Test nhanh dương tính, bệnh viện để cách ly trong xe cấp cứu suốt 16 tiếng
Một trường hợp test nhanh cho kết quả dương tính, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn (Hà Nội) đã cho lên xe cứu thương nằm suốt 16 tiếng để chờ kết quả khẳng định PCR.
Lãnh đạo bệnh viện nói gì về sự việc trên?
Chị P.T.T.A. phải nằm qua đêm trong xe cứu thương đỗ giữa trời để chờ kết quả PCR – Ảnh: NVCC
Trưa 29-11, tài khoản Facebook có nickname T.H. đăng tải nội dung bức xúc liên quan tới việc người nhà của mình gặp phải cảnh “trớ trêu” khi đến một bệnh viện trên địa bàn quận Đống Đa để xét nghiệm COVID-19.
Theo nội dung đăng tải, sau khi có kết quả test nhanh dương tính, người nhà của chị T.H. phải nằm trong xe cứu thương hơn 16 tiếng để chờ kết quả test RT-PCR xác định lại.
Nội dung bài viết như sau: “Đêm qua người nhà tôi đến Bệnh viện Bảo Sơn (52 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) xét nghiệm COVID-19. Vì nghi nhiễm nên bệnh viện làm xét nghiệm PCR và cho biết chiều tối nay (29-11 – PV) mới có kết quả.
Điều đáng nói là bệnh viện giữ bệnh nhân lại, không cho về (cháu đang nuôi con nhỏ), nhưng lại bắt ra cổng chờ vì bệnh viện không có phòng cách ly theo quy định của Bộ Y tế.
Đêm khuya, gió lạnh, cháu phải lang thang ngoài cổng nên tôi gọi điện đến bệnh viện, hỏi để thế nếu cháu chuyển bệnh, bị sao thì ai chịu trách nhiệm? Sau đó, cháu mới được bệnh viện cho vào trú tạm trong xe ô tô.
Cháu phải ở trên xe ô tô từ đêm qua để chờ đến tối nay và không được ra ngoài. Hiện nay trời đang rất nắng, cháu bị ho nhiều và rất mệt, nhưng vẫn phải nằm trên cái ô tô rất nhỏ và bí giữa trời nắng. Cháu cho biết rất khó chịu vì vốn đã mệt sẵn nên mới đi khám bệnh”.
Video đang HOT
Qua tìm hiểu, người được đề cập trong bài viết là chị P.T.T.A. (22 tuổi, ngụ ở Phúc Xá, quận Ba Đình). Chị T.A. có đến Bệnh viện Bảo Sơn để xét nghiệm COVID-19 sau khi có dấu hiệu cảm cúm.
Đến trưa 29-11, chị P.T.T.A. vẫn phải nằm trên xe cứu thương, xe nằm ở lối ra vào bệnh viện – Ảnh: PHẠM TUẤN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 29-11, chị P.T.T.A. cho biết nội dung được đăng tải lên Facebook là hoàn toàn đúng sự thật.
“Hôm qua em có đến Bệnh viện Bảo Sơn để test COVID-19, test nhanh 2 lần có kết quả dương tính. Sau đó nhân viên y tế tại bệnh viện có hướng dẫn là sẽ xét nghiệm PCR để có kết quả khẳng định, nếu dương tính sẽ chuyển đến trung tâm cách ly, điều trị.
Mãi lúc sau thì nhân viên bệnh viện mới bảo cho em vào xe cứu thương, bởi vì lúc đấy em đang ngồi ở ngoài trời. Lúc đầu bệnh viện có nói là sẽ xét nghiệm PCR ngay trong đêm (28-11 – PV), nhưng không hiểu lý do gì đến tận sáng hôm nay (29-11 – PV) em mới được test PCR và giữ em lại cả đêm trên xe”, T.A. kể lại.
T.A. cho biết việc phải nằm trong thời gian dài trong xe cứu thương khiến cơ thể rất mệt mỏi, đặc biệt đêm xuống rất lạnh, còn ngày thì trời nắng chiếu vào xe rất nóng và bí bách.
“Em thấy hơi mệt, đêm qua khá lạnh, đến sáng hôm nay bí quá, nắng chiếu thẳng vào xe rất nóng thì em có hé cửa xe ra một chút, nhưng mà người đi qua đi lại rất nhiều, cũng không có khoảng cách, trong trường hợp em dương tính thì rất nguy hiểm”, T.A. nói thêm.
Bên trong chiếc xe cứu thương, ca nghi nhiễm COVID-19 phải nằm suốt 16 tiếng giữa trời – Ảnh: NVCC
Theo ghi nhận, chiếc xe cứu thương trên được đỗ ở một lối ra vào của bệnh viện (bệnh viện có 2 lối vào), nằm giữa trời, không có mái che. Chị P.T.T.A. được cho lên xe cứu thương vào thời điểm khoảng 23h khuya 28-11.
Đến 14h50 chiều 29-11, sau khi phóng viên Tuổi Trẻ Online đến Bệnh viện Bảo Sơn liên hệ làm việc, xác minh thông tin, ca nghi nhiễm trên mới được chuyển lên phòng riêng để cách ly.
