Tencent giúp các công ty Nhật Bản tham gia metaverse
Tập đoàn internet Trung Quốc Tencent Holdings đã tung ra một chuỗi dịch vụ hỗ trợ các công ty Nhật Bản tham gia việc kinh doanh liên quan đến siêu vũ trụ ảo metaverse.
Theo Nikkei, trong sự kiện trực tuyến hôm 25.1, đơn vị điện toán đám mây của Tencent cho biết sẽ bắt đầu cung cấp người ảo, là những hình đại diện (avatar) có khả năng nói tiếng Nhật và có thể đóng vai trò như nhân viên cửa hàng trên một trang thương mại điện tử. Hãng công nghệ Trung Quốc cũng giới thiệu dịch vụ kết xuất để tạo mô hình ảo của các địa điểm thực có thể được sử dụng cho trò chơi, dịch vụ du lịch trực tuyến, dịch vụ quảng cáo thực tế tăng cường (AR) và bảng hiệu 3D.
Các dịch vụ về hình đại diện và mô hình địa điểm thực của Tencent
Ông Jiannan Zhao, phó chủ tịch thương mại của Tencent Cloud International, cho biết các dịch vụ nêu trên lần đầu tiên được giới thiệu bên ngoài Trung Quốc. “Metaverse sẽ đánh dấu sự xuất hiện của một lĩnh vực kỹ thuật mới. Chúng tôi cũng nhận thấy ở thị trường Nhật Bản, nhiều công ty tiên phong trong ngành giải trí đã bắt đầu tạo ra nội dung AR và VR (thực tế ảo). Tencent Cloud hy vọng sẽ sử dụng công nghệ và kinh nghiệm nội dung tích lũy trong nhiều năm để hỗ trợ khách hàng tham gia metaverse nhanh chóng, thuận tiện”, ông Zhao nói.
Động thái mới của Tencent nhấn mạnh tính cạnh tranh ngày càng tăng nhằm thu hút sự quan tâm đối với metaverse. Những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ như Meta và Microsoft đều nhấn mạnh sẽ tập trung đầu tư vào lĩnh vực này.
Video đang HOT
Các công ty và công ty khởi nghiệp lớn ở Nhật Bản, thị trường game lớn thứ hai châu Á sau Trung Quốc, cũng xâm nhập vào metaverse. Tháng 11.2021, nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu Nhật Bản NTT Docomo đã đầu tư 6,5 tỉ yen (khoảng 57 triệu USD) vào Hikky, công ty khởi nghiệp chuyên tổ chức hội nghị VR và buổi hòa nhạc. Aww, công ty khởi nghiệp khác của Nhật Bản, đã phát triển một hình mẫu phụ nữ ảo với hàng trăm nghìn người theo dõi trên mạng xã hội.
Được biết, Tencent đã xây dựng hai trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản và đang thu hút khách hàng doanh nghiệp trong ngành công nghiệp trò chơi, thương mại điện tử. Gã khổng lồ internet Trung Quốc quyết định mở rộng dịch vụ, đánh giá rằng hoạt động kinh doanh đám mây của họ có thể giúp khách hàng tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Ông Zhao cho biết Tencent có kế hoạch thuê thêm nhân viên tại Nhật Bản trong năm nay.
Tại Trung Quốc, Tencent bắt đầu triển khai dịch vụ liên quan đến metaverse vào mùa thu năm ngoái. Chính quyền địa phương và các công ty bảo hiểm lớn của Trung Quốc đã sử dụng dịch vụ này, hỗ trợ xây dựng không gian để tham quan ảo và phát triển hệ thống dịch vụ khách hàng sử dụng ảnh đại diện.
Thất bại của Roblox, Epic Games ở Trung Quốc dẫn đến một 'metaverse' bị chia cắt
Vấp ngã gần đây của nhà sản xuất trò chơi điện tử Mỹ Roblox và Epic Games ở Trung Quốc cho thấy nước này sẽ không mở cửa cơ hội xây dựng metaverse cho các công ty nước ngoài.
Cả Roblox và Epic Games đều đã tham gia vào việc tạo ra metaverse, không gian siêu vũ trụ ảo nơi người dùng có thể nhập vai, tương tác và giao dịch với nhau, như một phần cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của mình.
Trong bản cáo bạch để niêm yết tại New York hồi tháng 3.2021, Roblox hy vọng cao về tăng trưởng ở Trung Quốc, nhưng bản trình bày với nhà đầu tư hồi tuần trước cho thấy chỉ một vài trong số 47,3 triệu người dùng hoạt động hằng ngày của công ty đang ở đại lục, thị trường trò chơi điện tử lớn nhất thế giới. Mặc dù ra mắt cách nay bốn tháng tại Trung Quốc thông qua mối quan hệ hợp tác với gã khổng lồ địa phương Tencent Holdings, nhưng vẫn ít game thủ trong nước biết đến Roblox.
