Tết và nỗi lo… tai nạn tại gia đình
Trong những ngày này, hầu hết các gia đình đều chỉnh trang, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón tết. Khối lượng công việc nhiều nên không ít người do bất cẩn để xảy ra những tai nạn đáng tiếc…
Những quả bóng bay đẹp đẽ cũng có thể là nguyên nhân gây tai nạn trong dịp tết
Bóng bay cũng có thể gây bỏng
Cách đây ít ngày, khi đi dạo cùng người thân bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, chị N.T.N đang đứng xem chùm bóng đủ sắc màu ven hồ thì bất ngờ bóng nổ và bùng cháy, khiến mặt, cổ và tay chị bị bỏng. Nguyên nhân là do được bơm bằng khí hidro để có thể bay lên, nên khi có áp lực, lại gặp nguồn nhiệt (tàn thuốc, bật lửa…) là có thể nổ và gây cháy, đặc biệt những quả bóng to do được bơm lượng khí nhiều. Do đó, việc các gia đình thường mua những quả bóng quá lớn để trang trí trong nhà vào dịp tết và để gần các nguồn nhiệt như nến, bóng đèn sẽ làm tăng nguy cơ nổ gây tai nạn.
Bên cạnh đó, một số người còn gặp nạn vì những lý do rất… vu vơ. Chị Nguyễn Hồng Thắm ở khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, quận Thanh Xuân kể lại: “Tết năm trước nhà tôi phải đón tết trong bệnh viện. Trước tết một tuần, chồng tôi trong khi trèo thang lau đèn chùm không may bị trượt chân, ngã gãy xương bả vai. Mẹ chồng tôi lo lắng chạy vội ra xem con trai ngã thế nào đá phải chậu nước lau nhà nên trẹo cả chân. Tưởng cái hạn cuối năm chỉ dừng ở đây, ai dè, hai ngày sau con gái tôi khi đang lau cửa kính thì kính bị vỡ, chọc vào tay phải khâu gần chục mũi. Thế là hết tết. Rút kinh nghiệm năm nay gia đình tôi không tự dọn nhà nữa mà thuê một đơn vị chuyên nghiệp làm. Tuy tốn kém nhưng vừa nhanh lại vừa an toàn”…
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng dễ bị tai nạn trong những ngày giáp tết. Anh Nguyễn Xuân Trung ở phường Đức Giang, quận Long Biên thở dài: “Để chuẩn bị đón tết, cuối tuần trước tôi đã mua đèn nhấp nháy về trang trí quanh phòng khách. Khi cắm điện xong, tôi vào phòng ngủ dọn dẹp được một lát thì thấy cô con gái 6 tuổi của tôi chạy vào mếu máo: “Bố ơi em nghịch đèn bị cháy tay rồi”. Tôi chạy ra thì thấy cậu con trai 3 tuổi đang ôm tay khóc ngằn ngặt. Nguyên nhân là do một đoạn dây điện ở đèn trang trí bị hở nên gây rò điện, khi cháu chạm tay vào thì bị bỏng.
