Thả săn sắt hy vọng bắt cá rô
Tuy cùng mục tiêu tranh thủ và lôi kéo Ukraine nhưng bước đi hiện tại của EU và Nga lại trái ngược nhau.
Ảnh minh họa
EU chuyển sang làm găng với chính phủ và cá nhân Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, đồng thời nhằm đến hậu thuẫn làn sóng phản đối chính phủ. Ngược lại, Nga lại có những mời chào lợi ích kinh tế đặc biệt cho Ukraine ở mức độ hào phóng bất ngờ.
Nga giảm giá bán khí đốt cho Ukraine và mua trái phiếu nhà nước của láng giềng nhằm giúp chính phủ Ukraine và ông Yanukovych khắc phục những khó khăn cấp thiết về tài chính và năng lượng.
Moscow chủ định nhấn mạnh và phô trương khác biệt với EU về chính sách đối với Kiev, làm rõ cái lợi và cái thiệt của Ukraine trong quan hệ với Nga và EU. Động thái này nhằm phân hóa nội bộ Ukraine, hậu thuẫn bộ phận thiên về gắn bó với Nga và vô hiệu hóa lập luận cũng như tước bỏ vũ khí đấu tranh của phía muốn ngả về EU.
Đó là sách lược của Nga “thả con săn sắt” để hy vọng “bắt con cá rô”. Thời điểm hiện tại rất quan trọng đối với Nga bởi Ukraine bị cả EU lẫn dư luận trong nước đẩy đến ngã ba đường và phải quyết định lựa chọn lối rẽ. Đương nhiên, Ukraine muốn tận lợi tối đa từ quan hệ hợp tác với EU lẫn Nga nhưng đã không còn trụ được ở vị trí cân bằng có lợi nhất cho mình nữa.
Video đang HOT
Có thể thấy Nga đang làm tất cả những gì có thể để tác động tới lựa chọn của Ukraine. Thành công hay không phụ thuộc trước hết vào cuộc tranh giành quyền lực hiện tại ở Ukraine mà chưa ai có thể dám chắc kết cục sẽ thế nào.
Theo TNO
Nga dùng 15 tỷ USD "níu chân" Ukraine không gia nhập EU
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm qua (17/12) đã đem đến cho người đồng cấp phía Ukraine một sự ủng hộ qúy giá khi chấp nhận chi 15 tỷ USD để mua nợ của nước này. Không những vậy Nga còn giảm tới 1/3 giá khí đốt bán cho Ukraine.
Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych hội đàm với Tổng thống Nga Putin
Cam kết hỗ trợ tài chính rất lớn trên được Mátxcơva đưa ra trong bối cảnh Kiev đang chịu nhiều áp lực từ những người biểu tình trong nước, ủng hộ việc gia nhập EU.
Ngay sau khi thông tin về thỏa thuận hỗ trợ được công bố, hàng chục nghìn người biểu tình lại đổ ra quảng trường Độc Lập ở trung tâm Kiev, để phản đối cái họ gọi là hành động "bán mình" của Tổng thống Viktor Yanukovych cho điện Kremlin.
Sự hỗ trợ của Mátxcơva sẽ giúp Kiev tránh được nguy cơ khủng khoảng cán cân thanh toán cũng như nguy cơ vỡ nợ giữa lúc nền kinh kế tiếp tục đi xuống kể từ nửa đầu năm ngoái.
Tuy nhiên thỏa thuận này cũng có thể khiến người biểu tình Kiev có thêm động lực sau khi ông Yanukovych từ chối ký vào thỏa thuận thành viên để gia nhập EU, vốn là nguyên nhân khiến biểu tình bùng phát dữ dội nhất kể từ sau cuộc Cách mạng cam năm 2004.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney khẳng định Washington không ấn tượng bởi thỏa thuận này, và cho rằng nó "không giải quyết những lo ngại" của hàng nghìn người biểu tình đã cắm trại suốt ngày đêm trên quảng trường Độc Lập những tuần qua.
Thỏa thuận trên được ông Putin công bố sau cuộc hội đàm kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ tại Kremlin. Vị Tổng thống Nga khẳng định nước mình sẽ bỏ tiền để hỗ trợ người láng giềng Ukraine.
"Chính phủ Nga đã quyết định đầu tư một phần trong Quỹ phúc lợi quốc gia với mức 15 tỷ USD vào các chứng khoán của chính phủ Ukraine", ông Putin tuyên bố.
Bộ trưởng tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Mátxcơva sẽ đầu tư 15 tỷ USD (11 tỷ USD) vào trái phiếu bằng đồng euro, mà Kiev có ý định phát hành vào cuối năm nay. Ông khẳng định Nga sẽ mua 3 tỷ USD trái phiếu trong năm 2013, trong đó đợt mua đầu tiên có thể diễn ra ngay cuối tuần này.
Thông tin này lập tức khiến lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ukraine sụt mạnh từ 9,69% xuống 8,75%. Sự sụt giảm này khiến việc đi vay của Ukraine trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Ông Putin cũng khẳng định tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga sẽ bán khí đốt cho Ukraine với mức giá chỉ 268,5 USD/1000 m khối - một mức giá rất "mềm" so với mức 400 USD hiện tại.
Dù vậy người đứng đầu điện Kremlin cũng nhấn mạnh rằng hai nhà lãnh đạo chưa hề thảo luận về việc Ukraine gia nhập Liên minh hải quan do Nga đứng đầu. Đây là liên minh mà Mátxcơva hy vọng có thể cạnh tranh với liên minh châu Âu gồm 28 quốc gia.
"Tôi muốn khiến mọi người bình tĩnh lại. Hôm nay chúng tôi chưa hề thảo luận về vấn đề Ukraine gia nhập Liên minh hải quan", ông Putin khẳng định.
Với việc nền kinh tế Ukraine gặp khó khăn, thủ tướng nước này Mykola Azarov hồi tuần trước cho biết Kiev sẽ cần phải vay 20 tỷ euro (27,5 tỷ USD) từ EU trước khi ký thỏa thuận gia nhập liên minh này.
Nhưng Brussels đã ngay lập tức bác bỏ ý kiến đó và khẳng định, EU sẽ không tham gia một cuộc đấu giá về tương lai của Ukraine.
Theo các nhà phân tích, thỏa thuận vừa được công bố sẽ giúp giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Ukraine khoảng 4,5 tỷ USD/năm, nhưng điều đó không có nghĩa là nước này không cần khẩn trương cải cách nền kinh tế.
"Thỏa thuận hôm nay chỉ là một sự "giảm đau" ngắn hạn cho Ukraine. Nhưng những thách thức lớn hơn vẫn còn hiện hữu trong vòng vài năm tới", ông Neil Shearing, đến từ công ty Capital Economics cho biết.
Theo Dantri
Nhật Bản muốn "lôi kéo" ASEAN phản đối "Vùng phòng không" Trong lúc căng thẳng Nhật - Trung leo thang trở lại do tuyên bố của Bắc Kinh thiết lập "Vùng phòng không" trên biển Hoa Đông, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự định "lôi kéo" các nhà lãnh đạo ASEAN về "phe" nước này. Tuy nhiên, theo tờ Straits Times (Singapore), có khả năng 10 quốc gia ASEAN sẽ ứng xử thận...