Tết Đoan Ngọ 2020 ủ rượu nếp thơm ngọt mọng nước đúng kiểu miền Bắc
Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 Âm lịch) đang tới rất gần, cùng trổ tài tự ủ rượu nếp kiểu miền Bắc đúng vị thơm ngọt truyền thống cho cả nhà cùng thưởng thức nhé.
Gạo nếp xay: 1kg
Men rượu nếp: 20g
1 cái rổ thưa có 2 lớp.
1 cái chăn mỏng.
Màng bọc thực phẩm.
Cách ủ rượu nếp ngọt thơm đúng kiểu miền Bắc
- Gạo nếp xay nhặt bỏ hạt thóc và vỏ trấu rồi ngâm nước ít nhất 8 tiếng cho gạo ngấm đủ nước. Các bạn có thể ngâm từ tối hôm trước tới sáng ngày hôm sau là vừa đủ để gạo nở đều.
Video đang HOT
- Vớt gạo nếp xay đã ngâm lên, vo lại cho thật sạch và để ráo nước. Chuẩn bị nồi hấp cách thủy, cho gạo vào đồ chín lần 1. Đánh đều gạo trong nồi lên, đậy vung để nghỉ trong khoảng 30 phút.
- Tiếp tục cho gạo nếp xay vào đồ chín lần 2 trong khoảng 20 phút để xôi nếp ngậm đủ nước, căng mọng.
- Xôi gạo nếp xay chín, các bạn dỡ ra mâm hoặc khay rộng để cho nguội bớt.
- Cho men rượu vào cối giã nhuyễn, cho qua lưới lọc để tránh bị lẫn vỏ trấu khi dùng.
- Rổ sạch để thật khô ráo. Các bạn dùng màng bọc thực phẩm lót kín vào trong lòng rổ để chuẩn bị ủ rượu nếp, chừa lại ít màng bọc rộng ra ngoài rổ để phủ lên bề mặt khi ủ.
- Khi xôi nếp chỉ còn hơi âm ấm, các bạn trộn đều từng chút men rượu vào với xôi. Bớt lại 1/2 lượng men rượu.
- Cho xôi nếp xay đã trộn men rượu vào rổ đã lót màng bọc thực phẩm. Cứ 1 lớp xôi thì lại rắc đều 1 lớp bột men rượu lên trên, xôi phía dưới đáy rổ thì nên cho ít men hơn phía trên khi ủ rượu nếp, men sẽ ngấm tan dần và chảy xuống phía dưới đáy rổ.
Trên cùng các bạn rải đều 1 lớp men mỏng và cuối cùng bọc màng bọc thực phẩm kín hết mặt xôi.
- Trải chăn vải ra, đặt rổ rượu nếp lên trên, bọc kín lại. Với thời tiết nắng nóng như hiện nay thì chỉ sau 1 ngày là rổ rượu nếp đã bắt lên men, tỏa mùi thơm ngào ngạt.
- Khi thấy có mùi thơm từ rượu nếp, các bạn dỡ chăn ủ ra ngay để các hạt rượu nếp còn giữ được độ căng mọng và ngọt đậm. Nếu dỡ ra quá sớm khi chưa có mùi thơm, men rượu chưa biến đổi tinh bột trong gạo nếp thành đường, sẽ làm món rượu nếp có vị đắng của men, còn nếu để ủ quá lâu men rượu sẽ làm cho đường trong hạt nếp xay tan hết thành nước, khi ăn chỉ còn lớp vỏ bên ngoài lên ăn bị bã và rất cay nồng mùi rượu.
- Sau khi rượu nếp ủ vừa chín, các bạn đảo đều cả rổ rượu nếp lên rồi cho ra bát là có thể dùng được.
Vị rượu nếp thơm nức ngọt ngào rất hấp dẫn, đặc biệt khi ăn thấy rõ vị dẻo của gạo nếp xay như dai hơn, ăn ngọt nhưng vị ngọt lại rất thanh.
Rượu nếp chín tới nên cũng không gây say, đảm bảo cả gia đình từ người lớn đến trẻ em đều rất thích nhé.
Bạn có thể để rượu nếp vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần trong 2-3 hôm để hãm rượu nếp không tiếp tục lên men.
Tết Đoan Ngọ ủ rượu nếp thơm ngọt mọng nước đúng vị.
Chúc các bạn thành công với món rượu nếp chuẩn vị truyền thống miền Bắc ngon tuyệt này nhé!
Tết Đoan Ngọ thưởng thức bánh ú Cần Thơ
Bánh ú làm từ nếp dẻo, bao bọc bên trong là nhân trứng muối, thịt xá xíu, tôm khô, nấm đông cô, hạt sen... thường được du khách mua về làm quà.
Bánh ú là một trong những đặc sản mà bạn nên nếm thử khi có dịp du lịch Cần Thơ. Bánh khá phổ biến, được bán nhiều trong chợ Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng hay các quán ăn dọc đường trong phố. Một chiếc bánh to bằng nắm tay người lớn, vừa đủ cho bạn lót dạ vào buổi sáng, có giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng/chiếc.
Một chiếc bánh ú Cần Thơ.
Như nhiều loại bánh ú khác, bánh ú Cần Thơ cũng nấu từ nếp dẻo thơm lừng, bên trong là nhân với nhiều vị khác nhau. Được ưa chuộng nhất là bánh ú nhân thập cẩm với đủ nguyên liệu như thịt heo xá xíu kèm chút thịt mỡ béo ngậy, trứng vịt muối bùi bùi, trứng cút, nấm đông cô hương vị đặc trưng, hạt sen thơm nhẹ, tôm khô... Từng loại nguyên liệu ướp gia vị, được sơ chế, cho vào giữa lớp nếp, bó chặt bởi nhiều lớp lá chuối hoặc lá dong rồi đem luộc trong nhiều giờ tới chín. Mở chiếc bánh ra, bạn có thể cảm nhận mùi lá chuối quyện vào lớp nếp dẻo bên ngoài, phần nhân đầy đặn, ăn rất "đáng đồng tiền".
Bánh nấu theo khẩu vị người miền Tây nên nêm nếm hơi thiên về vị ngọt. Nhiều thực khách không thích ăn ngọt thì sáng tạo bằng cách ăn bánh chung với tương ớt hoặc chấm nước tương dằm ớt cho đỡ ngấy lại trở thành sự kết hợp không tồi. Vì bánh không nhỏ, có nhiều nhân béo ngậy nên mỗi người ăn một chiếc là vừa bụng mà không bị ngán.
Lâu nay, bánh ú là một trong những món ăn truyền thống trong dịp tết Đoan Ngọ tại Việt Nam, phổ biến nhất là bánh ú tro. Tết năm nay, nếu muối đổi vị thì gợi ý dành cho bạn là bánh ú Cần Thơ đầy đặn. Ở xứ Tây Đô, bánh được bán quanh năm suốt tháng chứ không riêng dịp tháng 5. Ngoài ra còn có bánh ú lá cẩm với phần nếp màu tím sậm nhờ nấu chung với lá cẩm trông đẹp mắt, ăn cũng khá thú vị.
Nhân bánh ú.
Công thức 4 món ngon phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 AL) Tùy vào phong tục mà ở mỗi vùng miền sẽ có những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Đừng để ngày lễ này trở qua một cách 'buồn tẻ' mà hãy làm 'vui miệng' bởi những món ăn đặc trưng sau đây. Vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) hay còn gọi là Tết giết sâu bọ, người dân...