Cẩn trọng kẻo mất tết
Theo bác sỹ Trần Thu Hà – Bệnh viện Bạch Mai, trong dịp tết, những loại hạt dẻ, hạt dưa, bí… hoặc đồ chơi có kích cỡ nhỏ…có thể gây tai nạn cho trẻ nhỏ. Khi nuốt phải những hạt này, các em có thể bị tắc đường thở, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, để phòng ngừa tai nạn, phụ huynh phải hết sức cẩn trọng khi cho trẻ ăn các loại trái cây, bánh kẹo, đặc biệt là thạch rau câu. Bên cạnh đó cần chú ý để các đồ vật có nhiệt độ cao như phích nước, nồi đựng thức ăn nóng… cách xa tầm tay của trẻ. Trên thực tế, một số trẻ đã bị bỏng do chạm vào các dụng cụ đựng vàng mã bằng nhôm, inox hay ngã vào nơi đốt vàng mã hoặc đá vào chậu nước sôi…
Tết cũng là dịp trẻ em nhận được nhiều quà, trong đó có những đồ chơi có nguy cơ gây tai nạn cao như súng đồ chơi, phi tiêu… Do vậy, các bậc cha mẹ cần tránh mua đồ chơi có cấu tạo, hình dáng sắc nhọn. Ngoài ra, bóng đèn nhấp nháy, vật trang trí bằng thuỷ tinh… cũng là những vật có thể ảnh hưởng không tốt đến mắt trẻ nên cần hạn chế sử dụng. Bên cạnh đó, khói nhang, nến cũng là nguồn độc chất gây hại cho đường hô hấp, đặc biệt với người già, trẻ em. Do vậy, không nên đốt quá nhiều nhang, nến trong nhà và phải thường xuyên mở cửa sổ cho khói thoát ra ngoài làm loãng nồng độ, giảm thiểu tác hại đến đường hô hấp, tránh bị ngạt thở…
Cũng theo bác sỹ Thu Hà, người xưa có câu: “No ba ngày Tết”, nên trong dịp này, gia đình nào cũng chuẩn bị rất nhiều món ăn mới lạ, hấp dẫn. Trong khi đó, cơ thể mỗi người khác nhau, người thì ăn được món này, người thì dị ứng với món kia. Vì thế, mỗi người cần phải lựa chọn những món ăn phù hợp với cơ thể mình, không ăn những thứ lạ với cơ địa, tránh ăn thức ăn nguội, thức ăn bị ôi thiu. Đặc biệt đối với bia rượu, mỗi người hãy tự kiềm chế bản thân, không nên ham vui mà uống quá đà dẫn tới bị ngộ độc, bị tai nạn giao thông trong dịp tết…
Theo PNO
Năm 2011: Thực phẩm tiếp tục... giết người
Năm 2011 đã có rất nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các công nghệ sản xuất đều dùng hóa chất, phụ gia, chất bảo quản để tạo nên những thực phẩm bắt mắt nhưng lại gây ung thư, có hại cho sức khỏe.
1. Tẩy trắng bún và nhuộm màu miến
Đa số các cơ sở sản xuất bún "chui" đều dùng hóa chất có tên Tinopal để làm ra những sợi bún trắng nõn nà, bóng bẩy. Tinopal là hóa chất tẩy trắng thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, vải, sợi, bị cấm sử dụng cho người ăn.
Hóa chất tẩy trắng Tinopal được dùng để tẩy trắng bún.
Nhiều cơ sở làm bún muốn giảm chi phí nên trộn thêm bột mì vào bột gạo. Ngâm gạo trong 2 tiếng đồng hồ rồi cho bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi. Sợi bún muốn trắng, dai và để lâu chỉ cần cho thêm bột tẩy trắng, bột làm dai và phụ gia bảo quản.
Màu bún rất trắng và dai, để lâu không thiu, ăn vào rất lâu đói và kích thích ruột tống độc chất ra ngoài, rất độc hại cho cơ thể.
Sử dụng chất tẩy trắng trong thực phẩm sẽ làm hư hại đường tiêu hóa, dạ dày, hư hại hệ thống niêm mạc thành ruột, có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Đặc biệt, chất này có thể làm tổn thương hệ nhung mao khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.
Với những mẻ miến có màu sắc bắt mắt, ẩn sau đó là nỗi kinh hoàng về công đoạn "nhuộm màu" cho miến bằng hóa chất cực độc. Thùng bột dong riềng để làm miến được ngâm nước trong nửa ngày rồi lọc lấy tinh bột, hòa vào đó một muôi "thuốc tẩy" hoặc thuốc tím hòa với axit để tẩy trắng bột. Sau khi tẩy, thùng bột sẽ có màu trắng phau.
