Tesla sa thải hàng trăm nhân sự, hầu hết làm theo giờ
Theo nguồn tin của Bloomberg, Tesla đã cho hàng trăm nhân sự thuộc bộ phận lái tự động Autopilot nghỉ việc, phần lớn làm việc theo giờ.
Đây là một quyết định khá bất ngờ vì vài tuần gần đây, CEO Tesla Elon Musk cho biết, sẽ tăng nhân sự làm theo giờ, dù dự kiến giảm 10% lao động. Theo Bloomberg, những người bị sa thải thuộc văn phòng San Mateo, có nhiệm vụ đánh giá dữ liệu xe cộ của khách hàng liên quan tới các tính năng hỗ trợ lái tự động và dán nhãn dữ liệu. Nhiều người là chuyên gia ghi nhãn dữ liệu, đều làm theo giờ.
Nguồn tin tiết lộ, khoảng 200 người bị mất việc. Trước đó, văn phòng có khoảng 350 nhân sự, một số đã được chuyển sang cơ sở gần đó. Tesla đang tinh giản nhân sự sau khi tăng cường tuyển dụng những năm vừa qua. Công ty tuyển dụng khoảng 100.000 nhân viên trên toàn cầu khi xây thêm các nhà máy mới tại Austin và Berlin.
Musk cho rằng việc cắt giảm nhân sự là cần thiết xét tới môi trường kinh tế không ổn định. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông giải thích khoảng 10% nhân viên ăn lương cố định sẽ phải ra đi trong 3 tháng tiếp theo, nhưng tổng số lao động sẽ tăng lên trong 1 năm.
Video đang HOT
Các bộ phận bị ảnh hưởng bao gồm nguồn nhân lực và kỹ sư phần mềm. Trong một vài trường hợp, hãng xe điện hàng đầu thế giới sẽ cho những nhân viên mới làm vài tuần nghỉ việc.
Autopilot là một trong những tính năng cao cấp trên xe điện Tesla. Khi đăng tin tuyển dụng, Tesla nhấn mạnh công việc dán nhãn dữ liệu vô cùng quan trọng để đào tạo Deep Neural Networks, giúp xe Tesla tự lái hoàn toàn. Nhân viên tại Buffalo, New York và San Mateo dành hàng giờ mỗi ngày để dán nhãn các hình ảnh về xe và yếu tố xung quanh như biển báo đường phố hay làn đường.
Tại Buffalo, Tesla vẫn tiếp tục mở rộng bộ phận dán nhãn Autopilot. Tuy nhiên, nhân viên ở đây được trả lương thấp hơn tại San Mateo. Kết phiên giao dịch ngày 28/6, cổ phiếu Tesla đã giảm 34% trong năm nay.
Báo cáo kết quả kinh doanh mập mờ của Tesla
Không ai biết Tesla đã được lợi hay bị tổn hại thế nào với việc bán đi phần lớn Bitcoin nắm giữ.
Tờ Bloomberg đưa tin, vào tuần này Tesla đã gây sóng gió khi thông báo rằng họ đã bán phần lớn lượng Bitcoin của mình. Nhà sản xuất xe điện của Elon Musk cho biết, việc bán 75% lượng tài sản kỹ thuật số đã mang lại cho công ty một khoản tiền mặt gần 1 tỷ USD, nhưng giá trị chênh lệch của số Bitcoin còn lại mà họ nắm giữ thì lại làm giảm lợi nhuận của công ty.
Tuy nhiên, chính xác thì lượng tài sản kỹ thuật số đã giúp ích hay làm tổn hại như thế nào đến lợi nhuận của Tesla? Câu hỏi này đặc biệt trở nên rắc rối nếu dựa trên những gì công ty nói trong buổi họp báo cáo kết quả kinh doanh vào tuần này. Việc tuân thủ các quy tắc kế toán hiện hành - hoặc bỏ qua các quy tắc đó - đóng một vai trò lớn.
Vivian Fang, giáo sư kế toán tại Trường Quản lý Carlson của Đại học Minnesota cho biết: "Tiết lộ của Tesla thực sự mơ hồ và không minh bạch. Rất khó để nhận ra chính xác đâu là lợi nhuận có được và đâu là phí tổn thất".
Đây là những gì chúng ta có thể biết, dựa trên thư cổ đông của công ty: Việc bán Bitcoin đã bổ sung 936 triệu USD tiền mặt vào bảng cân đối kế toán của công ty, nhưng việc giá đồng tiền kỹ thuật số này sụt giảm đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Tổng tài sản kỹ thuật số còn lại của công ty tính đến ngày 30/6 trị giá 218 triệu USD, giảm hơn một tỷ USD so với quý trước. Công ty đã ghi nhận khoản chi phí "khấu hao" là 922 triệu USD, nhưng lại không diễn giải chi tiết những gì được ghi trong con số đó. Bản trình chiếu dài 30 trang, trong đó 9 trang là hình ảnh, và chỉ đề cập đến Bitcoin hai lần.
Những người tham dự cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh của Tesla hôm thứ tư có thêm một chút thông tin nữa, nhưng không nhiều. Giám đốc tài chính Zachary Kirkhorn nói với các nhà phân tích rằng lợi nhuận mà công ty thu được khi bán Bitcoin được đối ứng bởi khoản phí suy giảm, dẫn đến việc ghi nhận trên báo cáo lãi lỗ của công ty tăng chi phí 106 triệu USD. Tesla đã ghi lại khoản phí trong mục chi phí, "tái cấu trúc và khác", Kirkhorn nói.
Thư cổ đông liệt kê chi phí tái cấu trúc lên tới 142 triệu USD, nhưng công ty không giải thích rõ những gì khác trong nhóm chi phí đó. Thư cổ đông không đề cập đến 106 triệu USD. Tesla đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Mập mờ
Sự thiếu thông tin này để lại những câu hỏi có thể có hoặc có thể không được trả lời khi công ty nộp hồ sơ 10-Q một tài liệu bao gồm nhiều chi tiết hơn một báo cáo thu nhập ngắn gọn trong những ngày tới.
Aaron Jacob, người đứng đầu bộ phận giải pháp kế toán tại TaxBit, một công ty phần mềm cho biết: "Tôi rất nóng lòng muốn xem các hồ sơ thực tế - để xem liệu họ có tiết lộ ngày bán, giá mà họ bán Bitcoin hay không. Họ không tiết lộ bất kỳ điều gì trong số đó".
Trên thực tế, Tesla không bắt buộc phải làm như vậy. Không có phần nào trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ giải thích cách các công ty phải hạch toán tiền số hoặc các tài sản kỹ thuật số khác, cũng như không bắt buộc loại thông tin mà các công ty phải tiết lộ trong phần tiết lộ chú thích của họ.
Điều này có nghĩa là các công ty ghi lại tài sản kỹ thuật số trên bảng cân đối kế toán của họ theo nguyên giá, trừ đi giá trị giảm trong kỳ. Kết quả là các công ty chỉ có thể ghi nhận mức giảm giá, tức là lỗ, dù đó chỉ là lỗ trên giấy tờ
Tỉ phú Elon Musk chính thức ngừng mua Twitter CEO Tesla Elon Musk vừa ra thông báo nói rằng ông không còn theo đuổi thỏa thuận mua lại Twitter với giá 44 tỉ USD nữa. Theo Digitaltrends, ông Musk bắt đầu nói về ý định mua Twitter vào đầu năm nay trước khi đạt được thỏa thuận mua mạng xã hội này vào tháng 4 với giá khoảng 44 tỉ USD. Nhưng...