Tencent thu lại 26 tỷ USD khi các doanh nghiệp Mỹ không phải “nghỉ chơi” với WeChat
Việc các quan chức Nhà Trắng nói rằng các doanh nghiệp nước này vẫn có thể sử dụng ứng dụng WeChat của Tencent giúp cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc phục hồi 26 tỷ USD.
Tencent vừa có cú tăng mạnh nhất 2 tuần sau khi các quan chức Nhà Trắng lên tiếng trấn an các doanh nghiệp Mỹ rằng họ sẽ không phải ngừng làm ăn với WeChat. Việc làm rõ giới hạn của lệnh cấm của ông Trump, vốn không tệ như người ta lo sợ, đã giúp cổ phiếu của Tencent tăng mạnh.
Trong phiên giao dịch ngày 24/8 tại Hồng Kông, cổ phiếu Tencent, công ty mẹ WeChat, đã tăng 4,2%. Việc các công ty Mỹ được trấn an, bao gồm cả Apple, về việc làm ăn với WeChat là động lực tăng trưởng chính của Tencent. Việc cấm ứng dụng này trên các sản phẩm của doanh nghiệp Mỹ từng được xem là đòn đánh mạnh vào cả 2 phía.
Theo Bloomberg, những ngày gần đây, các quan chức cấp cao của Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã liên hệ với các công ty và nhận ra rằng tác động của lện cấm hoàn toàn ứng dụng WeChat có thể là một sự tàn phá đối với công nghệ, bán lẻ, trò chơi, viễn thông và các ngành công nghiệp khác của Mỹ.
Trước đó, ban lãnh đạo của WeChat đã cố trấn an các nhà đầu tư rằng lệnh cấm mà ông Trump ký vào ngày 6/8 chỉ có thể được áp dụng với các hoạt động của nước ngoài ở WeChat. Lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh Nhà Trắng đang nỗ lực hạn chế sự bùng nổ của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Hai nạn nhân khác là Huawei Technologies Co. và chủ sở hữu TikTok ByteDance Ltd.
Tác động của lệnh cấm đã khiến 66 tỷ USD bị thổi bay khỏi giá trị vốn hóa Tencent. Tuy nhiên, tính cả cú tăng trong phiên giao dịch đầu tuần, giá trị vốn hóa của Tencent chỉ còn thấp hơn 20 tỷ USD so với trước thời điểm lệnh cấm của ông Trump được công bố.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, việc Nhà Trắng đưa ra phạm vi của lệnh cấm có thể bắt nguồn từ hoạt động vận động hành lang quyết liệt của các doanh nghiệp Mỹ như Walmart, General Motors, Best Buy và Target. Họ đã góp phần làm nổi bật lên tính “không thể thiếu” của WeChat trong việc tiếp cận người tiêu dùng ở quốc gia hơn 1 tỷ dân.
Tầm ảnh hưởng 'không tưởng' của Tencent bên ngoài Trung Quốc
Tencent là doanh nghiệp châu Á đầu tiên có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 510,7 tỉ USD trong năm 2017, đuổi sát Facebook và Amazon vào thời điểm đó.
WeChat có hơn 1 tỉ người dùng toàn cầu
Theo BBC, trẻ em ở Trung Quốc quá quen thuộc với biểu tượng chim cánh cụt dễ thương của Tencent, giống như việc thương hiệu McDonalds phổ biến với trẻ em phương Tây. Tencent khiến nhiều công ty Trung Quốc khác phải ghen tị.
Nhiều người ở phương Tây chưa từng nghe về thương hiệu này, nhưng không có nghĩa nó không liên quan đến họ. Thực tế, Tencent sở hữu nhiều trò chơi, đầu tư vào nhiều loại hình kinh doanh, âm nhạc và phim ảnh vốn đang phổ biến trong văn hóa phương Tây.
Giống như Alphabet, Tencent có hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, nhưng điều khiến người dùng liên tưởng đến Tencent đầu tiên gần như sẽ là WeChat, dịch vụ nhắn tin. WeChat có hơn 1 tỉ người sử dụng trên toàn thế giới và ở Trung Quốc thì nó được gọi là Weixin.