Video đang HOT
Nhiều hóa chất nguy hiểm trong từng sợi miến
Nếu muốn sợi miến có màu trắng trong, chỉ cần tẩy bột thật kỹ, miến càng trắng thì thuốc tẩy càng nhiều. Nếu khách chuộng miến có màu vàng ruộm, hoặc hơi xám thì bột sau khi tẩy xong sẽ được pha màu bằng nước hàng hoặc chất tạo màu.
Chất tẩy trắng dùng cho miến nếu không được rửa sạch kỹ thì dư lượng SO2 còn lại sẽ gây độc hại cho cơ thể, đặc biệt là các bệnh về đường ruột. Thuốc tím dùng để sát khuẩn, tẩy uế, rửa các vết thương nhưng trong thành phần có Kali, Mangan là những chất không tốt cho sức khỏe, là một trong yếu tố gây ung thư, thậm chí có thể bị ngộ độc nếu không may uống nhầm hoặc sử dụng hàm lượng nhiều.
2. Biến thịt thối thành thịt tươi
Cơ quan quản lý thị trường đã nhiều lần bắt quả tang các lô hàng chứa thực phẩm đã đổi màu, bốc mùi hôi thối, tím tái, da xuất huyết, phủ tạng xuất huyết. Những lô hàng này nếu không bị phát hiện sẽ được đem đi ngâm các loại hóa chất vô cùng độc hại để "tái tạo" sự tươi mới.
Thịt lợn đã bắt đầu biến chất, bốc mùi hôi thối nồng nặc
Thông thường để tạo độ dai, giòn, người ta sử dụng chất borax hoặc hóa chất có gốc phốt-phát. Chất borax thường được dùng trong ngành hàn kim loại, đó là chất bột trắng để giúp hạ điểm chảy trong quá trình hàn. Hóa chất này khi vào cơ thể người sẽ làm phân hủy tế bào, gây dị dạng tế bào.
Những loại thịt để lâu, bốc mùi hôi thối và bắt đầu phân huỷ nhưng sau khi rã đông, ngâm hóa chất vào khoảng 10 tiếng đồng hồ, thịt sẽ trở nên trắng tươi như khi vừa mổ xong. Thịt để trong tủ cấp đông lâu ngày đã đổi sang màu sẫm, tái hoặc lên mốc meo, vẫn có thể bảo quản tiếp một thời gian dài nữa bằng cách ngâm hàn the cho thịt tươi và giòn hơn. Khi ăn, khó ai ngửi được mùi hóa chất và cũng không thể phân biệt được thịt mới hay cũ. Đặc biệt, các loại hóa chất được cơ sở tự chế biến bằng cách pha trộn theo công thức riêng nên khó biết đó là loại gì.
3. Mực khô... dán keo
Mực khô giả được chế biến từ thịt cá xay, có thể là cá vụn hoặc xenlulo - một nguyên liệu được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau như củ sắn dây, bột sắn. Khi ăn vào, xenlulo sẽ gây đầy bụng, khó tiêu hóa, khó phân hủy. Trong khi loại mực khô bình thường chỉ để nửa tháng trong điều kiện tự nhiên là bị mốc thì loại mực khô giả này có thể để thời gian rất lâu mà không bị mốc nhờ đã được tẩm ướp chất bảo quản.
Mực giả đuôi được gắn keo
Việc tẩm ướp tạo hương vị giống như thật cho mực khô giả là khâu mất vệ sinh và có thể nhiễm hóa chất độc. Người sản xuất mực giả có thể vì lợi nhuận sẽ sử dụng những phế liệu từ mực hỏng, thối sau đó xử lý qua hóa chất, trộn với xenlulo để tạo ra mùi vị đặc trưng của mực. Thậm chí, các "bộ phận" của con mực có thể được gắn vào nhau bởi một loại keo.
