Tết nấu xôi gấc cứ thêm thứ này của con gà, hạt nếp căng bóng, dẻo thơm lại đỏ như son hút tài lộc, may mắn
Để có được đĩa xôi gấc đỏ như son trong dịp năm mới thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua những bí kíp “nhỏ mà có võ” dưới đây.
Muốn đồ xôi ngon phải có bí kíp nhất là với xôi gấc. Cách nấu xôi gấc không khó, thế nhưng để có đĩa xôi với hạt gạo căng bóng, mềm thơm lại đỏ rực rỡ thì chẳng phải ai cũng biết cách làm.
Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ lâu năm, để xôi gấc đỏ, ngon dâng cúng trong dịp lễ, tết thì cần phải đồ 2 lần và dùng thêm phần mỡ của con gà. Cùng Bếp Eva tìm hiểu công thức nấu xôi gấc 10 lần như 1, lần nào cũng đỏ thơm, cả nhà ai cũng phải nức nở khen.
Cách nấu xôi gấc đỏ đẹp cho mâm cỗ ngày Tết
Nguyên liệu
- Gạo nếp: 1.5kg
- Gấc nếp: 2 quả
- Muối ăn
- Mỡ gà: 150g
- Đường: 8 thìa
- Khuôn xôi (không bắt buộc)
- Chõ đồ xôi
Mẹo chọn nguyên liệu nấu xôi gấc ngon
* Chọn gấc
Khi mua gấc, bạn nên chọn những quả:
- Hình dáng to, tròn, có gai nở đều.
- Màu gấc chín đỏ tươi.
- Chọn quả có cuống tươi, những quả cuống héo thường đã hái lâu, bị chín ép.
- Cầm thử gấc trên tay, ấn nhẹ vào vỏ quả, nếu thấy nặng tay, vỏ cứng thì đó là gấc ngon.
* Chọn gạo nếp
Gạo dùng để nấu xôi gấc thường là nếp nhung hoặc nếp cái hoa vàng. Ở công thức này, Bếp Eva sử dụng gạo nếp cái hoa vàng. Khi mua gạo, bạn cần chú ý một số điểm như sau:
- Hạt gạo căng tròn, có màu trắng đục. Khi cầm lên bạn sẽ thấy hạt mẩy, không bị đứt gãy.
- Nhấm thử 1 vài hạt gạo sẽ cảm nhận được vị của sữa nếp, thơm rất đặc trưng.
- Nếu thấy gạo có màu trắng lạ thường hoặc bạc bụng nhiều thì không nên mua. Bởi loại gạo này đã trải qua xay xát nhiều lần khi nấu nên không ngon lại ít dinh dưỡng.
Video đang HOT
Hướng dẫn đồ xôi gấc ngon
Bước 1: Ngâm gạo
- Gạo mua về bạn vo sạch rồi nhặt bỏ cặn bẩn còn sót lại.
- Cho gạo vào chậu và thêm nước xâm xấp mặt gạo sau đó ngâm khoảng 6 – 8 tiếng. Nếu không có thời gian, bạn có thể ngâm qua đêm để hạt gạo ngậm căng nước.
Gạo nếp được ngâm đủ giờ khi nấu sẽ nở đều, không bị lại gạo và cực kỳ dẻo thơm. Trong trường hợp không đủ thời gian ngâm thì bạn có thể sử dụng nước nóng như thế sẽ giúp cho hạt gạo nở nhanh hơn.
Bước 2: Chuẩn bị gấc
- Gấc dùng để nấu xôi phải là loại gấc nếp đã chín đỏ. Bổ quả gấc ra rồi dùng thìa nạo lấy phần thịt gấc bên trong.
- Cho gấc vào bát tô rồi thêm vào đây 2 thìa rượu trắng.
- Dùng tay trộn thật đều để lấy thịt gấc. Loại bỏ hạt gấc.
- Để gấc chừng 20 – 40 phút mới có thể mang đi nấu.
Bước 3: Vo gạo
- Gạo sau khi ngâm bạn đem vo lại 1 lần nữa với nước sạch.
- Thêm vào đây vài hạt muối rồi xóc đều lên và để cho gạo ráo nước.
Bước 4: Trộn gạo nếp với gấc
Đây được xem là bước quan trọng ảnh hưởng tới đĩa xôi có đều và màu đẹp hay không.
- Cho phần thịt gấc đã tách hạt vào rổ gạo rồi trộn đều lên.
- Lưu ý, trộn gạo thật đều tay cho tới khi các hạt gạo đều được nhuộm một màu đỏ tươi của gấc là được.
* Mẹo hay:
Ở bước này, bạn có thể cho thêm nước cốt dừa để món xôi ngon và béo ngậy hơn. Tuy nhiên, cách nấu xôi gấc truyền thống thì không cần cho thêm nguyên liệu này.
Bước 5: Rán mỡ gà
- Mỡ gà mua về bạn rửa sạch với muối sau đó đem chần qua với nước sôi để giảm bớt mùi tanh.
- Cho mỡ gà vào chảo rồi rán vàng. Chú ý, không nên để lửa quá to dễ khiến mỡ bị cháy khét.
Bước 6: Đồ xôi gấc
- Cho chõ đồ xôi lên bếp, chú ý không cho nước quá nhiều, chỉ khoảng nồi.
- Thêm gạo đã trộn gấc vào rồi đậy nắp lại và đồ cho chín. Thường sẽ mất khoảng 20 – 30 phút là xôi sẽ chín mềm.
Bước 7: Dỡ xôi
- Dỡ xôi ra mâm hoặc khay rồi để nguội.
Bước 8: Đồ lại lần 2
Muốn xôi gấc ngon thì chắc chắn phải đồ lại 2 lần.
