Tesla không phải Apple của ngành ô tô
Bài viết trên Business Insider chỉ ra sự khác biệt trong hướng đi của hai “ông lớn” công nghệ và cho rằng Elon Musk giống hình mẫu của Henry Ford hơn nhà sáng lập Apple.
Tesla đang đi theo hướng hoàn toàn khác Apple
Những năm qua có nhiều ý kiến so sánh Tesla với Apple, Elon Musk với Steve Jobs. Khi cựu CEO Apple từ trần năm 2011, khoảng trống mà ông để lại trong thế giới công nghệ tưởng như không ai có thể lấp đầy. Vào thời điểm đó, hãng xe Tesla chuẩn bị tung ra mẫu Model S đầu tiên, vô tình khiến Elon Musk bị đặt vào vị trí người kế thừa Jobs trong vai trò nhà viễn kiến công nghệ của nước Mỹ.
Tesla là sản phẩm của Thung lũng Sillicon. Cách nay một thế kỷ, bộ ba thống trị ngành công nghiệp ô tô Mỹ là General Motors, Ford và Chrysler, nhưng kể từ khi Tesla bước vào cuộc chơi, những chiếc xe điện của hãng được ví như phiên bản thế kỷ 21 của cuộc cách mạng máy tính cá nhân mà Apple từng dẫn đầu trong thập niên 1980. Dẫu vậy, Musk không mặn mà với ý tưởng là người nối gót Jobs.
Thay vào đó, Henry Ford mới là hình mẫu Elon Musk đang vươn tới.
Henry Ford – cha đẻ ngành ô tô hiện đại là người tiên phong áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp để chế tạo dòng xe giá rẻ Model T, cắt giảm thời gian sản xuất xuống còn 90 phút, khiến Model T trở thành chiếc xe thành công nhất thời điểm bấy giờ.
Ford cũng tạo ra mô hình “liên kết dọc” trong sản xuất, đặt nhà máy ở sông Rouge, bang Michigan nhằm tổng hợp nguyên liệu thô và linh kiện lắp ráp ô tô. Có một thời những toa tàu chở đầy quặng sắt sẽ chạy vào một đầu của cơ sở, và ô tô lắp ráp xong sẽ được xuất ra ở đầu kia.
Elon Musk bị ám ảnh bởi di sản của nhà máy nổi tiếng này, một phần vì ngành kinh doanh xe hơi toàn cầu đã từ bỏ mô hình liên kết dọc trong những năm 1980. Toyota phát triển một hệ thống sản xuất mới nhằm giảm lượng hàng tồn kho, cho phép các nhà sản xuất ô tô tăng giảm sản xuất tùy thuộc nhu cầu của người tiêu dùng. Kết hợp với chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển rộng khắp, một quy trình sản xuất mới đã thay thế mô hình liên kết dọc trước đó.
Nhưng Elon Musk lại muốn Tesla đẩy mạnh sản xuất lặp lại, tự động hóa, vì thế Musk cần phải kiểm soát từng thứ được đưa vào mỗi chiếc xe Tesla, từ pin, ghế ngồi, phần mềm, kính chắn gió cho đến cảm biến tự lái và các thành phần khung gầm.
Cách tiếp cận này cho thấy Tesla đang làm ngược lại những gì Apple đã làm. Apple đầu tư vào trải nghiệm người dùng, thiết lập cái gọi là hệ sinh thái iOS, nhưng về bản chất Apple là một công ty thiết kế phần mềm và tiếp thị, chỉ nắm giữ tài sản trí tuệ và tỷ suất lợi nhuận đáng kinh ngạc chứ không chuyên về sản xuất. Hàng triệu chiếc iPhone được lắp rắp nhờ các nhà máy đối tác ở châu Á, đó là minh chứng cho tài năng quản lý chuỗi cung ứng của CEO Tim Cook, cũng là con đường mà Apple đang đi theo thời hậu Steve Jobs.
Còn Tesla lại có xu hướng sản xuất tất cả mọi thứ dùng trong xe hơi của mình. Musk thường xuyên phàn nàn tiến độ của công ty bị chậm lại do nhà cung cấp, nhưng ông vẫn bướng bỉnh tuân theo kế hoạch của riêng mình đến mức công khai chỉ trích hệ thống sản xuất Toyota. Ông cho rằng Tesla có thể làm tốt hơn nữa với nhà máy đầy robot làm việc thay cho con người. Ông mơ về những chiếc ô tô được sản xuất nhanh như Coca Cola đóng chai trượt trên dây chuyền lắp ráp tự động. Tesla đang chế tạo các tế bào pin lithium – ion nhằm hướng tới sự cách tân này. Thế nhưng Tesla cũng từng “vỡ mộng” vì thất bại trong việc tự động hóa dây chuyền lắp ráp cho mẫu sedan Model 3 hồi năm 2017, cuối cùng phải dùng đến dây chuyền sản xuất tạm thời như thời Henry Ford dưới một chiếc lều trong bãi đậu xe.