Đến lúc này, một lần nữa người tiêu dùng lại phải tự biến mình thành những nhà thông thái bất đắc dĩ. Người mua dặn nhau rằng, hãy mua cá mực khô ở các cửa hàng có uy tín và không mua khi phát hiện cá mực có biểu hiện bất thường. Nên nướng thử mực khô trước khi mua với số lượng lớn. Khi bị đốt, mực khô nguyên con thường quăn lại, cháy sun từ ngoài vào, còn loại mực giả khi đốt thì cháy gần như thành than và có mùi khét, khi ăn không có vị tanh và vị ngọt của cá mực tự nhiên.
4. Gà nhuộm "bột sắt"
Để gà làm sẵn trông vàng ươm, người bán dùng một loại hóa chất nhuộm màu mà theo các nhà khoa học có thể gây ung thư cho người ăn. Trước khi mang ra chợ bán, gà làm sẵn được nhuộm qua một loại màu là "bột sắt". Chỉ cần bỏ vào khoảng nửa thìa cà phê bột này vào là có thể nhuộm được khoảng trên dưới 100 con gà. Dân buôn gà khẳng định dùng "bột sắt" nhuộm gà sẽ không bị người mua phát hiện, bởi khi nhuộm nước màu ngấm sâu vào da gà. Nhuộm xong, mang gà ra nước rửa thoải mái vẫn không bị phai màu.
Người tiêu dùng nên cẩn thận khi mua những thực phẩm có màu sắc rực rỡ.
"Bột sắt" là một loại màu công nghiệp chứa chất 2,4 diaminoazobenzene hydrochloride. Chất này được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su (chất chống ôxy hóa cao su), mực in, là dạng độc tố, khi tích lũy trong cơ thể con người có khả năng gây tổn hại cho gan và thận, gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tiếp xúc thường xuyên sẽ gây viêm da nặng, kích ứng mắt và chảy nước mắt, hen suyễn, viêm dạ dày, suy thận, chóng mặt, run, co giật, và hôn mê. Triệu chứng khi nuốt phải lượng lớn: đau bụng, môi và móng tay chuyển màu xanh tím, co giật ói mửa, khó thở, buồn ngủ, lịm dần.
5. Hóa chất cấm trong cốm
Qua kiểm nghiệm mẫu cốm ở làng Vòng cho thấy có chứa chất cấm Malachite green (Xanh Malachite), là hóa chất thường dùng trong nhuộm các nguyên vật liệu như da, sợi, nhuộm màu vi khuẩn trong phòng thí nghiệm và giấy trong ngành công nghiệp, gây tổn hại khó lường cho cơ thể nếu hấp thụ trong thời gian dài với liều lượng tương đối.
Cốm có màu xanh bắt mắt là dùng phẩm màu độc hại
Đây là chất hiện không có trong danh mục quy định phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế và là chất dùng để xử lý nước diệt nấm trong nuôi trồng thủy sản, có nhiều nguy cơ với sức khỏe người sử dụng như có thể gây rối loạn chuyển hóa, gây tổn thương chức năng gan, thận...
6. Ớt bột chứa Rhodamine B
Loại ớt có chứa chất gây ung thư được phát hiện này là của một cơ sở có tiếng ở TPHCM. Khi lấy mẫu ớt tấm đi phân tích thì phát hiện có chứa Rhodamin B
Rhodamine B là một loại phẩm màu công nghiệp phát quang dùng trong y học để chẩn đoán virus, vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa. Ngoài ra hóa chất này còn được dùng để nhuộm quần áo, không thuộc danh mục cho phép được sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế.
Trong tương ớt giá rẻ có chứa hóa chất Rhodamine B cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe.
Ớt bột là thành phần chính tạo nên màu sắc đỏ và độ cay của tương ớt cũng như sa tế - những loại gia vị được dùng thường xuyên trong bữa ăn. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu chất này được đưa vào cơ thể với khối lượng tương đối, hóa chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra các bệnh mãn tính như tổn thương gan, thận và dẫn đến ung thư. Còn với những người cơ địa yếu, gan kém, sự đào thải qua gan kém có thể bị ngộ độc cấp tính...