WeChat không chỉ dừng lại ở nhắn tin. Nó giống với một hệ điều hành riêng biệt hơn: như cách bạn dùng Android và iOS cho nhiều tác vụ khác nhau gồm đọc tin tức, thanh toán hóa đơn, đặt hàng, đặt thức ăn và điều hành doanh nghiệp nhỏ. Tencent chưa tiết lộ mức lợi nhuận thực tế mà WeChat mang lại, nhưng rõ ràng công ty này đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhờ nó.
Giáo sư Alan Woodward, chuyên gia an ninh mạng từ Đại học Surrey (Anh), chỉ ra rằng WeChat lưu dữ liệu của người dùng quốc tế trên các máy chủ bên ngoài Trung Quốc - nghĩa là về lý thuyết, dữ liệu này được bảo vệ tốt hơn khỏi sự giám sát của chính phủ nước này.
Tencent có hệ sinh thái sản phẩm đa dạng
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng chính sách bảo mật của WeChat công khai tuyên bố sẽ "tuân thủ bất kỳ yêu cầu pháp lý nào từ các cơ quan nhà nước (ám chỉ Trung Quốc) để giao dữ liệu có trong máy chủ của dịch vụ".
Trong báo cáo quý đầu năm 2020, doanh thu của Tencent vào khoảng 15,2 tỉ USD - tăng 26% cùng kỳ năm trước mặc cho Covid-19 đang hoành hành. Doanh thu của Alphabet trong cùng kỳ là khoảng 41,2 tỉ USD.
Theo thông tin hiển thị trên trang web Crunchbase, Tencent có 479 khoản đầu tư với tổng số vốn bỏ ra lên đến 6,6 tỉ USD. Hãy điểm qua một số ít trong danh sách đó.
Trò chơi
Tencent là nhà phát hành trò chơi lớn nhất thế giới. Công ty sở hữu cổ phần trong hai tựa trò chơi nổi tiếng là Fortnite và PlayerUnknown's Battlegrounds (PubG). Họ có trong tay 40% cổ phần của studio Fortnite, Epic games và giấy phép kinh doanh PubG - dù đã thất bại trong việc phân phối trò này ở Trung Quốc.
Công ty cũng sở hữu hãng phát hành trò chơi có trụ sở ở Mỹ Riot Games khá nổi tiếng với Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends). Ngoài ra, Tencent còn đầu tư vào 16 công ty trò chơi khác ngoài lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm cả Ubisoft và Discord.
Âm nhạc và điện ảnh
Công ty thậm chí còn đầu tư vào thị trường âm nhạc và điện ảnh của các nước phương Tây. Họ vừa hoàn thành một thỏa thuận nhận 10% cổ phần của Universal Music, hãng thu âm mà nhiều nghệ sĩ lớn góp mặt, tiêu biểu trong số đó là Lady Gaga, Taylor Swift, Drake và Kendrick Lamar.
Thêm vào đó, Tencent tự xây dựng bộ phận âm nhạc riêng là Tencent Music Entertainment (TME). Trong một thương vụ hoán đổi cổ phiếu cách đây 3 năm, công ty đã nắm được 7,5% cổ phần của Spotify. Ngược lại, Spotify thu về 9,5% cổ phần của Tencent.
Tencent Pictures, công ty sản xuất phim của Tencent, đã tham gia vào nhiều dự án phim Hollywood, gồm Terminator: Dark Fate (2019), Wonder Woman (2017) và sắp tới là series Top Gun: Maverick.
Không dừng lại ở đó, Tencent còn sở hữu 5% cổ phần của thương hiệu ô tô điện Tesla.
Đế chế toàn cầu của Tencent Tencent sở hữu cổ phần của rất nhiều công ty Mỹ, như Tesla, Spotify, Snapchat; mạng xã hội WeChat của họ thu hút được cả một quốc gia sử dụng. Với 1,2 tỷ người dùng tại quê nhà, WeChat đã trở thành phương tiện chính của người dân Trung Quốc để giao tiếp, mua sắm và thanh toán. Sự kết hợp các dịch...