Tết này hãy làm món “túi đựng may mắn” đẹp mắt, thay cho lời chúc năm mới
Với món ăn này bạn có thể dùng trong bữa cơm Tất niên hoặc thời khắc giao thừa để thay cho lời cầu chúc may mắn, nhiều phước lành trong năm tới!
Một năm nữa lại sắp trôi qua. Tết Nguyên đán đã cận kề, mọi người giờ đây đã bắt đầu tập trung “thu thập” các công thức món ăn vừa ngon lại gửi gắm được thông điệp chúc Tết có ý nghĩa.
Còn 15 ngày nữa là Tết đến, hãy vào bếp làm một chiếc túi “đựng” may mắn, từ các nguyên liệu đậu phụ chiên, gạo nếp, đậu Hà Lan… vừa ngon vừa tốt lành. Với món ăn này bạn có thể dùng trong bữa cơm Tất niên hoặc thời khắc giao thừa để thay cho lời cầu chúc may mắn, nhiều phước lành trong năm tới!
Nguyên liệu để làm túi đựng may mắn
1 cây lạp xưởng, 100g thịt nạc vai băm, lượng đậu Hà Lan thích hợp, 250g gạo nếp, đậu phụ 250g, 200g thịt ba chỉ xông khói, ngô hạt lượng thích hợp, 1/2 củ cà rốt, 2-3 cây nấm hương, lượng vừa phải các nguyên liệu gia vị (Dầu hào, nước tương, rượu nấu ăn), hành lá xắt nhỏ, 1 nắm lá cẩm.
Bước 1: Bạn rửa sạch lá cẩm (hoặc có thể thay thế bằng nước hoa đậu biếc; nếu không thích thì bạn có thể bỏ qua khâu tạo màu cho gạo) sau đó cho vào nồi nước sôi đun để lấy màu tím. Để nước lá cẩm nguội khoảng 40 độ thì cho gạo nếp đã vo sạch vào ngâm. Bạn ngâm gạo khoảng 2-3 tiếng, sau đó vớt ra, xả lại với nước sạch rồi để thật ráo. Đậu phụ bạn đem cắt miếng hình chữ nhật (hoặc hình vuông) sau đó đem chiên phồng.
Bước 2: Thịt ba chỉ xông khói bạn cắt thành các khối nhỏ (tách riêng phần mỡ và nạc). Lạp xưởng, nấm hương đã ngâm đem xắt miếng hình hạt lựu. Tiếp theo bạn cho phần mỡ thịt ba chỉ xông khói vào chảo đun ở lửa nhỏ đến khi thấy có mỡ chảy ra. Tiếp đó lần lượt cho thịt nạc, lạp xưởng, ngô, đậu Hà Lan, cà rốt, nấm hương vào đảo đều. Sau đó, cho gạo nếp đã ngâm lá cẩm vào xào cùng. Nêm thêm chút dầu hào, nước tương, rượu nấu ăn vào. Xào một lúc thì cho thêm hành lá xắt nhỏ vào. Sau đó tắt bếp, lấy nguyên liệu vừa xào ra tô.
Video đang HOT
Bước 3: Đậu phụ sau khi chiên và để nguội, bạn dùng dao cắt bỏ một bên. Tiếp đó bạn dùng mũi dao rạch từ phía đường vừa cắt bỏ để tạo rỗng bên trong miếng đậu phụ. Sau đó bạn dùng thìa cho gạo nếp cùng các nguyên liệu đã xào vào từng miếng đậu phụ. Làm cho tới khi hết nguyên liệu.
Bước 4: Tiếp đó, bạn đặt từng miếng đậu phụ nhồi gạo nếp vào xửng. Sau đó hấp trong khoảng 8-10 phút kể từ khi nước sôi. Trong trường hợp bạn muốn phần vỏ giòn thì có thể dùng bánh chiên phồng Pani puri của Ấn Độ, đem chiên lên. Còn phần nguyên liệu gạo nếp xào thì hấp trước rồi cho vào từng phần vỏ bánh.
Thành phẩm món túi may mắn
Món ăn hoàn thành có màu sắc rất bắt mắt, nổi bật giữa bàn ăn. Sự kết hợp giữa đậu phụ, gạo nếp, lạp xưởng cùng các nguyên liệu khác tạo nên một món ăn vô cùng thơm ngon, hấp dẫn phù hợp với bữa cơm gia đình trong ngày đoàn viên. Tạo hình của món ăn giống một chiếc túi (hoặc bao tải) đựng đầy những may mắn, an lành như lời chúc gửi tới từng thành viên trong gia đình hoặc các vị khách tới thưởng thức bữa cơm ngày Tết.
