TH Medical – cơ hội chữa bệnh công nghệ cao ngay ở Việt Nam
Tập đoàn TH khởi công xây dựng Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical tại Đông Anh, Hà Nội. Đây là dự án y tế đầu tiên tại VN triển khai cụm tổ hợp 5 khu chức năng y tế công nghệ cao.
Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam
Theo các chuyên gia ung bướu, bệnh ung thư tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Trung bình mỗi năm, Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 165.000 ca ung thư mới. Đa phần người bệnh đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, tỷ lệ chữa khỏi không cao. Nhiều người chọn đi nước ngoài để chữa bệnh, do đó nhu cầu về chữa ung thư theo công nghệ hiện đại của các quốc gia tiên tiến tại Việt Nam là rất lớn…
Theo số liệu năm 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới (GLOBOCAN) Việt Nam có hơn 300.000 người đang phải chiến đấu với ung thư, mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 người chết vì ung thư. Ước tính đến năm 2020, số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000 người/năm. Gánh nặng ung thư gia tăng là do gia tăng dân số, gia tăng lão hóa và mức độ ô nhiễm môi trường.
Theo chuyên gia từ Bệnh viện K, các loại ung thư thường gặp ở Việt Nam đối với nam giới là ung thư gan, phổi, dạ dày, đại – trực tràng và vòm họng… Đối với phụ nữ, ung thư vú thường gặp nhất, kế tiếp theo thứ tự là các bệnh ung thư đại-trực tràng, phổi, dạ dày và gan…
Trên thực tế, thời gian qua, nhiều bệnh nhân Việt Nam có điều kiện kinh tế đã lựa chọn phương pháp ra nước ngoài để điều trị khi bị ốm bệnh, trong đó có bệnh ung thư.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm chi tiêu của người dân Việt Nam dành cho việc ra nước ngoài khám chữa bệnh cũng lên tới con số gần 2 tỷ USD.
Dẫn chứng từ thực tiễn, GS.BS Komatsumoto Satoru, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Nhật Bản, sẽ giữ vị trí Giám đốc điều hành Tổ hợp y tế TH Medical mới động thổ ở Hà Nội, cho biết, Bệnh viện Trường Đại học Keio (Nhật Bản ) – nơi ông làm việc trước đây từng đón rất nhiều người bệnh Việt Nam, trong đó có nhiều bệnh nhân ung thư sang khám chữa bệnh.
“Nhiều người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân ung thư chia sẻ với tôi rằng họ rất thích chất lượng dịch vụ của Nhật nhưng do chi phí điều trị cao, việc quay trở lại điều trị liệu trình kế tiếp là rất khó khăn. Và trên thực tế cũng có nhiều bệnh nhân ung thư đã đến Nhật điều trị khi ở vào giai đoạn muộn với thể chất yếu quá”- ông Komatsumoto nói.
Người Việt sẽ không còn phải ra nước ngoài khám chữa bệnh
Video đang HOT
Cũng theo ông Komatsumoto, hiện nay tại Nhật Bản, các phương pháp phát hiện sớm, điều trị ung thư được triển khai đa dạng và hiện đại. Xét về thể trạng của người Châu Á, trong đó có người Việt Nam, thì các phương pháp điều trị ung thư của Nhật là phù hợp.
Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng chẩn đoán tại Việt Nam, nhiều Bệnh viện đã bước đầu tìm hiểu, hợp tác với các cơ sở y tế của Nhật Bản để đào tạo chuyên môn cho bác sĩ, đặc biệt tiếp cận, đưa các kĩ thuật hiện đại, tiên tiến nhất trong dự phòng, điều trị ung thư hiện nay vào phục vụ người bệnh Việt Nam.
Mới đây, tập đoàn TH đã khởi công xây dựng Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical tại Đông Anh, Hà Nội. Đây là dự án y tế đầu tiên tại Việt Nam triển khai cụm tổ hợp 5 khu chức năng y tế công nghệ cao, nâng tầm các hoạt động chăm sóc toàn diện sức khoẻ con người từ Phòng bệnh; Khám và điều trị bệnh tới Chăm sóc phục hồi lên tầm cao mới.
Phát biểu tại sự kiện này, GS.BS Komatsumoto với vai trò là Giám đốc điều hành Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical cho hay, điểm đáng chú ý trong tổ hợp là chất lượng nhân lực và quản trị bệnh viện theo mô hình hiện đại. Bản thân ông đã phỏng vấn nhiều bác sĩ người Việt học y khoa và làm việc tại Nhật Bản, tất cả đều mong có cơ hội làm việc với các chuyên gia y tế của Nhật Bản và sẽ tham gia dự án tại Việt Nam…
“Nhờ lực lượng nhân lực này, khi đi vào hoạt động, Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH sẽ là một tổ hợp y tế do nhà đầu tư Việt Nam khởi xướng và hoàn thiện, nhưng vận hành, quản trị và nhân lực làm việc sẽ theo mô hình Nhật Bản”, GS.BS Komatsumoto nói.
Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn TH, TH Medical, Trường Đại học Keio & Bệnh viện Keio (Nhật Bản)
Đồng thời ông Komatsumoto nhấn mạnh, khi tổ hợp này đi vào hoạt động, nhiều người dân Việt Nam sẽ không còn phải vất vả ra nước ngoài chữa bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư vì công nghệ Nhật Bản sẽ được đưa vào ứng dụng tại tổ hợp này. Trong trường hợp cần hội chẩn quốc tế, việc kết nối với các chuyên gia ung bướu tại Nhật cũng sẽ được triển khai ngay tại tổ hợp để người dân Việt Nam được hưởng chất lượng dịch vụ y tế quốc tế tại Việt Nam.
