Thả lươn vào bể xi măng, cho ăn trùn quế và cám gạo, bán đắt hàng
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật và quy trình nuôi lươn trong bể xi măng, HTX Nông nghiệp – Thương mại – Dịch vụ Đức Vinh (gọi tắt HTX Đức Vinh) ở xã Long Tân, huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã thực hiện thành công mô hình sản xuất lươn giống và lươn thương phẩm. Nhiều hộ thành viên của HTX đã có nguồn thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu từ mô hình này.
Ông Phạm Văn Thức, Giám đốc HTX Đức Vinh cho biết, đơn vị được thành lập năm 2014, với 4-5 thành viên tham gia nuôi lươn giống. Lúc đầu, do nguồn giống không ổn định, giá cả đầu ra bấp bênh, mô hình nuôi lươn trong bể xi măng chưa có kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao.
Sau đó, các thành viên trong HTX đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu kỹ thuật, tích cực tham gia các lớp tập huấn về sản xuất giống lươn đồng để truyền đạt kinh nghiệm cho nhau.
Qua mấy năm nghiên cứu, các thành viên HTX Đức Vinh đã cải tiến kỹ thuật nuôi bằng việc cho lươn ăn trùn chỉ, trùn quế và cám gạo. Từ nguồn thức ăn sạch, lươn ít bị bệnh. Nhờ đó, năng suất tăng lên gấp 2 – 3 lần so với trước đây.
Anh Nguyễn Thanh Tùng (ấp Tân Hiệp, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ), thành viên HTX Đức Vinh cho biết, năm 2017, anh Tùng tham gia HTX Đức Vinh. Sau khi được tập huấn kỹ thuật, anh Tùng đã đầu tư hàng chục bể xi măng nuôi lươn giống và lươn thành phẩm. Năm 2018, trừ các chi phí nuôi lươn, anh Tùng thu lãi gần 500 triệu đồng.
Ông Phạm Văn Thức cho biết, bể nuôi lươn được xây bằng gạch, đá, xi măng và lát nền bằng gạch men. Những vật liệu này đều an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của lươn giống, không có tác động ảnh hưởng đến chất lượng thịt của lươn thương phẩm.
Video đang HOT
Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng phải có mái che để tránh sự biến đổi thất thường của thời tiết, khu vực nuôi lươn phải yên tĩnh, không có sự tác động lớn ở bên ngoài khiến lươn bị “sốc”; lươn giống sau khi được thả nuôi trong khoảng 1 năm sẽ bắt đầu quá trình sinh sản tự nhiên, lúc này thu con giống tách lấy trứng, mang vào bể riêng để ấp.
Lươn con mới nở được nuôi trong bể với mật độ 10 ngàn con/m2. Khoảng 1,5 tháng tuổi, giãn mật độ xuống còn 5 ngàn con/m2, thức ăn chủ yếu là trùn chỉ. Sau thời gian 3 tháng, tiếp tục giảm mật độ xuống còn 1 ngàn con/m2.
Khi lươn giống nuôi đủ 90 ngày, trọng lượng khoảng 500 con/kg, có thể xuất bán với giá hơn 6 ngàn đồng/con. Về nuôi lươn thương phẩm, sau 10 tháng chăm sóc, lươn đạt trọng lượng 200gam/con là có thể xuất bán cho các chợ, các nhà hàng, quán ăn.
Theo ông Thức, so với việc nuôi lươn ở ngoài đồng, việc nuôi lươn trong bể xi măng tại nhà dễ dàng phân chia các loại lươn bột, lươn hương, lươn giống, lươn thương phẩm; thuận tiện trong việc quan sát, chăm sóc, theo dõi số lượng và kịp thời phát hiện dịch bệnh do lươn không chui rúc trong bùn như mô hình cũ; rút ngắn thời gian chăm sóc, tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, cho năng suất ổn định.
“Trước đây, những người nuôi lươn thường sử dụng cá tạp, cá xay, thức ăn thừa xay nhuyễn để cho lươn ăn, nên dễ gây ô nhiễm nguồn nước khiến lươn bị bệnh, phải sử dụng kháng sinh chữa trị, vừa tốn kém, vừa không bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Nay cho lươn giống ăn trùn chỉ, lươn thịt ăn trùn quế và cám gạo, bảo đảm lươn sinh trưởng khỏe mạnh, thịt lươn thơm ngon có giá trị thương phẩm cao”, ông Thức cho hay.
Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng của HTX Đức Vinh mang lại hiệu quả cao, đã thu hút thêm thành viên tham gia, hiện đã lên đến 14 thành viên, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm/thành viên. Được biết, thời gian tới HTX Đức Vinh sẽ đầu tư nuôi bò lấy phân để nuôi trùn quế, bảo đảm nguồn thức ăn ổn định cho lươn nuôi, tăng hiệu quả sản xuất.
Theo Danviet
Lời cả trăm triệu nhờ 19 bể xi măng nuôi ép lươn đồng đẻ trứng
Lươn đồng là loài dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, lại phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng biên giới...Đây là những lý do chính để con lươn trở thành vật nuôi được nhiều hộ dân ở khu vực biên giới huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp chọn để phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian qua.
Khoảng 10 năm trước, anh Nguyễn Thanh Khắc (SN 1984) ngụ ấp 2, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự trở về quê sau những năm dài thuê đất trồng lúa không mang lại hiệu quả nơi đất khách. Thấy nhiều anh em trong xóm nuôi lươn đồng hiệu quả nên anh Khắc cũng gom vốn liếng nuôi lươn.
Anh Nguyễn Thanh Khắc thu hoạch trứng lươn để ương lên lươn giống phục vụ nhu cầu nuôi lươn thịt của gia đình và cung cấp lươn giống cho các hộ dân...