7. Dùng chất làm nhựa để tạo đục cho nước giải khát
Những loại nước giải khát đục được làm từ cam, táo... nghiền ra rất mịn nhưng bị lắng xuống đáy nên người ta phải cho tạo đục. Thậm chí có nhiều loại nước không được làm từ quả tự nhiên mà dùng hóa chất bao gồm đường, chất tạo màu, axit và hương liệu tạo ra nước giải khát pha chế. Sau đó cho chất tạo đục để trở thành chất tự nhiên.
Màu sắc của hoa quả có hóa chất thường đẹp, ngửi có mùi hắc
Chất tạo đục thường được khai thác từ các loại quả, các loại rong biển nhưng giá thành rất đắt. Chính vì thế, một số công ty đã sử dụng chất dùng cho công nghiệp nhựa, sơn để tạo đục cho dung dịch nhằm giảm chi phí sản xuất. Chất này gọi là chất Phatalats.
Phatalats là chất rất độc, dùng để chế tạo nhựa công nghiệp hoặc làm sơn vì có tác dụng liên kết tốt. Nếu trẻ em nữ ăn phải thường gây dậy thì sớm còn chất này tác động vào hệ sinh dục của trẻ em nam làm teo bộ phận sinh dục nam, chất này còn có tác động vào hệ thống tuần hoàn như bệnh tim mạch, gây ung thư vì nó là hóa chất, hóa học.
8. Tẩm hóa chất biến quả non thành quả già
Để trái cây tươi ngon, có vỏ bóng mịn, những người bán hàng đã không ngần ngại dùng hóa chất ngâm tẩm. Họ thường "bật mí" cho nhau về những chất bảo quản hoa quả như bột sắt ngâm vào để "lên đời" cho quả, chất Ethrel làm chín hoa quả nhanh, thuốc 2,4D chống vi sinh vật thâm nhập vào hoa quả gây nhanh thối rữa.
Hóa chất tạo đặc thực phẩm được sử dụng trong nước giải khát
Nhiều chủ cửa hàng còn ngâm hóa chất gồm bột đất đèn, chất chống thối để vừa chín nhanh vừa không thối nhưng giá của những hóa chất này cao nên người ta ít sử dụng. Họ thường dùng chất chống nấm dùng trong pha chế sơn. Hoa quả sau khi nhúng dung dịch này sẽ tươi lâu hơn, vỏ bóng hơn. Tuy nhiên trong ruột quả vẫn có thể thối rữa vì quá trình hô hấp của quả vẫn diễn ra bình thường. Những hóa chất này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người ăn, có thể gây quái thai, dị dạng... thế hệ sau.
9. Lạp xưởng làm từ mỡ thối
Mỡ thối là do quá trình để lâu bị oxy hóa, vi sinh, nấm mốc phát triển và sinh ra độc tố. Thịt, mỡ đã thối, phân hủy nhưng vẫn được chế biến thành thực phẩm thì có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, dễ gây bệnh ung thư.
Phẩm màu và phụ gia để tạo màu được làm trong lạp xưởng...
Để làm mất mùi, mất màu thịt (mỡ) đã bị thối, người ta thường dùng oxy già, lưu huỳnh để ngâm, tẩy rửa, ngoài ra còn dùng phẩm màu và phụ gia để tạo màu làm mất mùi hôi cho lạp xưởng... Nhưng dù bằng cách nào đi nữa cũng chỉ diệt được một số vi khuẩn, độc tố vẫn còn. Người tiêu dùng ăn vào, gan sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, nếu ăn nhiều và ăn liên tục thức ăn nấm mốc, có độc tố sẽ dễ bị ung thư gan.