- Cách đồ tương tự như với lần 1. Bạn cho xôi vào chõ rồi đồ chín khoảng 30 phút. Thời gian đồ càng lâu thì xôi càng dẻo và thơm.
- Trộn xôi với đường và mỡ gà. Tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình mà thêm liều lượng khác nhau. Thông thường cứ 1kg gạo thì bạn cho khoảng 8 thìa cà phê đường, 3 thìa mỡ gà. Đảo thật đều để xôi ngấm gia vị.
- Đồ thêm khoảng 10 phút là bạn có thể bắc xôi xuống.
Bước 9: Hoàn thành
- Kiểm tra xem hạt xôi đã dẻo thơm chưa thì dỡ xuống và đóng khuôn. Lưu ý, khi vào khuôn xôi bạn không nên nén quá chặt. Vì như thế hạt gạo dễ bị dính vào nhau. Nhờ có thêm mỡ gà mà hạt xôi căng bóng và dẻo thơm hơn gấp bội.
Yêu cầu thành phẩm
Xôi gấc đồ lên có màu cam rực nhìn rất đẹp mắt. Từng hạt xôi căng tròn, bóng đẹp, khi ăn cảm nhận được độ dẻo thơm hoàn hảo.
Vị ngọt của đường, dẻo dẻo của gạo nếp, béo ngậy từ mỡ gà, tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn ngon tròn cả hương lẫn sắc.
Gái đảm mách cách làm xôi ngũ sắc cúng Rằm tháng Chạp vừa ngon lại đẹp mắt
Có một mâm xôi ngũ sắc đẹp và ngon, lại toàn được làm từ màu tự nhiên như thế này để cúng Rằm thì còn gì bằng nhỉ.
Ngày mai là Rằm tháng Chạp, Rằm cuối cùng của năm chính vì thế có nhiều gia đình chuẩn bị các mâm lễ cúng để thành kính dâng lên tổ tiên. Bên cạnh các món ăn mặn như gà luộc, giò, chả, nem rán... thì xôi là món không thể thiếu. Bạn có thể làm các món xôi theo vị mà mình thích như xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò, xôi trắng... Tuy nhiên, để bắt mắt hơn, bạn cũng có thể làm món xôi ngũ sắc giống như của chị Đào Mỹ Anh (Tp HCM) dưới đây.
Chị Đào Mỹ Anh.
Chị Mỹ Anh cho biết, thực ra món xôi chị đặt tên là ngũ sắc nhưng khi làm, chị thực hiện được 6 màu xôi. Tất cả các màu xôi chị đều làm từ tự nhiên, không sử dụng phẩm màu, màu lên rất đẹp.
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc:
- Gạo nếp ngon
- Nguyên liệu tạo màu: bột nghệ làm màu vàng, thanh long đỏ để làm mà đỏ, lá dứa để làm mà xanh lá, hoa đậu biếc để làm màu xanh dương, hoa đậu biếc nước chanh để ra màu tím nhạt
- Nước cốt dừa
Cách làm:
Bước 1: Ngâm gạo
Gạo nếp đem vo sạch, để ráo, rồi chia làm 6 phần để lúc sau ngâm với 6 màu.
Bước 2: Tạo màu
- Màu vàng: Pha bột nghệ với nước, rồi đổ một phần gạo nếp vào để ngâm.
- Màu đỏ: Xay thanh long đỏ rồi lọc lấy nước cốt, sau đó đổ gạo nếp vào ngâm với nước cốt thanh long.
- Màu xanh lá: Xay lá dứa (chọn lá dứa già màu đậm) với nước, lọc lấy nước, để nước lắng xuống, đổ phần nước trong đi, lấy phần nước xanh đậm. Phần nước này đem ngâm với gạo nếp.
- Màu xanh dương: Ngâm hoa đậu biếc với nước nóng là ra màu xanh, sau đó đem ngâm nước này với phần gạo nếp đã chia.
- Màu tím nhạt: Cũng là nước hoa đậu biếc mà em vắt vô miếng chanh là ra tím ấy.
- Màu trắng: Gạo nếp nguyên bản, chỉ ngâm với nước bình thường.
- Nước cốt dừa: Cho thêm đường, muối, dầu ăn vào nước cốt dừa, khuấy đều.
Sau khi ngâm các màu gạo nếp qua đêm để gạo nếp thấm màu. Sau đó rửa lại gạo nếp sơ qua với nước, để ráo.
Bước 3: Hấp xôi bằng nồi chiên không dầu
Lót giấy nến dưới khay, sau đó đổ từng loại gạo nếp lên khay, ngăn lá chuối/hoặc giấy nến giữa các màu.
Bỏ vào nồi chiên không dầu, hấp 100 độ C trong 20 phút, sau đó đổ thêm hỗn hợp nước cốt dừa vào từng loại xôi, xới đảo lên cho xôi nở đều, để thêm 1 lúc là được.
Sau khi xôi chín, rắc thêm cùi dừa bào sợi.
Nếu không có nồi chiên không dầu bạn có thể sử dụng chõ đồ xôi hoặc nồi hấp bình thường để hấp xôi nhé!
Xôi ngũ sắc lên màu đẹp mắt như thế này đảm bảo mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp nhà bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều!
Chúc các bạn thành công!
Cách thổi xôi gấc ngon và đẹp mắt, dẻo và thơm Xôi gấc khi được trộn với nước cốt dừa thơm ngậy, lại được rắc dừa tươi bùi bùi khi ăn sẽ rất ngon ngọt và hấp dẫn. Nếu bạn không có chõ đồ xôi thì bạn có thể dùng nồi cơm điện để đồ, xôi vẫn ngon như thường. Cách nấu xôi gấc không khó! Nguyên liệu thổi xôi gấc Gạo nếp 1...