mộng, thanh toát.
Không chỉ dừng lại ở điểm đó, có một số gian hàng bán những đặc sản Sapa trước nhà văn hóa Mông. Lựa một chỗ ngồi, tụ tập quây quần bên bếp than hồng đỏ rực cùng nhau nướng ngô, khoai, trứng và thưởng thức chén rượu ngô ấm lòng quả là cảm giác thật tuyệt.
Thực sự chẳng có một ngôn từ nào có thể mô tả được vẻ đẹp thác Tiên Sa. Nhiều du khách đã không quản ngại khó khăn, muốn chinh phục vẻ đẹp tự nhiên ấy một ngày đẹp trời. Con người là hữu hạn, cuộc sống là vô hạn vậy tại sao bạn không nhanh tay book vé tham quan tour du lịch Sapa. Cùng hội để lưu lại những kỷ niệm đẹp bên nhau thời thanh xuân trong chuyến du hí này. Chắc chắn bạn sẽ có được cuốn album những năm tháng rực rỡ nhất của đời người.
Tươi thắm sắc đào rừng Tây Bắc trên núi cao hùng vĩ Hoa đào là loài hoa đặc trưng của miền Bắc. Thay vì những cành đào được cắt tỉa kỹ lưỡng, tạo thế cầu kỳ, thì hoa đào Tây Bắc lại mang nét đẹp hoang dại đặc trưng của núi rừng. Đầu Xuân, đến với các bản, xã vùng cao trên đỉnh núi Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) du khách sẽ...