Teo tinh hoàn – Nguy cơ gây hiếm muộn
Tinh hoàn là bộ phận tập trung những tế bào mầm cơ bản có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng và tế bào Leydig (có nhiệm vụ sản xuất hormon testosterone) quyết định giới tính..
Tinh hoàn là bộ phận tập trung những tế bào mầm cơ bản có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng và tế bào Leydig (có nhiệm vụ sản xuất hormon testosterone) quyết định giới tính, khả năng sinh sản của nam giới. Teo tinh hoàn là căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến khả năng tình dục, tỷ lệ hiếm muộn cao, tuy nhiên vẫn còn cơ hội nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây teo tinh hoàn: Do tuổi tác, tinh hoàn bị tổn thương, tác dụng của phóng xạ hay hóa chất. Do dùng các thuốc có chứa chất corticosteroid và một số thuốc hóa trị. Do cơ thể bị các virut tấn công như virut quai bị, HIV… Do máu không thể lưu thông đến tinh hoàn một cách bình thường. Do bị giãn mạch thừng tinh…
Teo tinh hoàn ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào? Teo tinh hoàn gây ảnh hưởng đến một hoặc cả hai loại tế bào mầm cơ bản ở tinh hoàn, là nguyên nhân làm giảm khả năng tình dục và gây hiếm muộn. Ngoài ra, teo tinh hoàn còn ảnh hưởng đến cơ bắp và xương, làm cho cơ thể tăng cân, thay đổi tính tình…
Video đang HOT
Điều trị teo tinh hoàn cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, với các trường hợp teo tinh hoàn, các bác sĩ chuyên khoa có thể dùng thuốc kích tinh hoàn to lên, sau đó tiếp tục quá trình kích để tinh hoàn sinh tinh trùng, nuôi dưỡng tinh trùng đủ số lượng và chất lượng để có thể thụ tinh…
Lưu ý, điều trị hiếm muộn do teo tinh hoàn là chặng đường dài đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và hợp tác tốt với bác sĩ. Khi bị teo tinh hoàn, chế độ ăn uống không giúp ích được người bệnh, quan niệm “ăn gì bổ nấy”: ăn tinh hoàn dê, ngẩu pín bò… là không có tác dụng.
Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần chăm sóc bộ phận sinh dục. Cần để ý, phát hiện sớm các bất thường ở bộ phận sinh dục của con. Nếu thấy tinh hoàn không nằm đúng chỗ, tinh hoàn nhỏ hơn bình thường thì đưa con đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời… Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên quan sát những thay đổi của tinh hoàn. Không để tinh hoàn bị chấn thương. Đề phòng một số bệnh làm suy yếu đời sống tinh trùng. Khi trẻ bị quai bị, cần chăm sóc trẻ đúng cách để tránh những biến chứng viêm tinh hoàn khiến cho tinh hoàn bị teo dần… ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản khi đến tuổi trưởng thành.
Điều trị vô sinh cho người đột biến sinh học
Với kỹ thuật phân mô tinh hoàn tiên tiến, bác sĩ chữa thành công cho bệnh nhân không có tinh trùng do đột biến nhiễm sắc thể.
Anh Vũ, 25 tuổi, đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khám do nhiều năm kết hôn vẫn chưa có con.
Bác sĩ Đinh Hữu Việt kiểm tra tinh dịch đồ, phát hiện bệnh nhân không có tinh trùng, tinh hoàn nhỏ, nghi ngờ bệnh nhân bị đột biến gene. Kết quả xét nghiệm nhiễm sắc thể cho thấy bệnh nhân bị đột biến nhiễm sắc thể Klinefelter. Đây là một rối loạn di truyền ở nam giới. Người bệnh có một cặp nhiễm sắc thể giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X.
Bác sĩ Việt cho biết Klinefelter là hội chứng hiếm gặp, xảy ra ngẫu nhiên ngay từ khi hình thành giao tử. Cứ khoảng 1.000 người vô sinh thì có một người mắc hội chứng này.
Bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tinh hoàn, dẫn đến nhỏ hơn tinh hoàn bình thường, có thể dẫn đến sản xuất testosterone thấp hơn. Không phải ai cũng có các dấu hiệu và triệu chứng giống nhau. Hầu hết những người đàn ông mắc hội chứng Klinefelter sản xuất ít hoặc không có tinh trùng.
Bác sĩ phẫu thuật tìm bắt tinh trùng cho bệnh nhân. Ảnh: Fertility Proregistry
Sau khi nhận kết quả nhiễm sắc thể, anh Vũ thất vọng, tưởng rằng mình không thể làm bố. Tuy nhiên theo bác sĩ Việt, có nhiều cách để tìm tinh trùng cho bệnh nhân.
Hiện nay, một số kỹ thuật được áp dụng để tìm tinh trùng như kỹ thuật PESA, kỹ thuật MESA (chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da cho các bệnh nhân vô tinh do tắc ống dẫn tinh). Kỹ thuật thứ ba sâu hơn là TESE, phân mô tinh hoàn để tìm tinh trùng.
Theo bác sĩ Việt, khi tìm tinh trùng trên những mẫu mô nhỏ, việc lọc tách rất khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ. Kỹ thuật TESE đôi khi chỉ có thể tìm được một vài tinh trùng hoặc vài chục con vừa đủ để làm ống nghiệm. Hơn nữa, nhóm bệnh nhân bất thường về gene, nhiễm sắc thể, dừng sinh tinh nửa chừng, tỷ lệ tìm thấy tinh trùng thấp hơn.
Bác sĩ Việt đã dùng kỹ thuật Micro TESE - phân mô tinh hoàn để tìm tinh trùng cho bệnh nhân. Đây là kỹ thuật mới tại Việt Nam, được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng cho những bệnh nhân vô tinh. Micro TESE là biện pháp can thiệp sâu, bác sĩ phóng đại tinh hoàn để tìm từng con tinh trùng. Bác sĩ phải căn đo chuẩn, sao cho tinh trùng lấy ra vừa đủ, không lấy quá nhiều mô gây tổn thương tinh hoàn.
May mắn, cuối cùng bác sĩ tìm bắt được tinh trùng cho anh Vũ. Ngày 25/12, tinh trùng đã được đưa vào tử cung của người vợ để thụ thai.
* Tên bệnh nhân được thay đổi.
Thúy Quỳnh
Mặc cảm của người đàn ông vô sinh Cưới hơn 2 năm chưa có tin vui, khi vợ đề nghị gặp bác sĩ nam khoa, anh Tú 30 tuổi gạt phắt vì "có bệnh gì mà chữa". Từng theo gợi ý của mẹ, đi thầy thuốc Đông y vài lần không hiệu quả, anh Tú càng nản. Mong có con nhưng anh Tú không muốn tiếp tục chạy chữa, cũng chưa...