“Việc có một tổ hợp có đủ khả năng cung cấp dịch vụ toàn diện, có chất lượng sẽ giúp người Việt được tiếp cận với các dịch vụ y tế hoàn thiện, chất lượng cao, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với việc đi nước ngoài khám chữa bệnh. Và khu Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH sẽ thực hiện được sứ mệnh đó”, GS.BS Komatsumoto nhấn mạnh.
Phối cảnh Tổ hợp Y tế Công nghệ cao TH Medical.
Doãn Phong
Theo vietnamnet
Xuất khẩu lô sữa đầu tiên sang Trung Quốc: Bước ngoặt lớn ngành sữa
Lễ công bố xuất khẩu lô sữa đầu tiên sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ NNPTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc được tổ chức ngày 22/10.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, đây là sự kiện thể hiện bước ngoặt lớn của ngành sữa Việt Nam và quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp...
Cơ hội ở thị trường 1,4 tỷ dân
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu sữa. Năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ các nước, với trị giá gần 10 tỷ USD.
Theo dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cao, dự kiến tăng trưởng nhập khẩu khoảng 45% tính đến năm 2025. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu được sữa sang thị trường này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Việt Nam.
Khách hàng Trung Quốc dùng thử sữa TH. Ảnh: T.L
Sau 6 tháng 10 ngày, kể từ khi ký kết Nghị định thư giữa Bộ NNPTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (ngày 26/4/2019), với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ NNPTNT, sự vào cuộc đồng bộ của các đơn vị chức năng, quyết tâm của các doanh nghiệp, ngày 16/10/2019, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có Thông báo số 156/2019 chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc;
Đồng thời, công bố Công ty cổ phần Sữa TH là doanh nghiệp đầu tiên đủ điều kiện được cấp mã số xuất khẩu 2 nhóm sản phẩm sữa, gồm: Sữa tiệt trùng và sữa bổ sung hương liệu tự nhiên (Sterilized milk và Modified milk) sang thị trường tiềm năng nhất thế giới, với dân số hơn 1,4 tỷ người và có nhu cầu rất lớn về sữa và sản phẩm sữa.
Theo ông Vũ Ngọc Quỳnh - Tổng Thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm sữa đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đánh dấu một sự kiện đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sữa nói riêng.
"Việc Trung Quốc chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam cho thấy ngành sữa của Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới. Doanh nghiệp sản xuất sữa đã xây dựng được các mô hình trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong sản xuất và quản trị..." - ông Quỳnh nói.
Bà Thái Hương - nhà sáng lập và Chủ tịch Hội đồng Chiến lược của Tập đoàn TH cho biết: "Hơn cả việc xuất khẩu được lô sữa đầu tiên sang thị trường Trung Quốc, thu được lợi nhuận, điều chúng tôi hạnh phúc hơn cả là ngành sữa Việt Nam đã thực sự lớn mạnh, chinh phục được một thị trường rộng lớn và ngày càng khó tính...".
Hỗ trợ thêm nhiều doanh nghiệp
Ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, để tổ chức các nội dung trong Nghị định thư, Cục đã xây dựng và hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu triển khai các chương trình giám sát dịch bệnh trên đàn bò sữa theo quy định tại Nghị định thư, quy định của Tổ chức Thú ý Thế giới (OIE) và Luật Thú y.
Kết quả 100% số mẫu, số bò sữa được giám sát các bệnh theo quy định đều đạt yêu cầu. Hiện 100% các trang trại chăn nuôi bò sữa của các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sản phẩm sữa thị trường Trung Quốc đều được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, lấy mẫu giám sát các bệnh theo quy định.
"Đối với 4/5 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu trong đợt 1 chưa được phép xuất khẩu, chúng tôi sẽ tiếp tục đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm xem xét, đánh giá và cho biết kết quả về hồ sơ đăng ký xuất khẩu sữa, nếu hồ sơ chưa đạt thì hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung. Đối với các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu trong đợt 2, Cục Thú y sẽ kiểm tra giám sát các điều kiện vệ sinh thú y, giám sát an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm theo chuỗi từ cơ sở chăn nuôi đến chế biến" - ông Đông nói.
Về lâu dài, theo ông Đông, đến tháng 12/2020, Cục Thú y sẽ thông tin, tuyên truyền để có ít nhất 50% số hộ, cơ sở, trang trại nuôi gia súc trong vùng đệm thực hiện xây dựng vùng nuôi an toàn dịch bệnh; dự kiến đến tháng 12/2021, thực hiện giám sát định kỳ để xác định được mức độ lưu hành mầm bệnh theo quy định ít nhất tại 50% số hộ, cơ sở trang trại nuôi gia súc để lấy mẫu xét nghiệm; dự kiến đến tháng 12/2020, hoàn thiện hồ sơ đề nghị OIE đánh giá, công nhận vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh, tạo nền tảng, cơ hội để sản phẩm sữa Việt chinh phục được nhiều thị trường khó tính hơn.
Theo Danviet
Tập đoàn TH động thổ Dự án Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam Ngày 14/10/2019, tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, tập đoàn TH tổ chức lễ Động thổ và công bố dự án Tổ hợp Y tế & Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao TH Medical. Một trụ cột tiếp theo mang sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà TH luôn theo đuổi: 'Vì sức khỏe cộng đồng'. Dự...