Tết Hàn thực khởi động sớm với những set bánh đa sắc
Còn cả tuần nữa mới đến Tết Hàn thực (3/3 âm lịch, năm nay rơi vào ngày 3/4 dương lịch) nhưng thị trường đã sôi động với nhiều sản phẩm được làm kỳ công, đẹp mắt.
Còn cả tuần nữa mới đến Tết Hàn thực nhưng thị trường đã sôi động với nhiều sản phẩm được làm kỳ công, đẹp mắt.
Trong ngày lễ Hàn thực, bánh trôi, bánh chay là những món không thể thiếu. Với sự phát triển của nhịp sống hiện đại, thị trường vật phẩm dành cho ngày lễ này luôn được làm mới theo từng năm, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Chiếm ưu thế tại các cửa hàng, chợ trực tuyến trong thời gian này là những sản phẩm bánh trôi, bánh chay ngũ sắc. “Được làm từ những nguyên liệu truyền thống như bột nếp, đậu xanh, đường phên nhưng bột bánh được pha thêm các loại màu làm từ rau, củ, làm cho đĩa bánh đẹp mắt hơn. Những sản phẩm bánh trôi, bánh chay ngũ sắc xuất hiện khoảng 3 năm trở lại đây. Ngay từ rằm tháng Hai âm lịch, xưởng của tôi đã liên tục sản xuất các set bột bánh ngũ sắc để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng”, chị Nguyễn Thị Thoa (tỉnh Bắc Ninh) cho biết.
Những khối bột trắng được xay, lọc theo phương pháp truyền thống, sau đó trộn thêm những màu sắc từ nguyên liệu tự nhiên như trà xanh, gấc, lá cẩm, nghệ…, sau đó được đóng gói, hút chân không. “Một set bột khoảng 500g có giá từ 70.000 đồng, có sẵn bột bánh đã trộn màu, nhân đường hoặc đậu xanh, dừa tươi, vừng… có thể bảo quản tủ lạnh được 5-7 ngày, bảo quản tủ đông được vài ba tháng. Chưa đến Tết Hàn thực nhưng tôi đã mua vài set nguyên liệu để các con tự nặn bánh tại nhà. Đây cũng là một niềm vui nho nhỏ cho các bé trong mùa dịch, chưa được tới trường”, chị Đỗ Lan Hương (Q.Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.
Video đang HOT
Trong ngày lễ Hàn thực, bánh trôi, bánh chay là những món không thể thiếu.
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong ngày Tết Hàn thực, năm nay, cùng với sản phẩm chủ đạo là bánh trôi, bánh chay, các nhà sản xuất giới thiệu thêm nhiều dòng sản phẩm khác. Tiêu biểu như thương hiệu Nương Bắc có sản phẩm xôi ngũ sắc với các nguyên liệu mang hương vị vùng cao. “Đĩa xôi nếp lá màu như đất trời thu nhỏ. Các màu nóng – lạnh còn tượng trưng cho đất trời, âm- dương. Từng hạt gạo được lựa chọn căng mẩy, ngâm với các loại lá màu. Màu cẩm của đất đai trù phú, màu vàng của ước muốn luôn được no ấm, phồn thịnh, màu đỏ tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, màu xanh là màu của núi rừng hùng vĩ”, chị Nguyễn Thu Hoài, người sáng lập thương hiệu Nương Bắc, giải thích.
Thương hiệu “Gạo ruộng rươi” có sản phẩm bánh gio được làm từ gạo nếp được trồng tại ruộng nuôi rươi. Cách chế biến bánh cũng rất kỳ công, lấy vỏ quả cây thầu dầu và các loại lá, vỏ cây khác như bưởi, đậu, vừng… đốt thành gio, hoà với nước vôi trong, sau đó ngâm cùng gạo nếp trong 4 tiếng để gói bánh.
Bên cạnh các sản phẩm bánh, những set vật phẩm dâng lễ trong ngày Tết Hàn thực cũng được đầu tư đẹp mắt và nghệ thuật hơn. Đây cũng là điểm khác biệt của thị trường năm nay. Các sản phẩm bao gồm: bánh trôi, bánh chay trắng ngần được kết hợp cùng các loại hoa đầu mùa hè như hoa sen, hoa bưởi, tạo nên một mâm lễ đẹp mắt. Bên cạnh đó là các set bánh trôi, bánh chay kết hợp cùng các món xôi gấc, xôi cốm đặt trên mẹt tre dân giã, hay bánh trôi, bánh chay kết hợp cùng với những chiếc bánh xu xê nhiều màu sắc như bánh gấc, bánh mảnh cộng… phù hợp để đi biếu, tặng.