Chúc các bạn thành công và đón năm mới rực rỡ!
Mẹo làm lạp xưởng không cần phơi nắng đón Tết chỉ bằng vài bước siêu đơn giản
Bạn đã biết cách làm lạp xưởng ngon mà không cần phơi nắng vẫn giữ được hương vị tươi ngon cùng sự đảm bảo vệ sinh cho gia đình chưa? Hãy cùng khám phá bí quyết làm món lạp xưởng tại nhà thông qua hướng dẫn sau của Emdep.vn!
Thông thường, lạp xưởng truyền thống yêu cầu quá trình phơi nắng kéo dài 3 - 4 ngày để đạt được chất lượng. Tuy nhiên ngày nay để tiết kiệm thời gian và đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nhiều gia đình đã áp dụng cách làm lạp xưởng ngon mà không cần phơi nắng theo công thức dưới đây.
Món lạp xưởng
Nguyên liệu của món lạp xưởng
Thịt nạc heo (lựa chọn đùi, vai, nạc dăm có chút mỡ)
Mỡ heo (tỷ lệ mỡ và thịt là 1:3)
Ruột heo tươi hoặc ruột sấy khô (loại dùng để làm vỏ lạp xưởng)
Nước mắm ngon
Rượu Mai Quế Lộ
Mật ong
Gia vị chế biến: Muối, bột nêm, đường, ớt bột (không cay), tiêu hạt, tiêu xay...
Cách thực hiện món lạp xưởng
Bước 1: Sơ chế ruột ngon và tẩm ướp các nguyên liệu:
Cắt thịt lợn thành từng lớp mỏng.
Rửa sạch mỡ heo, cắt thành hạt lựu, trụng qua nước sôi, sau đó ướp cùng đường và rượu Mai Quế Lộ trong 3-4 tiếng.
Sử dụng ruột heo sấy khô hoặc ruột heo tươi (đã qua sơ chế thật sạch sẽ).
Trộn đều thịt và mỡ đã ướp với đường, rượu Mai Quế Lộ, tiêu, đường, nước mắm, mật ong, muối, ớt, bột nêm và đảo đều. Thời gian ướp càng lâu, lạp xưởng sẽ càng ngon.
Bước 2: Nhồi thịt vào ruột heo
Sử dụng phễu để đưa thịt vào ruột heo. Khi đưa thịt vào ruột, hãy vuốt nhẹ và chậm để thịt được nhồi đều. Bạn nên tránh nhồi quá nhiều cùng lúc để tránh làm rơi rụng lạp xưởng.
Mỗi đoạn khoảng 10-15 cm, sử dụng chỉ hoặc dây nhỏ để buộc chặt. Cuối cùng, chần lạp xưởng qua nước sôi và vớt ra. Sử dụng kim để đâm vài lỗ trên bề mặt để thoát hơi.
Bước 3: Sấy khô lạp xưởng không cần phơi nắng tiện lợi
Sử dụng lò nướng: Nướng lạp xưởng vừa làm xong trong lò nướng ở nhiệt độ 40 độ C khoảng 15 phút, kiểm tra và lật mặt lại để đảm bảo sản phẩm khô và có màu đồng đều, không bị cháy xém.
Sử dụng máy sấy: Xếp lạp xưởng lên vỉ máy sấy khô. Thời gian sấy khoảng 6-8 tiếng tùy thuộc vào kích thước và độ khô của sản phẩm. Khi ăn, cắt lạp xưởng thành từng miếng nhỏ, ăn vặt hay ăn cùng cơm nóng đều ngon.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Bánh kẹo ngon đón Tết: Thêm 3 món kẹo thơm ngon đẹp mắt cho khay bánh kẹo Để khay bánh kẹo ngày Tết vừa ngon lại vừa đặc biệt thì bạn hãy bỏ túi ngay cách làm ba món kẹo dưới đây nhé! 1. Kẹo dẻo gừng Chuẩn bị nguyên liệu làm kẹo dẻo gừng: 150g gừng tươi, 150g bột gạo nếp, 150g đường nâu, 40g nước lọc, một ít đường trắng hoặc vụn cơm dừa. Cách làm kẹo dẻo...