Vụ đầu, anh mua khoảng 300 con lươn giống được săn bắt từ ngoài đồng tự nhiên về nuôi. Song do không có kinh nghiệm nuôi lươn và vì chọn mua nguồn lươn giống không chất lượng nên vụ đó tỷ lệ hao hụt trên 70%. Dù thất bại nhưng qua vụ lươn đầu tiên, anh cũng đúc kết được nhiều kinh nghiệm nuôi lươn. Từ đó các mùa vụ sau lươn nuôi của anh Khắc không còn hao hụt nhiều.
"Hiện gia đình tôi có 19 hồ xi măng chuyên dụng dùng để nuôi lươn thịt thương phẩm và nuôi lươn giống. Doanh thu mỗi năm từ nghề nuôi lươn của gia đình khoảng 200 triệu đồng, trừ hết các khoản chi phí đầu tư, lợi nhuận mỗi năm cũng khoảng 150 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa" - anh Khắc phấn khởi.
Đến vùng biên giới Thường Phước 1, nhiều người sẽ ngạc nhiên bởi nghề nuôi lươn không chỉ dành cho cánh "mày râu" mà công việc chăm sóc lươn được nhiều chị em phụ nữ đảm nhận. Gắn bó với nghề nuôi lươn được 7 năm, bà Phạm Thị Nhôm ngụ ấp 2, xã Thường Phước 1 tâm sự: "Mấy hồ lươn của tôi mang lại kinh tế ổn định hơn rất nhiều so với một chục công đất canh tác lúa của chồng tôi. Nuôi lươn không khó vì không phải đòi hỏi nhiều kỹ thuật như những vật nuôi khác...".
Theo bà Nhôm, tông thường lươn bị một vài bệnh như: phù đầu, lở loét... nhưng nuôi lâu có kinh nghiệm thì sẽ kiểm soát được hết những bệnh này. Ở đầu nguồn, lượng cá tạp và ốc bươu vàng khá dồi dào là nguồn thức ăn ưa thích của lươn. "Chị em phụ nữ chỉ cần bỏ công một chút là có thể nuôi lươn được. Từ ngày nuôi lươn, kinh tế gia đình của tôi cũng "dễ thở" hơn trước rất nhiều...", bà Nhôm tiết lộ.
Khoảng 2 năm trở lại đây, giá lươn thương phẩm khá cao và ổn định nên nhiều hộ dân ở khu vực biên giới mạnh dạn cải tạo diện tích xung quanh nhà để phát triển nuôi lươn. Hiện giá lươn thương phẩm loại I được thương lái thu mua dao động từ 230 - 250 ngàn đồng/kg, cao hơn cách đây 2 năm khoảng 100 ngàn đồng/kg. Theo nhiều thương lái, lươn thương phẩm được tiêu thụ tại các nhà hàng ở những thành phố lớn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM.
Theo thống kê của UBND xã Thường Phước 1, hiện nay trên địa bàn xã có trên 80 hộ nuôi lươn thương phẩm. Nghề nuôi lươn phát triển ở địa phương được gần 8 năm trở lại đây, từ hiệu quả kinh tế trong những năm qua cho thấy, mô hình nuôi lươn bước đầu giúp nhiều gia đình thoát nghèo, ổn định kinh tế.
Ông Phạm Hồng Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Thường Phước 1 cho biết, mô hình nuôi lươn phát triển ở địa phương đã nhiều năm nay, bên cạnh những hộ nuôi hiệu quả thì vẫn còn một số hộ do thiếu kinh nghiệm nên nuôi không hiệu quả. Nhận thấy thời gian gần đây nhu cầu của thị trường về lươn thịt thương phẩm khá cao, giá ổn định, vì vậy UBND xã đã mạnh dạn đề xuất với UBND huyện Hồng Ngự cho thành lập Hội quán nuôi lươn trên địa bàn xã.
Theo ông Cường, mục đích của việc thành lập Hội quán nuôi lươn là góp phần giúp cho bà con trên địa bàn xã có nơi sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm nuôi lươn. Ngoài ra, thông qua Hội quán nuôi lươn, UBND xã cũng kết nối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp để mở các lớp tập huấn, hướng dẫn quy trình nuôi lươn cho bà con có nhu cầu nuôi lươn trên địa bàn xã.
Nhận thấy triển vọng mô hình nuôi lươn mang lại, hiện ngành nông nghiệp huyện Hồng Ngự cũng hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình nuôi lươn sinh sản. Đây là mô hình được nhiều hộ nuôi lươn của địa phương đặt nhiều kỳ vọng, bởi nếu mô hình này hiệu quả sẽ giúp người nuôi lươn vùng biên giải quyết được bài toán khan hiếm lươn giống tự nhiên hiện nay.
Bên cạnh đó, thông qua mô hình sản xuất lươn giống, ngành nông nghiệp địa phương cũng mong muốn bước đầu giúp nông dân giảm bớt chi phi sản xuất, từng bước tổ chức sản xuất, xây dựng mô hình nuôi lươn thành một chuỗi khép kín.
Theo Mỹ Lý (Báo Đồng Tháp)
Ở đây nuôi lươn không bùn bằng ốc bươu vàng kiếm bộn tiền Nuôi lươn không bùn bằng ốc bươu vàng không khó. Dùng ốc bươu vàng làm thức ăn nuôi lươn không bùn vừa tiết kiệm chi phí vừa lãi lớn. Đây là những mô hình do Trạm Khuyến nông Yên Thành (tỉnh Nghệ An) triển khai tại các xã Đô Thành; Long Thành; Lý Thành; Khánh Thành ... Anh Nguyễn Bá Đình (ở xóm...