Đa dạng sản phẩm và được trình bày kỳ công, các mâm lễ đẹp mắt đã tạo nên sự khác biệt, phong phú cho thị trường Tết Hàn thực năm nay. Khi mua sắm, người tiêu dùng lưu ý cần lựa chọn những địa chỉ tin cậy, đảm bảo chất lượng.
Xôi cốm Kiều Mộc giản dị, thanh tao xứ Đoài
Xôi Cốm ở Kiều Mộc không nổi tiếng như ở Mễ Trì hay Vòng nhưng cũng ngon khó cưỡng.
Nhắc tới cốm Hà Nội nhiều người sẽ nghĩ tới những nơi làm cốm nổi tiếng như làng Vòng hay Mễ Trì. Cốm còn được làm thành nhiều món ngon như chè cốm, chả cốm, bánh cốm và xôi cốm...
Có lẽ nhiều người không biết đến món xôi cốm gắn liền với tên tuổi làng Kiều Mộc (xã Cổ Đô, H.Ba Vì, Hà Nội). Với cách làm không giống bất cứ nơi nào, xôi cốm Kiều Mộc khiến người ta chỉ một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi.
Xôi cốm Kiều Mộc LÊ HÀ
Tôi có một người bạn đại học, quê ở Kiều Mộc nay sống và làm việc tại Hà Nội. Mỗi độ thu về là bạn dù bận đến đâu cũng sắp xếp công việc về thăm ông bà, bố mẹ. Quà bạn mang xuống bao giờ cũng là những gói xôi cốm thơm thoang thoảng của mùi gừng xen lẫn mùi lá nếp và man mát cốm sữa non, ăn rất ngon mà không ngán.
Bạn bảo: "Bà thương tớ lắm, mỗi lần về quê đúng dịp đầu thu bà lại nấu xôi cốm cho tớ mang đi. Bà bảo chỉ những người thân yêu, người quan trọng nhất với bà, bà mới nấu xôi cốm cho ăn thôi. Cứ tới đầu tháng 9 là tớ chỉ muốn về với bà để được thưởng thức xôi cốm quê mình và mang cho bạn đấy. Bạn ăn mà xem, nó giản dị, thanh tao như người xứ Đoài mình".
Xôi cốm Kiều Mộc dùng nếp cái hoa vàng còn non nhưng căng mẩy bởi "ngậm sữa". Người dân Kiều Mộc cắt từng bông lúa bó lại mang về. Họ cẩn thận dùng cái bát con, úp lên thân cây lúa và nhẹ nhàng chuốt cho hạt rời ra mà không bị dập nát.
Khác với cốm làng Vòng hay Mễ Trì, người ta mang lúa đã chuốt đi rang rồi giã thì ở Kiều Mộc họ mang lúa đi luộc chín, phơi khô và cho vào cối giã tách vỏ trấu. Thành phẩm là mẻ gạo màu xanh ngà, hạt dài, dẹt, dậy hương thơm ngọt của sữa gạo. Rồi sau đó, dân làng Kiều Mộc giã hỗn hợp gừng, lá nếp, pha với nước và ngâm gạo 1 - 2 giờ, khi gạo lên màu mới bắc lên bếp để đồ thành xôi.
Xôi cốm thường được người dân Kiều Mộc làm để dâng cúng vị Thành hoàng Hải Tề Tối Linh Đại vương, được cho là con út của Lạc Long Quân và Âu Cơ vào mỗi dịp đầu thu.
Tương truyền, ngài là vị thần luôn che chở và phù hộ cho người dân được bình an, mùa màng bội thu. Không chỉ vậy, xôi cốm cũng là đặc sản mà người Kiều Mộc thường làm để biếu ông bà, cha mẹ và những người quan trọng. Đây là một trong những phong tục truyền thống mà dân làng Kiều Mộc đã gìn giữ bao đời.
Xôi cốm Kiều Mộc sau khi hoàn thành sẽ có màu xanh non, thoang thoảng vị ngọt của sữa non từ gạo và hương thơm dịu mát của gừng, hương ngầy ngậy của lá nếp... Xôi không thêm hạt sen hay đường như các nơi khác mà tôn trọng hương vị nguyên bản của cốm.
Chính hương vị mộc mạc ấy đã làm nên sự khác biệt cho đặc sản xôi cốm làng Kiều Mộc - một thức quà giản dị, thanh tao mang đặc trưng văn hóa xứ Đoài.
Đón Tết Nguyên tiêu bên chén bánh trôi Ngày nay, dù có nhiều món ngon bắt mắt, bánh trôi (chè trôi nước) làm từ bột nếp vẫn được ưa chuộng. Ngày nay, dù có nhiều món ngon bắt mắt, những viên chè trôi nước làm từ bột nếp vẫn được ưa chuộng. Từ những viên bánh trôi nhân ngọt truyền thống tròn xoe đến những viên bánh trôi được tạo hình...