Thả về rừng 3 con khỉ mặt đỏ thuộc nhóm nguy cấp
Sau thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng, 3 con khỉ mặt đỏ thuộc nhóm nguy cấp trong sách đỏ thế giới đã được Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Pù Mát thả về tự nhiên.
Sáng 23/10, ông Trần Xuân Cường, Phó giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát ( huyện Con Cuông, Nghệ An) cho biết Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của Vườn mới thả 3 cá thể khỉ mặt đỏ về rừng.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides, được xếp vào nhóm sắp nguy cấp trong sách đỏ thế giới và Việt Nam.
Cán bộ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Pù Mát thả các cá thể khỉ mặt đỏ về rừng.
Video đang HOT
Theo ông Cường, đây là những cá thể khỉ được lực lượng kiểm lâm bắt giữ từ các vụ mua bán, săn bắt, vận chuyển động vật hoang dã trái phép và của các hộ dân nuôi nhốt đã bàn giao cho Trung tâm cứu hộ của Vườn Quốc gia Pù Mát.
Các cá thể khỉ có trọng lượng 3 – 12,5 kg, sau thời gian được chăm sóc đã khỏe và phát triển tốt, có khả năng sinh trưởng nên được thả về môi trường tự nhiên.
Ngoài ra, cũng trong đợt này Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn quốc gia Pù Mát đã thả 1 cá thể Cu li nhỏ (Nicticebus pygmaeus) và 2 cá thể rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons), 1 cá thể rùa núi viền (Manouria impressa) về rừng.
Theo báo Người lao động
Phát hiện nhiều động, thực vật trong sách đỏ Thế giới
Hai năm trở lại đây, các nhà khoa học đã phát hiện hàng chục loài động, thực vật trong danh mục sách đỏ Thế giới tại các khu bảo tồn ở Thanh Hóa như khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Pù Hu, Pù Luông...
Sau 2 năm triển khai Dự án "Điều tra, lập danh mục khu hệ động, thực vật rừng tại các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên và vườn quốc gia Bến En" , gần 1.000 loài động, thực vật quý hiếm, trong đó có hàng chục loài động, thực vật thuộc danh mục sách đỏ thế giới như loài mang Roosevelt, tắc kè chân vịt, rắn hổ đất nâu, thằn lằn tai lõm, dẻ tùng sọc trắng... được các nhà khoa học phát hiện khi chúng xuất hiện tại các khu bao tồn tại Thanh Hóa
Sau khi triển khai Dự án này, các nhà khoa học đã xác định được tại các khu bảo tồn và vườn quốc gia kể trên có gần 8.000 loài động, thực vật sinh sống; trong đó, có 1.211 loài động, thực vật nằm trong danh mục sách đỏ thế giới và 324 loài nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam.
Loài mang Roosevelt được phát hiện trong khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Ảnh: cán bộ kiểm lâm cung cấp)
Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, các nhà khoa học ghi nhận thêm thông tin của 402 loài thực vật, 25 loài thú, 56 loài chim, 14 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư... Tại Vườn quốc gia Bến En ghi nhận thêm 90 loài thực vật, 30 loài lớp cá, 215 loài côn trùng, 16 loài chim, 11 loài thú, 16 loài lưỡng cư và 13 loài bò sát... Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ghi nhận thêm 20 loài cá, 98 loài côn trùng, 13 loài thú... Tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu ghi nhận thêm 18 loài lưỡng cư, 25 loài bò sát, 25 loài chim, 14 loài thú...
Việc phát hiện thêm nhiều loài động, thực vật quý hiếm giúp các nhà khoa học trong công tác nghiên cứu về các loài, chi, cá thể, bảo tồn nguồn gen quý hiếm và có được cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học. Đây cũng là cơ sở để các Ban quản lý rừng đặc dụng, các đơn vị liên quan tiến hành đồng bộ các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học.
Trước đó, vào thời điểm giữa năm 2013, tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu nhiều loại động vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam như bò tót, gấu, gà lôi... cũng xuất hiện.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Điều trị vết thương cho 2 con hổ bị quẳng xuống đường Sau khi được đưa về Trung tâm bảo tồn và chăm sóc động vật hoang dã Vườn quốc gia Pù Mát, 2 cá thể hổ bị quẳng từ trên xe xuống đường đang được các cán bộ ở đây chăm sóc, điều trị vết thương. Ngày 17/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Vườn quốc gia...