Video đang HOT
Các đối thủ của Tesla vẫn muốn bắt chước mô hình của Apple để sản xuất một chiếc xe thành công như iPhone trong lĩnh vực điện thoại. Doanh nhân Henrik Fisker đã nhấn mạnh rằng công ty Fisker Inc. của ông đang theo đuổi cách tiếp cận “asset – light” (mô hình công ty sở hữu ít tài sản cố định), hợp tác với Magna International của Canada để chế tạo chiếc xe hơi Ocean SUV vào năm 2022. Bên cạnh đó, Fisker Inc. còn hợp tác với nhà sản xuất iPhone Foxconn cho một dự án có tên là “Project PEAR” năm 2023. Ngành công nghiệp ô tô truyền thống đang thay đổi. General Motors đầu tư 27 tỉ USD tung ra 30 chiếc xe điện vào năm 2025. Cả hai công ty đều chuyển đổi các nhà máy hiện có sang sản xuất xe điện, hợp tác với nhà cung cấp pin LG Chem để xây dựng nhà máy mới ở Ohio. Như vậy General Motors đang hướng tới mục tiêu là asset – medium, Fisker theo hướng asset – light, Tesla chọn asset – heavy (mô hình công ty sở hữu nhiều tài sản cố định để tạo lợi nhuận).
Mỗi hệ thống đều có hướng đi hợp lý để giành chiến thắng. General Motors hiểu việc mình làm. Tesla có thể cắt giảm lượng thời gian vận hành các nhà máy sản xuất ô tô. Fisker có thể nhanh chóng thiết lập một thương hiệu vận tải mới, hoàn thành trong hai năm những gì Tesla cần hai thập kỷ mới đạt được. Bản thân Apple cũng đang gia nhập thị trường ô tô, tìm cách làm theo mô hình của riêng mình với dự án xe điện Project Titan. Nhưng có một điều chắc chắn: Tesla hoàn toàn không phải Apple trong ngành ô tô. Đã đến lúc rút lại phép so sánh đó, một lần và mãi mãi.
Chiến tranh lạnh Apple - Facebook
Apple và Facebook đang "chiến tranh lạnh" do đối lập về chính sách sử dụng dữ liệu người dùng.
Mâu thuẫn bùng lên khi Apple tuyên bố người dùng có quyền cho phép ứng dụng theo dõi hoạt động cá nhân hay không. Facebook, công ty kiếm tiền từ việc thu thập dữ liệu này, đã đăng quảng cáo khổ lớn trên các tờ báo nổi tiếng nhằm lên án động thái của Táo khuyết.
Trong phát biểu gần đây, CEO Tim Cook tiếp tục chỉ trích các công ty có tham vọng thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt và cảnh báo về những hậu quả khôn lường.
Hai gã khổng lồ công nghệ có mô hình kinh doanh khác nhau, nhưng đều đặt cược toàn bộ vào lĩnh vực của mình. Vì vậy, khó có khả năng một bên chịu lùi bước. Trong khi đó, vấn đề quyền riêng tư ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Dữ liệu người dùng là vấn đề trọng tâm trong cuộc chiến giữa Apple và Facebook.
Vào tháng 1, người dùng WhatsApp tức giận "dọn nhà" sang những phần mềm nhắn tin mã hóa khác khi Facebook ép họ chia sẻ dữ liệu cá nhân nếu muốn tiếp tục sử dụng. Cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia cũng bắt đầu đưa ra quy định chặt chẽ hơn về quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
Tất cả điều này khiến cho những công ty còn đứng ngoài cuộc chiến phải đưa ra lựa chọn: bên thu thập, khai thác dữ liệu người dùng hay phe tôn trọng và bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng.
Vậy làm thế nào để một công ty có được sự tin tưởng của người dùng trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu?
Thay đổi cách công bố chính sách quyền riêng tư
Công ty thu thập và chia sẻ dữ liệu cần thông báo chính sách bảo mật một cách minh bạch, để người dùng có thể dễ dàng hiểu. Điều này có vẻ đơn giản, tuy nhiên, hiện tại các bản thỏa thuận và quy định thường dài, chi chít thuật ngữ pháp lý, khiến người dùng chỉ cuộn qua mà không để ý nội dung bên trong.
Một chính sách bảo mật dễ hiểu phải nêu rõ dữ liệu nào mà công ty sẽ thu thập và những gì thuộc về người dùng. Nó phải rõ ràng, không có biệt ngữ và có thể hiểu mà không cần từ điển.
