Tencent “bành trướng” với một loạt khoản đầu tư nước ngoài, sở hữu danh mục đầu tư sắp đạt tới giá trị của quỹ Vision
Được biết, Tencent có “chỗ ngồi” ở hơn 400 công ty, với việc 30% đến 40% các thương vụ đầu tư bên ngoài Trung Quốc.
Khoản đầu tư 150 triệu vào Reddit của Tencent là một thương vụ lớn đối với công ty có trụ sở tại San Francisco này. Nhưng đối với gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc, nó chỉ là 1 trong hơn 700 khoản đầu tư trên toàn thế giới. Theo một nguồn tin thân cận, Tencent có “chỗ ngồi” ở hơn 400 công ty, với việc 30% đến 40% các thương vụ đầu tư bên ngoài Trung Quốc.
Danh mục đầu tư của gã khổng lồ này lớn gấp đôi so với công ty đối thủ ở Trung Quốc là Alibaba và vẫn thấp hơn so với những “ông lớn” của Mỹ như Facebook hay Google. Hiện tại, Tencent cho biết sẽ không ngừng đầu tư, dù đã ký một thương vụ lớn kỷ lục vào năm 2018. Chủ tịch của công ty, Martin Lau, phát biểu: “Rất nhiều người hỏi rằng liệu chúng tôi có giảm quy mô đầu tư vào năm nay hay không. Tôi sẽ nói luôn, là chúng tôi sẽ không làm như thế.”
Các nhà phân tích và những nguồn tin thân cận với công ty này cho biết, động lực đầu tư của Tencent được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, từ việc xây dựng các nền tảng truyền thông xã hội và thanh toán của công ty, cho tới tham vọng mở rộng ra toàn cầu. Có thể thấy, các giám đốc điều hành của công ty rất thích đi “săn” những thương vụ như thế này. Bởi trước khi gia nhập Tencent, Martin Lau là một nhân viên M&A tại Goldman Sachs và James Mitchell, giám đốc chiến lược, cũng từng làm chuyên viên phân tích tại đây.
Martin Lau – chủ tịch của Tencent và Pony Ma – CEO của công ty.
Video đang HOT
Thay vì thực hiện những thương vụ lớn, Tencent chuộng việc mua cổ phần thiểu số trong các công ty sở hữu những sản phẩm có thể sử dụng trên các nền tảng WeChat và WeChat Pay. Một luật sư đã miêu tả quá trình này như “việc làm giàu thêm cho đế chế Tencent.”
Các mục tiêu của Tencent thường dễ chấp nhận bởi Tencent mang đến cho họ cơ hội tiếp cận hơn 1 tỷ người dùng. Để đạt được quy mô đó, họ cần có “gã khổng lồ” này hoặc công ty đối thủ là Alibaba ở Trung Quốc, đặc biệt là trong những lĩnh vực như thương mại điện tử. James Root, đối tác Hồng Kông của Bain & Co, cho biết: “Gần như không thể đạt được thành công trong ngành bán lẻ ở Trung Quốc mà không có Alibaba hay Tencent.”
Ở nước ngoài, Tencent nắm giữ cổ phần của những công ty nổi tiếng như Tesla, ứng dụng mạng xã hội Snap, nhà sản xuất trò chơi trên điện thoại di động của Phần Lan – Supercell, ứng dụng gọi xe Ola và Epic Games – nhà phát triển của Fortnite. Một nguồn tin thân cận cho biết Tencent muốn học hỏi từ những “ông lớn” có chiến lược tương tự như Google và Walmart.
Ngoài ra, công ty có trụ sở ở Thâm Quyến này còn có tham vọng sẽ trở thành nhân vật dẫn đầu trong bất kỳ xu hướng mới nổi nào và đội ngũ đầu tư của họ đang thăm dò các công ty fintech ở Anh, cho tới các nhà phát triển game của Hàn Quốc. Nguồn tin trên tiết lộ: “Internet đang phát triển như thế nào? Làm thế nào để chúng tôi phát triển nhận thức của người dùng? Điều gì thúc đẩy quá trình sử dụng của họ? Những đặc điểm chung là gì? Về cơ bản, Tencent không muốn bỏ lỡ những chi tiết nhỏ. Không hề khó khăn để làm việc đó và khiến cho người dùng bất ngờ về cái gì đó mới và quan trọng. Điển hình là ứng dụng quay video ngắn Tik Tok đình đám chính là một “hiện tượng”.”
Hiện tại, danh mục đầu tư của Tencent đã đạt gần tới quy mô của quỹ Vision Fund – Softbank.
