Tết ở con hẻm bị “trọng thương” vì Covid-19
Những con hẻm dọc cầu Calmette ( quận 4, TP HCM) từng bị dịch Covid-19 tàn phá trong năm qua.
Đến giờ người dân vẫn còn ám ảnh bởi nhiều ca mắc Covid-19, phong tỏa kéo dài, nhiều gia đình đi cách ly, nhiều ca tử vong.
Gia đình ông Phạm Vĩnh Khiêm tất bật trang trí nhà cửa đón Tết Nhâm Dần 2022.
Vui vì được đón Tết cùng gia đình
Cuộc sống bình thường mới đã hơn 4 tháng và người dân tại hẻm 98 đường Đoàn Văn Bơ (phường 9, quận 4) với hơn 60 hộ dân chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Dù có phần trầm lắng, đơn giản hơn trước nhưng với người dân nơi đây được đón Tết cùng gia đình là niềm vui lớn.
Từ chiều 28 tháng Chạp, cha con ông Phạm Vĩnh Khiêm (66 tuổi) tất bật lau chùi nhà cửa và trang trí bàn thờ gia tiên đón Tết cổ truyền. Thắp nén tâm nhang, ông Khiêm cầu mong ông bà, tổ tiên phù hộ cho gia đình được bình an, nhiều sức khỏe.
Ông Phạm Gia Khiêm thắp nhang tưởng nhớ tổ tiên, ông bà đã phù hộ cho con cháu được bình an trong đại dịch Covid-19.
Với ông Khiêm, dù kinh tế khó khăn sau dịch Covid-19 nhưng Tết đoàn viên đầy đủ 5 thành viên gia đình là niềm hạnh phúc lớn lao. Bởi, cao điểm của làn sóng dịch thứ 4, hẻm 98 có nhiều người mắc Covid-19 và nhiều người tử vong.
Video đang HOT
“Cao điểm tháng 7 thật khủng khiếp, số ca bệnh tăng nhanh. Nhiều gia đình mắc bệnh hết phải đi cách ly. Mọi thứ như suy sụp hết. Nhà tôi có 5 người, chia làm 3 đợt đi cách ly 3 nơi nhưng may mắn quay về đủ. Nhà đối diện, người đàn ông cũng cường tráng nhưng đi rồi không về” – ông Khiêm xúc động.
Nằm trong con hẻm bị “trọng thương” vì Covid-19, gia đình ông Hà Tân Bình (70 tuổi) cũng không ngoại lệ. “Hẻm này hầu như nhà nào cũng có người mắc Covid-19. Nhà tôi 9 người đều phải đi cách ly hết. Đứa con gái mang thai cũng mắc Covid-19 và sinh con trong bệnh viện. Sau gần 1 tháng đi cách ly cả nhà lại được đoàn viên” – ông Bình bộc bạch.
Tuy vậy, dịch Covid-19 đã để lại cho ông Bình nỗi đau thương, mất mát lớn là người anh cả (sống ở huyện Bình Chánh) đã ra đi mãi mãi.
Vượt qua nỗi đau
Nhưng xấu số nhất phải kể đến gia đình bà Lê Kim Mai (62 tuổi) bán quán cơm ở con hẻm nhánh cách đó chừng 20 bước chân. Ngày đó, vợ chồng bà Mai cùng đi cách ly nhưng chỉ có người vợ trở về. Ông chủ quán quán cơm nổi tiếng hiền lành, tốt bụng mất chỉ 2 ngày sau khi đi cách ly. Tang tóc hơn, người con trai đang cách ly tại nhà cũng mất 2 ngày sau.
Bà Lê Kim Mai không cầm được nước mắt khi nhắc đến dịch Covid-19.
“Ngày 23-7 năm rồi, chồng còn dìu tôi đi ra xe cấp cứu cùng đi cách ly. Nhưng đến chiều thì ông trở mệt phải thở ôxy nên được nhập viện. Hai tuần sau, chuẩn bị được về nhà tôi mới hay tin chồng mất ngày 25-7. Người con trai lớn đang cách ly điều trị Covid-19 tại nhà cũng đau buồn, bỏ ăn rồi mất ngày 27-7. Hẻm có 7 người mất vì Covid-19 thì nhà tôi có 2 người, đau buồn lắm” – bà Mai nước mắt tuôn trào kể về tháng ngày tang thương đến kiệt sức.
Mất đi 2 trụ cột gia đình, quán cơm đầu hẻm của gia đình bà Mai cũng không thể mở bán lại. Nhiều khách quen ghé hỏi mới bàng hoàng vì cha con ông chủ quán cơm đã mất. Sau biến cố lớn, bà Mai sống một mình trên căn gác trong ngôi nhà ba mẹ để lại cho mấy anh chị em. Hai người con đã lập gia đình nên sống riêng. Vừa chăm chút lại bàn thờ hai cha con, bà Mai trải lòng: “Năm nay không có tinh thần đón Tết”.
Cuộc sống ở hẻm bị “trọng thương” vì Covid-19 đã thay đổi nhiều so với trước đây.
“Tối đến nhớ chồng, nhớ con mà tôi khóc một mình. Vừa rồi lên phường nhận tiền hỗ trợ hộ khó khăn mà đau khổ. Tiền lo 2 đám tang tôi vẫn còn nợ 55 triệu đồng. Gần đây, tôi phụ con gái bán chè, ngày nào bán lời nhiều thì con cho 100.000 đồng, ít thì được 50.000 đồng. Do sức khỏe còn yếu, vốn cũng chẳng có nên chưa tính được gì. Qua Tết tôi sẽ kiếm việc làm mới” – bà Mai nói.
