TGĐ Thế giới di động: Không có chuyện bỏ của chạy lấy người
Từ tháng 3.2013, lãnh đạo công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động (viết tắt là TGDĐ) đã có báo cáo uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc đạt được thoả thuận bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.
Nhiều chi tiết vụ chuyển nhượng đến nay vẫn chưa được công bố và gần đây, có dư luận cho rằng, lãnh đạo công ty bán cổ phần để… “tháo chạy”! Chúng tôi phỏng vấn ông Nguyễn Đức Tài, tổng giám đốc TGDĐ quanh dư luận này.
Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng Giám Đốc TGDĐ.
Trong mấy năm qua, TGDĐ là nhà bán lẻ ăn nên làm ra với 20% thị phần thị trường điện thoại di động và máy tính, nhưng tại sao những cá nhân trong ban lãnh đạo lại bán cổ phần?
Từ khi thành lập công ty cho đến nay đã có một thoả thuận trong ban lãnh đạo công ty: chỉ nhận lương để sống, còn lợi nhuận nhập vào vốn kinh doanh của công ty. Do vậy, dù là một nhà bán lẻ có lãi nhưng cũng có thành viên trong ban giám đốc công ty phải thuê nhà trong suốt chín năm qua. Các cá nhân bán cổ phiếu lần này là để bù đắp những gian khó đã gánh chịu trong chín năm qua, để lo cho cuộc sống cá nhân đàng hoàng hơn. Đồng lương trước đây chỉ đủ cho họ có cuộc sống tối thiểu.
Video đang HOT
Vậy theo ông tại sao có dư luận rằng, lãnh đạo TGDĐ bán cổ phần vì không còn niềm tin vào tăng trưởng và lợi nhuận của nhóm hàng kỹ thuật số hiện nay và cả trong tương lai?
Dư luận có quyền bình luận nhưng chúng tôi lại không nghĩ bán để tháo chạy. Năm cổ đông sáng lập của công ty (Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều, và Trần Huy Thanh Tùng) đang giữ 51,26% cổ phần, cộng với gần 2% cổ phần công ty. Như vậy, chúng tôi vẫn giữ quyền điều hành, không chạy đi đâu cả.
Vào tháng 12 năm nay, TGDĐ sẽ áp dụng hàng loạt chương trình chăm sóc khách hàng mà chưa có hệ thống bán lẻ nào làm. Ví dụ, bất ngờ máy hết pin. Bạn có thể đến bất kỳ cửa hàng gần nhất để mượn sạc pin, chỉ cần đưa giấy tờ cần thiết, không thế chấp tiền bạc. Không hề có chuyện “bỏ của chạy lấy người” như dư luận bình phẩm. Nếu “chạy”, chúng tôi đã không thực hiện những chương trình như vậy. Đó là một minh chứng chúng tôi vẫn gắn bó với thương hiệu TGDĐ.
Ông có lo bị thâu tóm không? Nhà đầu tư mua cổ phiếu vào mục đích gì?
CDH là một quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Còn Robert Willet là một chuyên gia tầm cỡ về chiến lược bán lẻ. Khi mua cổ phiếu của TGDĐ, họ có cơ sở để tin thương vụ này sẽ đem lại lợi nhuận. Còn có mục đích nào nữa không thì tôi không có thẩm quyền cũng như thông tin để trả lời. Tuy nhiên, theo thoả thuận, đại diện của CDH chỉ có mặt trong hội đồng quản trị, không tham gia vào điều hành công ty. Với tỷ lệ còn lại như tôi đã đề cập ở trên, những người thành lập TGDĐ vẫn nắm quyền chi phối.
Hai đối tác nước ngoài mua cổ phần TGDĐ là quỹ đầu tư CDH Electric Bee (Anh) và ông Robert Willet, nguyên giám đốc hệ thống Best Buy toàn cầu. Robert Willet được mua cổ phiếu với giá ưu đãi hơn vì tham gia TGDĐ với vai trò cố vấn chiến lược. Tỷ lệ chuyển nhượng cổ phần khoảng 20%.
Cổ phần chuyển nhượng là của năm thành viên trong ban lãnh đạo công ty và nhà đầu tư Mekong Capital. Trong đó Mekong Capital, chiếm 6,7%, phần còn lại là của năm thành viên đang giữ những trọng trách của công ty. Cổ phần của công ty cũng có nhưng không đáng kể.
Theo GenK
Galaxy Note 8.0 giá rẻ hơn iPad Mini
Samsung hôm nay chính thức công bố giá bán của chiếc Galaxy Note 8.0 tại thị trường Mỹ là 400 USD kèm nhiều phụ kiện cũng như dịch vụ mở rộng hơn sản phẩm của Apple.
Bắt đầu lên kệ ngay từ ngày mai, sản phẩm sẽ xuất hiện tại các đại lý như Amazon, Best Buy, Newegg, Staples... Bộ bán hàng tiêu chuẩn sẽ bao gồm một ốp lưng kèm miếng đậy với các màu trắng, xám, hồng, xanh cùng cáp USB, bộ chuyển HDMI, sạc.
Ngoài ra, Note 8.0 còn đi kèm gói dịch vụ lên tới 200 USD như dịch vụ Dropbox dung lượng 50 GB trong vòng 24 tháng, một tháng dịch vụ Music Hub không giới hạn dung lượng. Những người mua sản phẩm sớm còn được đi kèm thẻ mua phần mềm trên Google Play trị giá 25 USD ngay khi đăng ký sản phẩm.
Note 8.0 có kết nối 3G, thực hiện được cuộc gọi và nhắn tin là điểm mạnh hơn so với sản phẩm bên phía Apple. Hơn nữa, giá bán cũng rẻ hơn 59 USD so với phiên bản có cùng kết nối mạng di động và dung lượng 16 GB của iPad Mini là 459 USD.
Chiếc tablet màn hình 8 inch của Samsung dự kiến cũng sẽ bán ở thị trường trong nước trong vài tuần tới. Giá bán chưa được tiết lộ nhưng theo nguồn tin của Số Hóa, mức này sẽ thấp hơn 12 triệu đồng.
Samsung Galaxy Note 8.0. Ảnh: Tuấn Hưng.
Samsung Galaxy Note 8.0 trang bị vi xử lý Exynos 4412 tốc độ 1,6 GHz nhân A9 lõi tứ, chip đồ họa Mali-400MP và RAM 2 GB. Máy cho phép tùy chọn bộ nhớ trong 16 hoặc 32 GB cũng như thêm khe cắm thẻ nhớ microSD để mở rộng khả năng lưu trữ. Màn hình của máy có kích thước 8 inch (tương đương iPad Mini) với độ phân giải 1.280 x 800 pixel WXGA và mật độ điểm ảnh là 189 ppi.
Note 8.0 có camera trước độ phân giải 1,3 megapixel cho đàm thoại video và phía sau là 5 megapixel. Điểm đặc biệt nhất ở sản phẩm sẽ là bút S Pen sử dụng công nghệ của hãng Wacom nổi tiếng. Tương tự như các mẫu Note khác, phiên bản này cũng sẽ có các phần mềm và tính năng ghi chú riêng biệt.
Theo VNE
Samsung và chiến lược mở 'cửa hàng trong siêu thị di động' Samsung đang cạnh tranh với Apple trên nhiều lĩnh vực, và các cửa hàng bán lẻ cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, thời gian này, công ty đã lựa chọn không đi theo con đường tương tự như đối thủ của mình. Trong khi Apple mở chuỗi cửa hàng riêng, Samsung đã chọn theo cách tạo sự thân thiện và gần gũi với...