Thanh thiếu niên chơi game tại một quán cà phê internet ở Phụ Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc
Theo South China Morning Post, Epic Games trong tháng này thông báo sẽ rút trò chơi đình đám Fortnite ra khỏi đại lục sau khi đối tác địa phương Tencent không xin được giấy phép kinh doanh từ các cơ quan quản lý. Công ty đã tung ra phiên bản thử nghiệm của trò chơi bom tấn sinh tồn từ năm 2018, nhưng cuối cùng vẫn không thể đảm bảo được sự chấp thuận của chính phủ để tính phí người chơi đối với sản phẩm hàng hóa trong trò chơi.
Tuần trước, Giám đốc điều hành Epic Games Tim Sweeney nói với CNN rằng căng thẳng địa chính trị là một trong những yếu tố đằng sau quyết định việc rút Fortnite khỏi Trung Quốc. "Luôn có nhiều điều không chắc chắn về tương lai của mối quan hệ Mỹ - Trung, và thật không may nó đã trở nên căng thẳng hơn trong vài năm qua. Chúng tôi không thấy khả năng thực tế để nhận được sự chấp thuận ra mắt ở Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi đã từ bỏ, nhưng tôi nghĩ đó là một nỗ lực tốt", Tim Sweeney nói.
Thất bại mới nhất của Roblox và Epic cho thấy bất kỳ hoạt động nào trong tương lai liên quan đến metaverse ở Trung Quốc đều có thể trở thành giới hạn đối với các hãng công nghệ nước ngoài, cho dù họ sẵn sàng tuân thủ quy định nghiêm ngặt của chính quyền Bắc Kinh.
"Mạng internet hiện tại bị chia cắt giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, nên hoàn toàn có khả năng metaverse cũng sẽ bị chia cắt như thế", Matthew Kanterman, nhà phân tích cấp cao của Bloomberg Intelligence, nói.
Tường lửa Vĩ đại (Great Firewall) của Trung Quốc chặn nhiều trang web và nền tảng internet phổ biến của nước ngoài. Hơn nữa, các nền tảng và trải nghiệm mạng xã hội phổ biến bên ngoài thường không tạo được tiếng vang ở đại lục, và ngược lại. "Sự phát triển song song giữa thị trường Trung Quốc và không phải Trung Quốc có nghĩa là mọi thứ có thể sẽ đi theo những con đường rất khác nhau", ông Kanterman nói.
Khi khái niệm metaverse bắt đầu có sức hút mạnh mẽ trên khắp thế giới, những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bao gồm Tencent, NetEase và Bilibili gần đây đã không thể đứng yên, nói rằng họ đã chuẩn bị để phát triển metaverse. Cổ phiếu liên quan đến metaverse ở nước này cũng đang trên đà tăng giá, bất chấp cảnh báo liên tục từ phía các cơ quan quản lý và truyền thông nhà nước về rủi ro đầu cơ thị trường.
Giám đốc điều hành Roblox David Baszucki đầu tháng này cho biết công ty có "tầm nhìn xa" ở Trung Quốc và sẽ "cúi đầu" khi đối mặt với các quy định của Bắc Kinh. "Chúng tôi đã xây dựng khuôn khổ tuân thủ của riêng mình để cho phép chúng tôi tùy chỉnh cách Roblox hoạt động ở một quốc gia nhất định", Giám đốc kinh doanh của Roblox Craig Donato nói.
Theo ông Daniel Ahmad, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn kinh doanh trò chơi Niko Partners, bất chấp những nỗ lực nêu trên, hoạt động kinh doanh của Roblox tại Trung Quốc vẫn bị cản trở bởi nhiều rủi ro. Một trong số đó là giới hạn chỉ cho phép chơi game 3 giờ/tuần dành cho trẻ em, theo quy định mới được đưa ra vào tháng 8.2021. Một yếu tố khác là yêu cầu nghiêm ngặt của chính phủ đối với nội dung do người dùng tạo ra, vì hầu hết trò chơi trên Roblox đều do người dùng sáng tạo. "Rõ ràng là khía cạnh trò chơi của Roblox vẫn chưa phát triển ở Trung Quốc", ông Ahmad nhận xét.
Serkan Toto, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Kantan Games, cũng nói rằng Roblox phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn ở Trung Quốc. "Nền tảng này chủ yếu nhắm vào người chơi trẻ tuổi. Tôi không thấy có cách nào để có thể xây dựng một doanh nghiệp có ý nghĩa ở Trung Quốc sau khi chính phủ chỉ ra chính xác mục tiêu nhân khẩu học nhắm vào người trẻ tuổi để áp đặt các quy định đặc biệt nghiêm ngặt".
Trong khi đó, đối với trường hợp Epic Games, ông Toto tin rằng công ty đã "không còn gì để làm với Trung Quốc trong tương lai gần".
Tencent tuyên bố có nhiều công nghệ để xây dựng metaverse Công ty trò chơi lớn nhất thế giới và là nhà điều hành siêu ứng dụng WeChat của Trung Quốc, đã chính thức phá vỡ sự im lặng về khái niệm nóng "metaverse". Theo South China Morning Post, Chủ tịch Tencent Holdings Martin Lau cho biết công ty có rất nhiều công nghệ để phát triển thế hệ tiếp theo của internet. Họ...