Tinh thần 5K
Cuộc sống bình thường mới mang lại nhiều thay đổi ở hẻm 98, không còn nhộn nhịp như trước đây nữa. Ông Phạm Vĩnh Khiêm cho hay dịch hoành hành kinh hoàng khiến người dân nơi đây phải khiếp sợ và nâng cao cảnh giác để giữ gìn cho cộng đồng.
Ông Khiêm vui mừng vì được người thân tặng chậu mai vàng trưng bày ngày Tết.
Theo ông Khiêm, trước đây con hẻm luôn nhộn nhịp, tiếng cười nói tràn ngập. Người dân có thói quen tụm ba, tụm bảy nói chuyện sau giờ cơm nhưng giờ đã giảm rõ. Nhiều người vẫn còn ám ảnh dịch nên e ngại ra ngoài và hạn chế nói chuyện.
“Vừa rồi, lãnh đạo thành phố nhấn mạnh việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và mong người dân vui Xuân có chừng mực và nâng cao ý thức phòng chống dịch. Chúng tôi rất đồng tình. Chúng ta phải rút ra bài học xương máu và không nên tập trung quá đông. Tinh thần đón Tết chắc chắn là 5K đi đầu và cũng giới hạn tập trung đông người dịp Tết. Không có điều kiện gặp nhau thì có thể chúc online. Mùa xuân này đoàn viên là mừng lắm rồi. Sau Tết còn tập trung để lo cái ăn, vui chơi tiết chế bớt” – ông Khiêm cho hay.
Ông Khiêm bài trí lại không gian sống để Tết thêm tươi vui, ấm áp.
Bà Lê Kim Mai cho biết sau đại dịch, nhiều gia đình cũng sống khép kín hơn, khu dân cư trầm lắng, không xôn xao như ngày xưa. Thói quen sinh hoạt không như trước, cái gì cũng hạn chế.
“Cuộc sống nơi đây muốn thay đổi thì phải qua Tết, những điều không vui lắng xuống. Người sống thì cố gắng vượt qua nỗi đau mà sống tiếp. Tôi cầu mong gia đình, con cái được khỏe mạnh. Sang năm mới cầu chúc cho mọi người, mọi nhà nhiều sức khỏe” – bà Mai tâm sự.
LHQ: Mức độ tàn phá của cơn bão Rai tại Philippines lớn hơn rất nhiều so với đánh giá ban đầu
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 21/1 cho biết mức độ tàn phá do cơn bão Rai gây ra ở Philippines đã bị đánh giá thấp một cách "tệ hại" trong những đánh giá ban đầu và số người "bị ảnh hưởng nghiêm trọng" trên thực tế đã tăng gấp 3 lần, lên đến 9 triệu người.
Cảnh đổ nát sau khi siêu bão Rai tràn qua General Luna, tỉnh Surigao del Norte, Philippines, ngày 17/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Điều phối viên về nhân đạo của LHQ tại Philippines Gustavo Gonzalez, kết luận mới trên được đưa ra dựa trên 66 báo cáo đánh giá thực địa về mức độ tán phá của cơn bão, theo đó mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn nhiều so với những đánh giá ban đầu. Ông nêu rõ "một tháng kể từ khi siêu bão Rai lần đầu tiên đổ bộ vào Philippines, chúng tôi đã nhận thức rõ việc đánh giá chưa đẩy đủ về mức độ tàn phá của bão".
Cũng theo ông Gonzalez, hơn 1,5 triệu ngôi nhà ở đã Philippines bị hư hại hoặc bị phá hủy hoàn toàn trong cơn bão Rai, tăng khoảng 30% so với thiệt hại vật chất do siêu bão Haiyan gây ra hồi năm 2013.
Tại các khu vực bị ảnh hưởng do bão, nền kinh tế đã trở nên kiệt quệ. Để hỗ trợ Philippines khắc phục hậu quả do bão, các tổ chức nhân đạo đang làm việc với chính phủ nước này để phân phát thực phẩm, nước uống, lều trại và vật liệu xây nhà cho người dân Philippines.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện và phương tiện liên lạc tại một số khu vực, cũng như việc ngân sách của chính phủ nước này cạn kiệt sau khi được sử dụng để ứng phó với đại dịch COVID-19, đã cản trở các nỗ lực trên. Cùng với đó là sự gia tăng số ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 cũng khiến cho công tác cứu trợ nhân đạo tại Philippines trở nên khó khăn hơn.
Bão Rai đổ bộ Philippines lần đầu tiên ngày 16/12 mang theo mưa lớn và sức gió lên tới 168 km/h. Sau 8 lần đổ bộ, cơn bão thổi bay các ngôi nhà, cắt đứt giao thông ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Philippines, gây lũ lụt, sạt lở khiến trên 7 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Số người thiệt mạng và mất tích lên tới trên 400 người, ngoài ra có hàng nghìn người bị thương.
Nằm dọc theo vành đai bão ở phía tây Thái Bình Dương, Philippines thường xuyên hứng chịu những cơn bão lớn - nhưng khủng hoảng khí hậu đã khiến những hiện tượng này trở nên cực đoan và khó lường hơn.
Xế yêu bị phá nát, chủ xe đau lòng nhưng khi nhìn thủ phạm thì chỉ biết câm nín, lên mạng "đòi công lý" Thủ phạm là nhân vật "sừng sỏ" cỡ nào mà có thể khiến chủ xe chỉ biết câm nín, đăng video lên mạng cho khuây khỏa chứ chẳng dám làm gì như vậy? Có người nói với tôi rằng, không mua ô tô thì khi đi xa hoặc đi lại lúc đêm hôm rất bất tiện, không an toàn chút nào. Tuy nhiên,...