Thác nước kỳ vĩ chảy suốt bốn mùa không cạn độc đáo nhất xứ Thanh
Ít ai biết, ở Thanh Hóa có sự hiện hữu của một dòng thác mang vẻ đẹp trong veo như ‘nàng thơ’ giữa đại ngàn hùng vĩ.
Đất nước hình chữ S vốn luôn được biết là “kho báu” của những kỳ quan thiên nhiên: một Vịnh Hạ Long sở hữu hòn đảo nhỏ nguyên sơ, vườn Quốc gia Ba Bể bạt ngàn thung lũng hay một Phong Nha Kẻ Bàng có hệ thống núi đá vôi khổng lồ…. Và hiện hữu ở Thanh Hóa còn có dòng thác Hiêu, được ví như một cánh cửa của thiên nhiên mở ra giữa núi rừng rộng lớn.
Thác Hiêu, còn được gọi là thác Hiêu Pù Luông, thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, tựa như viên ngọc bích ẩn mình giữa núi rừng hoang sơ, níu chân du khách bởi vẻ đẹp hoang dại mà đầy quyến rũ.
Ảnh: Du lịch Thanh Hóa
Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển theo đường Quốc lộ 6 qua Mai Châu, Hòa Bình, sau đó tiếp tục theo Quốc lộ 15C đến Co Lương, Đông Điển và Pù Luông.
Nếu du khách xuất phát từ Thanh Hóa, từ trung tâm xã Cổ Lũng, bạn có thể tiếp tục đi bộ trekking khoảng 4km qua những cánh rừng nguyên sinh, những bản làng dân tộc để đến được chân thác. Suốt quá trình, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang uốn lượn tuyệt đẹp.
Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn đẹp mắt – Ảnh: Cừu Bé
Video đang HOT
Thác Hiêu cao khoảng 100m, được tạo thành bởi dòng suối Hiêu chảy qua dãy núi đá vôi Pù Luông. Theo người dân trong vùng suối chảy quanh năm không bao giờ cạn, đó chính là lý do vì sao bạn có thể đến đây vào bất kể mùa nào trong năm, mỗi mùa rừng núi nơi đây lại khoác lên mình một chiếc màu áo mới đầy mê hoặc.
Vừa đặt chân đến đây, chắc chắn du khách không khỏi xuýt xoa với hình ảnh dòng nước đổ xuống từ trên cao, tạo thành những bọt nước trắng xóa, tung tóe như những bông hoa tuyết.
Nước từ đỉnh núi đá chảy xuống rồi chia thành hai nhánh riêng biệt trước khi hội tụ ở cuối dòng – Ảnh: loccocblog
Bao quanh thác Hiêu là những vách đá dựng đứng, rêu phong phủ kín, tạo nên khung cảnh vô cùng ấn tượng. Tại chân thác, có một hồ bơi tự nhiên, nước chỉ sâu khoảng hơn 1m. Tại đây, du khách có thể thoải mái bơi lội, tắm mát trong hồ và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng hùng vĩ.
Ảnh: @kittyy_bui
Đặc biệt, giữa dòng nước trắng lần lượt có 3 hang động thiên nhiên ăn sâu vào lòng núi. Trong 3 hang có lẽ đẹp nhất là hang Tình yêu, rộng khoảng 3m, sâu 10m. Bạn chỉ cần băng qua dòng nước là sẽ vào được hang và chiêm ngưỡng những nhũ đá long lanh đủ màu sắc, mát rượi.
Nếu chọn đến đây trải nghiệm thì theo chia sẻ của các du khách, tháng 6 hàng năm là thời điểm tốt nhất để thưởng ngoạn hết thảy vẻ đẹp của thác. Lúc này, lưu lượng nước cao nhất, tạo ra cảnh quan rực rỡ và cũng là thời điểm những thửa ruộng bậc thang chuyển sang màu vàng mướt mắt.
Ảnh: Hạnh Hạnh
Đến với thác Hiêu, bạn như được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Tiếng thác nước chảy rì rào, tiếng chim hót líu lo hay tiếng gió xào xạc qua tán lá cũng tạo nên bản giao hưởng tuyệt diệu của núi rừng. Một chuyến dã ngoại cùng gia đình hay bạn bè vào ngày cuối tuần và thưởng thức những thanh âm tuyệt diệu như thế thì còn gì bằng.
