Tết Âm lịch có thể trở thành ngày lễ liên bang mới ở Mỹ
Một nghị sĩ Mỹ đã đề xuất đưa Tết Âm lịch trở thành ngày lễ liên bang mới tại Mỹ, trong một dự luật mà nếu được thông qua sẽ là dấu mốc quan trọng với cộng đồng gốc Á.
Mua sắm chuẩn bị cho Tết Âm lịch tại khu phố người Hoa ở Los Angeles, Mỹ (Ảnh: AP).
Tết Âm lịch có thể trở thành ngày lễ liên bang mới nhất của Mỹ theo một dự luật do hạ nghị sĩ Grace Meng đề xuất – một động thái được đánh giá là bước đi quan trọng với nhiều cộng đồng gốc Á tại nước này.
Nếu dự luật của bà Meng, một nghị sĩ gốc Đài Loan, được thông qua, Tết Âm lịch sẽ trở thành ngày lễ liên bang thứ 12 của Mỹ. Trước tháng 6 năm ngoái, số ngày lễ liên bang ở Mỹ là 10 và con số này duy trì trong suốt gần 40 năm. Tuy nhiên, giữa năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký luật chọn ngày Juneteenth (19/6 hàng năm) là ngày lễ liên bang thứ 11. Đây là ngày kỷ niệm chấm dứt chế độ nô lệ đối với người Mỹ gốc Phi.
Video đang HOT
Bà Meng nói rằng, việc đưa Tết Âm lịch trở thành ngày lễ liên bang sẽ phát đi một thông điệp mạnh mẽ sự hòa nhập cho người Mỹ gốc Á. Việc dự luật có được thông qua hay không hiện chưa rõ ràng, mặc dù bà Meng cho biết ở giai đoạn đầu, bà đã không gặp phải bất cứ trở ngại nào.
Bà Meng nói: “Nó thực sự gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới cộng đồng người Mỹ gốc Á rằng họ được đánh giá cao và được coi là một phần giúp tạo nên đất nước. Nó cũng gửi một thông điệp quan trọng đến những người không phải là người Mỹ gốc Á rằng truyền thống này và văn hóa này là một phần của nước Mỹ”.
Dự luật của bà Meng được công bố trong bối cảnh nhiều người gốc Á tại Mỹ đang phải đối diện với nạn phân biệt đối xử, cũng như sự thù ghét. Trong vài năm qua, số vụ việc bạo lực liên quan tới sắc tộc chống lại người gốc Á tăng vọt, đặc biệt sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Tết Nguyên Đán đã trở thành một ngày lễ được chỉ định trong các trường công lập của thành phố New York kể từ năm 2015. Tại các khu vực có dân số đông người gốc Á tại Mỹ cũng quy định đây là ngày nghỉ lễ ví dụ như: Trường công lập hạt Montgomery ở Maryland hay các trường công lập ở thành phố Iowa.
Dự luật do bà Meng đề xuất nhận được sự ủng hộ từ nhóm người gốc Á và các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì người gốc Á. Họ cho rằng, nếu dự luật được thông qua nó sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng nước Mỹ là một quốc gia tôn trọng sự đa dạng.
Thứ trưởng Nga tuyên bố không còn lý do để tiếp tục đàm phán với phương Tây
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói nước này không có lý do để tổ chức vòng đàm phán an ninh mới với phương Tây trong những ngày tới sau khi các cuộc đàm phán hiện tại thiếu tiến triển.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Sergei Ryabkov trong cuộc họp báo sau đàm phán với phía Mỹ ngày 10.1. Ảnh AFP
AFP đưa tin trong cuộc phỏng vấn phát ngày 13.1, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moscow không muốn tiếp tục đàm phán với phương Tây.
"Tôi không thấy lý do gì để ngồi lại trong những ngày tới và bắt đầu các cuộc thảo luận tương tự", ông Ryabkov nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh tiếng Nga RTVI.
Ông cáo buộc phương Tây thiếu sự "linh hoạt" để tiến hành các cuộc đàm phán về "các chủ đề nghiêm túc".
"Chúng tôi đề xuất xem xét từng điều khoản để ký kết các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý. Điều này hiện không thể xảy ra vì Mỹ và các đồng minh thực sự không chấp nhận các nội dung cơ bản", Thứ trưởng Ryabkov nói thêm. Tháng 12.2021, Nga công bố đề xuất an ninh gửi đến Mỹ và NATO. Theo đó, Nga muốn NATO không tiếp tục mở rộng sang phía Đông.
Trong tuần này, Mỹ và các đồng minh NATO đã tổ chức các cuộc đàm phán với Nga trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng về Ukraine. Tuy nhiên hai vòng đàm phán diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 10.1 và Brussels (Bỉ) ngày 12.1 không mang lại kết quả đột phá nào.
Ông Ryabkov, người dẫn đầu cuộc đàm phán của Nga với các quan chức Mỹ tại Geneva ngày 10.1, nói rằng rất khó để tin tưởng các nước NATO.
AFP nhận định vòng đàm phán thứ ba do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tiến hành tại Vienna (Áo) ngày 13.1 (giờ địa phương) sẽ đạt được một chút tiến bộ.
Ngày 12.1, các thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Dân chủ đe dọa sẽ có hậu quả lớn nếu Nga tấn công Ukraine. Các biện pháp được đưa ra bao gồm lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, các ngân hàng Nga và thêm 500 triệu USD viện trợ an ninh mới cho Ukraine.
Đáp lại, ông Ryabkov nói Nga đã thích nghi với các lệnh trừng phạt và sẽ không chịu áp lực. Các lệnh trừng phạt này lần đầu tiên được áp đặt vào năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Thái tử Charles lần đầu lên tiếng về cáo buộc tò mò màu da của cháu nội Hoàng gia Anh đã lên tiếng bác bỏ thông tin từ một cuốn sách sắp ra mắt nói rằng, Thái tử Charles từng băn khoăn về màu da của cháu nội - con trai Hoàng tử Harry và Meghan - trước khi cậu bé ra đời. Thái tử Charles (ngoài cùng bên trái), Hoàng tử Harry và con trai đầu lòng (Ảnh: Instagram)....