Tencent bắt tay ‘anh hùng SARS’ chống dịch Covid-19
Tencent hợp tác cùng nhà nghiên cứu Zhong Nanshan, thành lập phòng thí nghiệm AI nhằm chống lại dịch Covid-19 và cảnh báo dịch bệnh trong tương lai.
Zhong Nanshan là nhà dịch tễ học và nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Trung Quốc. Ông phát hiện ra virus SARS năm 2003 và là nhân tố nòng cốt trong cuộc chiến chống đại dịch này. Sau khi hợp tác với Alibaba, Foxconn, ông tiếp tục hợp tác với Tencent, công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc trong nỗ lực ngăn sự hoành hành của nCoV.
“Anh hùng SARS” Zhong Nanshan hợp tác với các công ty công nghệ trong nỗ lực chống lại dịch Covid-19
Nhóm nghiên cứu do Zhong dẫn đầu sẽ cùng Tencent mở một phòng thí nghiệm, dùng AI để tìm hiểu virus. Về lâu dài, phòng thí nghiệm có thể sàng lọc, đưa ra cảnh báo sớm về dịch bệnh, các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp thông qua dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.
Phòng thí nghiệm sẽ thiết lập cơ chế sàng lọc kết nối các dịch vụ trực tuyến và ngoại tuyến để hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, hạn chế dịch bệnh bùng phát. AI được ứng dụng để cải thiện khả năng chẩn đoán các bệnh liên quan đến đường hô hấp thông qua dữ liệu y tế, dự đoán khả năng bùng phát của dịch bệnh trong tương lai.
Video đang HOT
Dữ liệu lớn và AI đang đóng vai trò lớn ở Trung Quốc trong cuộc chiến chống Covid-19. Các công ty công nghệ đua nhau tìm cách hạn chế dịch bệnh và tìm ra phương pháp điều trị mới.
Thông thường, một bác sĩ phải mất từ 5 đến 15 phút để phân tích các dấu hiệu lâm sàng của một bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm. Trong khi công nghệ mới của Alibaba có thể hoàn tất quá trình sàng lọc và nhận diện trong 20 giây, giảm áp lực quá tải cho bệnh viện.
Foxconn, công ty lắp ráp điện tử lớn nhất thế giới cũng mời Zhong về làm cố vấn cho họ trong phòng ngừa và phục hồi chức năng khi công ty bắt đầu mở cửa trở lại. Sự có mặt của “anh hùng SARS” sẽ giúp công ty kiểm soát cuộc khủng hoảng về sức khoẻ nhân sự, đảm bảo nhà máy của họ có thể tiếp tục hoạt động sau thời gian dài đình trệ do Covid-19.
Theo vnexpress
Trung Quốc giám sát người nhiễm virus corona bằng mã vạch màu trên điện thoại
Mức độ phân loại sức khỏe bằng mã vạch này được chia thành 3 màu: gồm đỏ, vàng và xanh. Nếu nhận được màu đỏ, người nhận sẽ được yêu cầu tự cách ly 14 ngày trong nhà.
Theo Reuters, chính phủ Trung Quốc đang hợp tác với Alibaba và Tencent (Đằng Tấn) để phát triển hệ thống theo dõi sức khỏe người dân thông qua mã vạch màu trên điện thoại di động, trong bối cảnh virus corona tiếp tục lan rộng.
Vào hôm 12/3 vừa qua, Alipay - ứng dụng thanh toán trực tuyến của Alibaba đã ra mắt một tính năng quét mã màu, tương tự như quét mã vạch QR, nhằm phân loại tình trạng sức khỏe của người dùng ở Hàng Châu.
Theo đó, người dùng Alipay tại Hàng Châu sẽ được yêu cầu điền vào đơn khai báo trực tuyến, trong đó nêu rõ lịch trình di chuyển gần nhất cùng mã số công dân. Những người này cũng được yêu cầu khai báo bất kỳ triệu chứng sức khỏe bất thường, chẳng hạn như ho hoặc sốt.
Sau khi điền đơn khai báo, người sử dụng sẽ nhận được một mã màu trên điện thoại phản ánh tình trạng sức khỏe của họ. Mức độ phân loại được chia thành 3 màu: gồm đỏ, vàng và xanh.
Alipay cho biết đang phối hợp với chính phủ Trung Quốc để có thể áp dụng hệ thống mã màu điện thoại này trên toàn quốc.
Khi nhận được màu xanh, điều này đồng nghĩa với việc người nhận được có thể đi lại tự do, trong khi đó người nhận được mã vạch màu vàng sẽ được yêu cầu ở nhà trong 7 ngày. Nếu nhận được màu đỏ, người nhận sẽ được yêu cầu tự cách ly 14 ngày và thường xuyên cập nhật hoạt động thông qua DingTalk - ứng trò chuyện tại nơi làm việc được phát triển bởi Alibaba.
Chủ Nhật vừa rồi (16/2), Alipay cho biết đang phối hợp với chính phủ Trung Quốc để có thể áp dụng hệ thống mã màu này trên toàn quốc.
Một nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt người đi bộ ở Quảng Châu, Trung Quốc để phát hiện trước những trường hợp có nguy cơ bị nhiễm virus corona
Được biết, Tencent cũng phát triển tính năng mã vạch màu tương tự trên ứng dụng WeChat của hãng. Hôm 15/2, Tencent cho biết hệ thống theo dõi này đang được triển khai tại Thâm Quyến và sẽ sớm được cập nhật cho người dân toàn tỉnh Quảng Đông.
Theo Sao Star
Trung Quốc: Ứng dụng văn phòng sập do quá nhiều người làm việc tại nhà tránh virus corona Đến văn phòng làm việc không được, ở nhà làm việc cũng không xong! Do dịch Corona đang bùng phát, nhiều nhân viên văn phòng tại Trung Quốc đã nhận chỉ thị không đến văn phòng và được phép làm việc tại nhà ít nhất đến ngày 10 tháng 2. Nhưng do có quá nhiều người làm việc tại nhà nên các ứng...