Theo đó, Bệnh viện Bảo Sơn đã dồn toàn bộ nhân viên đang làm việc tại tòa nhà 6 tầng (nằm sát mặt đường Nguyễn Chí Thanh) sang làm việc tại tòa nhà bên cạnh, để dành tòa nhà trên làm nơi cách ly.
Một lối đi khác để vào Bệnh viện Bảo Sơn – Ảnh: PHẠM TUẤN
Ngày 29-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Nguyễn Văn Mão – giám đốc Bệnh viện Bảo Sơn – xác nhận bệnh viện có sự việc ca nghi nhiễm COVID-19 phải cách ly ngay trên xe cứu thương.
Lý giải về sự việc kể trên, ông Mão giải thích thời gian qua tình dịch COVID-19 phức tạp, số ca F0 tăng nhanh, bệnh viện xét nghiệm nhanh và ghi nhận 3 ca nghi F0, vì bệnh viện quá chật nên có kế hoạch khi có kết quả nghi dương tính thì sẽ nằm chờ trên xe.
“Thời điểm vừa rồi cùng một lúc có 3 bệnh nhân test nhanh dương tính nên gửi mẫu đi test nhanh quá tải, cứ phải chờ. Chờ đến trưa hôm nay vẫn chưa có kết quả xét nghiệm khẳng định, đến nay họ bảo là tới 19h mới có kết quả, nên chúng tôi cũng không thể làm gì được”, ông Mão nói.
Trước câu hỏi tại sao trước đó không chuẩn bị phòng cách ly cho ca nghi nhiễm theo như yêu cầu từ Bộ Y tế, ông Mão giải thích: “Trước đây bệnh viện đã chuẩn bị một xe rất rộng, trong đó có giường nằm, điều hòa, có bàn ăn… để cách ly tạm thời các trường hợp nghi nhiễm. Nhưng rất không may cho bệnh viện trong ngày hôm qua xe trên lại phải đi kiểm định, tới chiều tối nay xe mới về, lại trúng thời điểm ghi nhận 3 ca nhiễm nên bệnh viện gặp chút khó khăn”.
Vị giám đốc Bệnh viện Bảo Sơn hứa: “Trong đêm nay và rạng sáng mai, chúng tôi sẽ biến tòa nhà 6 tầng trên thành nơi cách ly tạm thời cho các trường hợp F0, sẽ mua các trang bị cần thiết để làm thành 5-6 phòng, không để tình trạng tương tự trên xảy ra”.
Thoát chết sau nhiều lần ngưng tim
Người đàn ông 56 tuổi đột ngột đau ngực rồi ngưng tim, ngưng thở do nhồi máu cơ tim cấp.
Sau 10 phút được hồi sinh tim phổi tại bệnh viện địa phương, tim của ông đập trở lại. Do dịch bệnh, gia đình không đồng ý chuyển ông lên bệnh viện tuyến trên điều trị. Một ngày sau, bệnh nhân tiên lượng xấu hơn, ngưng tim, mạch chậm. Bệnh viện địa phương vừa hồi sức tích cực, vừa chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Xuyên Á, ngày 13/8. Trên đường chuyển viện, ông ngưng tim nhiều lần, đội cấp cứu đi cùng phải ép tim ngoài lồng ngực liên tục, cố gắng duy trì nhịp tim yếu ớt cho bệnh nhân.
Ê kíp cấp cứu, can thiệp tim mạch Bệnh viện Xuyên Á chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị. Khi đến nơi, bệnh nhân đã hôn mê sâu, phản xạ ánh sáng chậm, huyết áp khó đo và mạch khó bắt. Các bác sĩ không bỏ cuộc, tiếp tục duy trì thực hiện hồi sinh tim phổi, ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, sốc điện, sử dụng thuốc vận mạch...
"Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim có biến chứng ngưng tim, nguy cơ tử vong rất cao. Đã nhiều lúc chúng tôi tưởng chừng bệnh nhân không qua khỏi", bác sĩ Trần Tấn Việt, trưởng khoa Can thiệp Tim mạch kể lại, ngày 27/8.
Sau gần 40 phút hồi sức, bệnh nhân có nhịp tim và các dấu hiệu sống trở lại. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm can thiệp tim mạch để tiến hành can thiệp cấp cứu, với tinh thần "tăng thêm phần sống nào hay phần đó".
Kết quả chụp mạch vành cho thấy, bệnh nhân bị tắc hoàn toàn nhánh động mạch vành phải. Đây chính là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, ngưng tim. Các bác sĩ đã đặt một stent tái thông đoạn mạch vành bị tắc.
Qua hai tuần điều trị tích cực, hiện bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn dần ổn định, tiếp xúc được và thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần tiếp tục theo dõi, điều trị phục hồi não sau ngưng tim. Dự kiến ông có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Hình ảnh nhánh động mạch vành phải bị tắc (bên trái) và sau khi được tái thông hoàn toàn (bên phải). Ảnh: Bệnh viện cung cấp
TP.HCM đang có hơn 52.100 F0 cách ly tại nhà, 37.138 F0 điều trị tại bệnh viện Hiện TP.HCM có 52.146 trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà và đang điều trị 37.138 bệnh nhân tại các bệnh viện, trong đó có 2.299 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.639 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO. Đã có 76% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1,...