Ứng dụng chăm sóc sức khỏe phụ nữ Clue làm tốt điều này. Nhà phát triển đã phác thảo chính xác dữ liệu mà họ thu thập từ người dùng và lý do. Đặc biệt, khi người dùng chia sẻ những dữ liệu nhạy cảm như thông tin sức khỏe, thì sự minh bạch này sẽ tạo niềm tin rất lớn.
Các công ty cần trình bày chính sách quyền riêng tư một cách dễ hiểu hơn.
Theo nghiên cứu của Cisco, trong năm 2020, 91% các công ty thực hiện tốt chính sách bảo mật - bao gồm cả sự minh bạch - đã nhận được niềm tin và cam kết gắn bó lâu dài của người dùng.
Một lợi ích khác của chính sách bảo mật thân thiện với người dùng là giúp các nhà lãnh đạo công ty dễ đưa ra quyết định khi thay đổi quy định về quyền riêng tư. Nếu bản thân họ không thể công khai việc sử dụng dữ liệu của người dùng thì có lẽ đã đến lúc cần xem xét lại.
Đưa ra chỉ dẫn về bảo mật dữ liệu
Công ty nên cung cấp chỉ dẫn về quyền riêng tư, giúp người dùng hiểu các tình huống thu thập dữ liệu và quyết định có đồng ý chia sẻ hay không.
Có một quan niệm sai lầm rằng Facebook đang bị giám sát trong việc sử dụng dữ liệu của người dùng để quảng cáo. Thực tế là do trước đây công ty không cung cấp cho người dùng bất kỳ chỉ dẫn nào.
Việc thu thập hàng loạt dữ liệu mà không có lời giải thích về cách thức hoặc lý do đã làm tổn hại lòng tin của người dùng đối với mạng xã hội này.
Chỉ dẫn chi tiết sẽ giúp cho người dùng hiểu được tình huống sử dụng dữ liệu, từ đó quyết định thông tin nào có thể thoải mái chia sẻ. Ví dụ, thay vì đề cập một cách trừu tượng và phức tạp, công ty chỉ cần thông báo cho người dùng biết những gì họ không làm với dữ liệu.
Cần có những mô tả rõ ràng về cách thức thu thập dữ liệu.
Signal thực hiện điều đó bằng khẳng định: "không bán, cho thuê, kiếm tiền từ dữ liệu hoặc nội dung cá nhân của bạn theo bất kỳ cách nào".
Bảng chỉ dẫn quyền riêng tư tốt cũng công khai những đối tác mà công ty chia sẻ dữ liệu và lý do của việc này. Twilio thông báo họ chia sẻ một số dữ liệu người dùng với các công ty khác để cải thiện chất lượng cuộc gọi.
Các nguyên tắc rõ ràng như vậy xây dựng lòng tin của người dùng và thuyết phục họ chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm khác kém minh bạch hơn trong việc sử dụng dữ liệu.
Xem quyền riêng tư dữ liệu là một phần của văn hóa doanh nghiệp
Các công ty nên thường xuyên thông báo về việc thực hiện bảo mật dữ liệu người dùng. Về phần nội bộ, lãnh đạo doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên tôn trọng và bảo vệ thông tin khách hàng.
Một trong những biện pháp hay là thưởng cho nhân viên hoặc nhóm làm tốt công việc nhưng ít sử dụng dữ liệu người tiêu dùng nhất; mời họ chia sẻ cách thức thực hiện tại các cuộc họp chung. Công ty cũng cần mã hóa các dữ liệu nhạy cảm và có biện pháp ngăn ngừa rủi ro rò rỉ.
Những thay đổi này thúc đẩy một nền văn hóa doanh nghiệp ít phụ thuộc vào truy cập dữ liệu và khuyến khích sự sáng tạo.
Cuối cùng, doanh nghiệp nên chọn những người điều hành có tư tưởng ủng hộ quyền riêng tư và tuân thủ chính sách bảo mật của công ty.
Cuộc chiến giữa Apple và Facebook đặt ra câu hỏi về việc thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng hiện nay. Đã đến lúc tất cả các công ty nên chọn một bên.
Theo Venturebeat , trong những năm tới, người dùng sẽ tìm đến các công ty tôn trọng, bảo vệ dữ liệu của họ. Những doanh nghiệp minh bạch và khuyến khích bảo mật dữ liệu nội bộ sẽ thu hút được nhiều người dùng tin tưởng và gắn bó dài lâu.
Giàu nhất thế giới, nhưng Apple không tìm được hãng ô tô nào muốn hợp tác với mình Giờ nhiều khả năng họ sẽ buộc phải làm theo cách cũ, hợp tác với các hãng gia công để sản xuất ô tô cho mình. Thật tội nghiệp Apple. Công ty giá trị nhất thế giới nhưng lại không thể được nhà sản xuất ô tô nào để hiện thực hóa giấc mơ xe điện tự hành của mình. Sau khi cuộc...