10. Vị ngọt từ đường hóa học
Phở vốn là món khoái khẩu của nhiều người. Nhưng ít ai biết rằng, một nồi nước phở trong, có vị ngọt đậm rất có thể được làm từ đường hóa học. Trung bình, một nồi nước khoảng 10 lít thì cho vào từ 30 - 35 viên đường hóa học (dạng viên thuốc B1) là vừa đủ đậm và ngọt. Đường hóa học có vị ngọt hơn đường thông thường từ 30-70 lần, thậm chí có loại ngọt hơn từ 200-600 lần, lại rẻ và dễ sử dụng nên được mua nhiều.
Dù dạng viên thuốc hay dạng hạt đỗ cũng đều là đường độc
Các loại đường hóa học không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được nhiều cửa hàng đồ khô bán. Điều đáng lo là cả người mua lẫn người bán đều không biết rõ về nguồn gốc cũng như chất lượng của các loại đường hóa học này nhưng vẫn sử dụng. Thực chất các loại đường hóa học chỉ tạo ra vị ngọt chứ không có giá trị dinh dưỡng như đường kính bình thường. Khi vào cơ thể, các chất tạo ngọt không sinh năng lượng, không mang lại giá trị dinh dưỡng nào mà còn có thể tích luỹ gây độc cho gan, thận...
11. Chất điều vị trong Knorr, Maggi
Những mẫu hạt nêm Knorr và Maggi được đem đi kiểm nghiệm đều cho thấy có chứa chất điều vị Monosodium Glutamate (tên gọi khoa học của mì chính) với hàm lượng: Knorr 31,3g/100g, Maggi 28,6g/100g.
Nhiều người sai lầm khi đã lựa chọn hạt nêm mà không nghĩ nó gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Isodium Guanylate (chất điều vị E627) và Disodium Inosinate (chất điều vị E631) trong thành phần của hạt nêm là hai chất điều vị siêu ngọt, hay còn gọi là tạo ngọt giả tạo, có độ ngọt gấp 10 - 15 lần bột ngọt. Hai chất này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và được sử dụng phổ biến nhất trong chế biến sản xuất hạt nêm, nước chấm, gia vị hay cả mì ăn liền...
Ngoài ra, do trong nước hầm xương ống có rất nhiều chất béo do tủy tiết ra nên khi cô đặc lại sẽ dễ bị ôi thiu, kể cả trong môi trường chân không nên bột thịt có trong hạt nêm thường được nhà sản xuất nghiền ra từ thịt sấy khô chứ không phải chiết xuất nước hầm xương ống và thịt thăn.
12. Thạch rau câu chứa chất độc DEHP
Thạch rau câu hương vị khoai môn hiệu TARO được nhiều người mua cho trẻ ăn mà không hề biết thông tin loại thạch này có chứa phụ gia tạo đục chứa độc chất DEHP.
DEHP là một hóa chất hữu cơ, viết tắt của diethylhexyl phtalat. DEHP không tan trong nước, chỉ tan trong dầu nên tạo đục trong sản phẩm chứa nước, được dùng trong thực phẩm thay thế dầu cọ và làm chất phụ gia tạo dẻo trong các loại nhựa PVC.
Nguy cơ ung thư khi sử dụng thạch rau câu có chứa chất phụ gia
Chất trên khi vào cơ thể ở một lượng nhất định có thể gây nguy hại đến sức khỏe, hóa chất này sẽ gây hại cho gan, thận, trẻ gái dậy thì sớm, trẻ trai bị ảnh hưởng khả năng sinh sản, thậm chí gây ung thư. Chỉ cần DEHP vào cơ thể với một lượng nhất định là sẽ phá vỡ tuyến nội tiết, làm thay đổi lượng hormone, lâu dài sẽ nguy hại đến sức khỏe.
Theo dân trí
Chơi bóng thổi như nghịch dao sắc Theo các chuyên gia, bóng bay được làm từ mủ cao su cùng các chất phụ gia như lưu huỳnh, chất màu công nghiệp và bột tan nên dễ gây độc hại cho trẻ. Vì thế, để đảm bảo an toàn, các nước EU đã cấm trẻ chơi bóng thổi này. Chất xúc tiến giúp mủ cao su khi nấu lên được nhanh...