Tết sắp đến rồi, chị em tham khảo ngay cách cắt xếp nem chua đơn giản mà bắt mắt này thôi!
Vẫn là cách cắt chéo đơn giản, nhưng nếu biết cách xếp lên đĩa khéo léo một chút thì bạn sẽ có đĩa nem chua ngon mắt hơn hẳn đấy!
1. Nguyên liệu:
- Nem chua: 300gr
- Cần tây, lá chuối gói, tăm… trang trí
2. Thực hiện:
- Bóc nem chua, dùng dao cắt chéo thành những lát với độ mỏng khoảng 0.5mm.
- Xếp lớp 1 cách nhau giữa 2 lát khoảng 1.5cm.
- Xếp lớp 2 đặt lên trên lớp 1 nhưng sole cánh.
- Tiếp tục xếp lớp thứ 3 tương tự.
Video đang HOT
- Tạo hình lá từ cần tây: Căt từng khúc lá màu xanh dài 4cm. Gập đôi và dùng kéo cắt răng cưa. Cắt làm 2 để có được 2 chiếc lá. Tiếp tục thực hiện để có đủ số lá trang trí.
Trang trí: Dùng lá chuối bọc nem (đã rửa sạch, lau khô) tách thành những lớp lá với độ rộng khoảng 3cm và chiều dài tùy thuộc vào lá.
Cuộn tròn từng lớp lá, dùng tăm ghim lại để tạo thành bông hồng nhiều lớp cánh với độ to nhỏ cho phù hợp. Phủ những lớp lá được tỉa từ lá cần tây lên trên là chúng ta đã hoàn thành bày xong đĩa nem chua đơn gian đẹp mắt trên mâm cỗ Tết rồi!
Tết đến hầu như nhà nào cũng có nem chua, ăn vừa đỡ ngán mà nhâm nhi cũng ngon. Bạn hãy tham khảo cách cắt và bày nem chua đơn giản này để mâm cỗ Tết của gia đình mình thêm ấn tượng nhé!
10 đặc sản Việt ngon nhưng "càng ăn càng độc"
Nhiều món ăn ngon nhưng có thể mang bệnh nguy hiểm nên dù là món ăn khoái khẩu, bạn cũng chỉ nên ăn có chừng mực.
Mắm tôm chính là một trong những tác nhân chính gây ra các bệnh tiêu chảy, ngộ độc do không đảm bảo vệ sinh. Tại các hàng quán, mắm tôm thường được bảo quản và pha chế trong điều kiện vệ sinh kém, dễ bị nhiễm vi sinh vật gây hại. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tránh xa món mắm tôm do hệ miễn dịch kém, việc ngăn chặn các tác nhân nhiễm khuẩn cũng kém hơn người bình thường.
Dưa, cà muối là món ăn quen thuộc ngày hè với mọi gia đình người Việt, chống ngán, ăn với các loại canh rất hợp. Trên thực tế, cà muối và dưa muối không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Ngược lại, món ăn này có thể sản sinh độc tố, gây nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư dạ dày. Nhất là dưa, cà muối xổi.
Nếu sử dụng bình chứa là vại sành, sứ làm từ nguồn đất nung bị nhiễm kim loại nặng thì món dưa, cà có thể bị nhiễm chì, thủy ngân. Còn nếu muối bằng đồ nhựa, cà có chứa axit khi đựng trong hộp nhựa sẽ không tốt cho sức khỏe.
Nem chua là đặc sản ở nhiều vùng miền trên cả nước, tuy có tên gọi các nhau nhưng cách chế biến tương tự nhau. Nem được làm từ thịt lợn sống, trộn cùng thính, tỏi, ớt, sau 3 ngày lên men thì có thể ăn được. Là món ăn ủ men tự chín, không qua chế biến đun chín nên nem có nguy cơ bị mốc, nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Không nên ăn những nem đã để quá hạn dùng, hoặc những ngày bụng dạ không ổn.
Măng tươi là món ăn khá phổ biến, mùi vị dễ ăn, kết hợp được với nhiều nguyên liệu. Nhưng chúng chứa hàm lượng cyanide rất cao, hết hợp với enzim đường tiêu hóa có thể biến thành chất kịch độc cho cơ thể. Để ăn được măng cần phải khử độc bằng cách ngâm nước vôi và luộc nhiều lần.
Không nhiều người ăn được tiết canh nhưng những ai ăn được đều rất nghiện món ăn có phần kinh dị này. Với bản chất là tiết sống nên nó có nguy cơ gây bệnh rất cao. Nguyên nhân có thể do khâu chế biến không đảm bảo vệ sinh hay những con vật (lợn, vịt) chứa các sinh vật gây bệnh. Các bệnh tiềm ẩn trong tiết sống có thể kể đến như: viêm cầu lợn, nhiễm khuẩn huyết, viêm não mô cầu, sán. Do đó, nếu quá thèm món ăn này tốt nhất bạn nên tự lựa chọn và chế biến tại nhà.
Nhiều người giật mình khi biết món tương lên men tự nhiên chính là một trong những tác nhân gây ung thư gan đầu bảng. Trong quá trình làm tương theo cách truyền thống, bào tử vô vàn loài vi nấm lưu cữu trên nong (dụng cụ làm tương) có thể mọc lên và rất có khả năng trong đó có loài Aspergillus flavus gây ung thư, đặc biệt là nếu không rửa nong trước khi làm.
Phao câu gà vịt với vị bùi, béo ngậy là món ăn ưa thích của nhiều người. Nhưng ít ai biết rằng phao câu là một trong những món ăn có thể gây bệnh ung thư. Bởi nó chính là bộ phận sản sinh ra hạch bạch huyết, chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng có hại đối với sức khỏe.
Ốc không phải là loại hải sản độc hại, mà ngược lại đây còn là món ăn giàu dinh dưỡng. Nhưng điều đáng nói chính là quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh ở các quán vỉa hè sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tả, tiêu chảy. Do đó, nếu có điều kiện, bạn nên chế biến tại nhà để loại bỏ kỹ các vi khuẩn.
Bánh tráng trộn được làm từ rất nhiều nguyên liệu như muối tôm, lạc, bò khô, xoài xanh, trứng cút, gan bò... và được ăn ngay không qua chế biến. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa nếu các nguyên liệu nói trên không đảm bảo. Phấn lớn hàng vỉa hè sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không rõ nguồn gốc, có thể gây bệnh hệ tiêu hóa, lây nhiễm nhiều loại giun, sán... Bên cạnh đó, việc ăn trực tiếp từ túi nilon tiêu cách phổ biến cũng dễ gây ra nguy cơ ung thư về lâu dài.
Kinh nghiệm dân gian cho rằng, trẻ em ăn thịt cóc có thể khỏe mạnh, lớn nhanh. Nhưng có không ít ca nhập viên vì ngộ độc thịt cóc. Do độc tố bufotoxin và một số chất khác có nhiều trong gan, trứng, da cóc, nếu không chế biến kĩ các độc tố này có thể sót lại và gây nguy hiểm cho người ăn. Nếu ăn phải lượng lớn từ 1 đến 2 giờ sau khi ăn, các độc tố sẽ gây ra triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp và ngừng thở.
Đặc sản Thanh Hóa, ăn một lần là nhớ mãi Những năm gần đây, món đặc sản này mới bắt đầu được biết tới nhiều hơn. Khi nghĩ tới đặc sản Thanh Hóa, nhiều người sẽ nhắc ngay tới những món đã quá quen thuộc như nem chua, mắm tép,... Không nhiều người biết rằng ở đây còn có một món ăn rất ngon và dễ ăn, đó là những miếng chả tôm...