Lễ hội thác Pongour - Nét truyền thống độc đáo
Lễ hội thác Pongour là lễ hội thác nước duy nhất tại Việt Nam được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng (15/1 Âm lịch) tại danh thắng thiên nhiên kỳ vĩ thác Pongour, thuộc địa bàn xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong ngày lễ hội
Thác Pongour nằm trên dòng chảy của sông Đa Nhim, còn có tên gọi khác là thác Thiên Thai hay thác Bảy Tầng, được bao quanh bởi rừng nguyên sinh rộng lớn với diện tích lên tới 2,5 ha, cùng thảm thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Thác Pongour có độ cao khoảng 40 m, rộng hơn 100 m, chảy thoai thoải qua 7 bậc đá tự nhiên. Mỗi bậc đá lại có hình dáng phẳng, nhô ra như bậc thang. Nước từ trên đầu nguồn thác chảy xuống qua các bậc, tung bọt trắng xóa, bồng bềnh như mái tóc của người con gái. Khu vực hạ lưu thác là một cái hồ rộng mênh mông được đá bao quanh, nước trong xanh, mát lạnh, vô cùng xinh đẹp.
Thác Pongour - Nam Thiên đệ nhất thác đẹp mơ màng thu hút rất đông khách vào ngày lễ hội
Nguồn gốc tên gọi thác Pongour là do vùng đất này có khoáng sản cao lanh (kaolin - một loại đất sét trắng), tiếng K'Ho là Pon-gou. Từ thời Pháp, thác Pongour được bình chọn là "Ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương", và được Vua Bảo Đại khen ngợi là "Nam thiên đệ nhất thác". Năm 2000, thác Pongour được công nhận là Danh thắng cấp quốc gia... Vào mùa mưa, Pongour là dòng thác hùng vĩ bậc nhất không chỉ ở Lâm Đồng mà là cả Tây Nguyên. Nhưng, từ khi dòng chảy thác Pongour được ngăn đập làm thủy điện Đại Ninh thì nước không còn mạnh như trước. Dù vậy, thác vẫn giữ được vẻ đẹp độc đáo giữa khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, nên thơ của núi rừng.
Thiếu nữ bên dòng thác
Thác Pongour gắn liền với truyền thuyết về nàng Kanai xinh đẹp, với mái tóc dài mượt như suối, là nữ tù trưởng cai quản vùng đất này. Nàng có biệt tài thuần phục thú dữ và sai khiến chúng phục vụ cho dân làng. Trong số những con thú dữ đó, có bốn con tê giác khổng lồ, luôn đi theo nghe lệnh nàng dời núi, ngăn suối, khai phát nương rẫy, và sẵn sàng chống lại những kẻ xâm lấn buôn làng. Nhờ đó, cuộc sống cộng đồng dân tộc K'Ho lúc nào cũng được bình yên, sung túc...
Cấu tạo địa chất tạo nên sự độc đáo và hùng vĩ của thác Pongour
Vào đúng ngày rằm tháng Giêng năm ấy, nữ tù trưởng qua đời. Bốn con tê giác không màng ăn uống, cứ túc trực bên nàng cả ngày lẫn đêm cho đến chết. Một thời gian sau, suối tóc của Kanai đã hóa thành làn nước trong xanh, còn những phiến đá xanh rêu xếp thành tầng chính là hóa thạch của sừng tê giác tạo nên một ngọn thác đẹp tuyệt vời, gọi là thác Thiên Thai. Cũng từ truyền thuyết này mà người K'Ho lý giải tên Pongour còn có nghĩa là "bốn chiếc sừng tê giác".
Để tưởng nhớ về nàng Kanai, hằng năm, vào dịp rằm tháng Giêng, dân làng lại tổ chức lễ hội tại thác Pongour với các trò chơi dân gian và hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Lễ hội này cũng là dịp cho các đôi trai gái K'Ho bày tỏ tình cảm của mình với mong muốn, dưới sự chứng kiến của nàng Kanai và ngọn thác Pongour hùng vĩ, tình yêu của họ sẽ là mãi mãi..., tạo nên một phần quan trọng trong lễ hội thác Pongour là "lễ cầu duyên".
Tại Lễ cầu duyên, các đôi trai gái yêu nhau sẽ trải qua những nghi thức rất lãng mạn là xin nước "thiên duyên" dưới chân thác Pongour, trao bình nước "thiên duyên" cho nhau, cùng nhau hát lời nguyện từ cây tình yêu, thắp sáng hoa đăng trong đêm tình yêu bên dòng thác huyền thoại...
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, Lễ hội thác Pongour ngày càng trở nên nổi tiếng và hằng năm, thác Pongour đều thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Trong Lễ hội thác Pongour, đan xen với những vũ điệu cồng chiêng, các đôi trai gái cũng rủ nhau tham dự các trò chơi dân gian, như kéo co, đẩy gậy, ném còn, múa sạp...; thưởng thức ẩm thực của các dân tộc huyện Đức Trọng, Lâm Hà...
15 quốc gia có phong cảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới Những quốc gia này có vẻ đẹp tự nhiên làm kinh ngạc bất kỳ du khách nào. Iceland Từ những thác nước khổng lồ đến bãi biển cát đen, quốc đảo này sở hữu vẻ đẹp tự nhiên khó tin. Tùy thuộc vào thời điểm ghé thăm, bạn có thể trải nghiệm những hiện tượng thiên nhiên độc đáo như Bắc cực quang...