Mặc dù, việc đầu tư vào thị trường Mỹ thường được xem là khó khăn đối với các công ty Trung Quốc, bởi họ sẽ nhận được sự kiểm tra rất gắt gao từ Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài ở Mỹ và châu Âu. Họ còn phải đối mặt với các quy định về bảo mật dữ liệu và không có nhiều mục tiêu lớn trong lĩnh vực công nghệ. Các hoạt động đầu tư tại Đông Nam Á và Ấn Độ cũng đang dần khó khăn hơn, đây là một mối lo ngại đối với một công ty đang kỳ vọng vào những gì bên ngoài Trung Quốc, bởi sự hỗ trợ của quốc gia đối với các công ty công nghệ đang dần ảm đạm.
Martin Lau cũng đã tiết lộ về các khoản đầu tư đang tạo nên “sức mạnh” của một công ty trị giá 420 tỷ USD, ông cho biết tổng vốn hoá thị trường của các công ty mà Tencent đang nắm giữ khoảng hơn 5% hiện đã vượt quá mức 500 tỷ USD. Theo nghiên cứu của Bernstein Research, với 17% đến 20% cổ phần trong khoản đầu tư lớn nhất của Tencent gần đạt tới quy mô của Vision Fund của Softbank, ví dụ như đầu tư vào tập đoàn giao thực phẩm Meituan Dianping và tập đoàn thương mại điện tử Pinduoduo, đã góp phần làm cho danh mục đầu tư của Tencent có giá trị tới hơn 70 tỷ USD.
Dẫu vậy, dù không ngại rót tiền cho các khoản đầu tư nhưng Tencent vẫn không tránh khỏi sự chỉ trích của nhiều người, họ cho rằng những hoạt động này thừa nhận cho sự thất bại và là bằng chứng cho thấy Tencent không còn những giấc mơ tham vọng như trước. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, Tencent đã bắt tay với JD.com để cạnh tranh với Alibaba. Quan điểm này nhanh chóng bị Martin Lau bác bỏ, ông nói: “Cá nhân tôi nghĩ rằng nếu chúng ta muốn kiểm soát mọi thứ và tự thực hiện tất cả mọi thứ, thì đây không phải là một giấc mơ, mà là sự ảo tưởng.”
Theo Genk
Facebook mà bạn đang dùng sẽ bị biến đổi hoàn toàn khác
Mark Zuckerberg tỏ ý tiếc nuối vì không học theo WeChat. Trong tương lai mạng xã hội này sẽ có nhiều đặc điểm giống đối thủ đến từ Trung Quốc.
"Ước gì tôi nghe theo lời khuyên của bạn vào 4 năm trước", Mark Zuckerberg phản hồi bình luận của Jessica Lessin, nhà sáng lập trang công nghệ The Information. Vào tháng 4/2015, nữ nhà báo này đã đăng tải bài viết khuyên Facebook nên học theo hướng phát triển của WeChat.
Cuối tuần rồi, Zuckerberg công bố bước đi tiếp theo của mạng xã hội lớn nhất toàn cầu là tập trung vào dịch vụ tin nhắn cá nhân. "Xây dựng thêm nhiều cách để mọi người tương tác với nhau, bao gồm gọi điện, chat video, làm việc nhóm, kinh doanh, thanh toán, thương mại điện tử và cuối cùng là nền tảng cho nhiều dịch vụ cá nhân khác", Zuckerberg viết hôm 7/3.
Facebook sẽ phát triển theo định hướng tương tự WeChat. Ảnh: Getty.
Theo định hướng đó, tương lai Facebook sẽ giống WeChat, siêu ứng dụng của Tencent Holdings hiện có hơn 1 tỷ người dùng. Ngoài các chức năng cơ bản là nhắn tin và mạng xã hội như các ứng dụng OTT khác, WeChat còn cung cấp một loạt tiện ích bổ sung, bao gồm ví điện tử, mua sắm, gọi taxi, đặt thức ăn, thanh toán hóa đơn...
Định hướng mới của Facebook xuất hiện trong bối cảnh ngày càng nhiều ý kiến lo ngại cách thức mạng xã hội này quản lý và sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng. Zuckerberg thừa nhận vấn đề bảo mật dữ liệu trong bài viết của mình tuần trước, ông nói rằng hiện tại Facebook chưa bảo vệ tốt quyền riêng tư, tuy nhiên họ sẽ sớm mã hóa đầu cuối toàn bộ các liên lạc cá nhân.
Vì không mã hóa đầu cuối, WeChat bị chỉ trích không làm những việc cần thiết bảo vệ dữ liệu người dùng. Đáp lại, Tencent tuyên bố WeChat không theo dõi các cuộc hội thoại của cũng như lưu giữ hồ sơ người dùng, tuy nhiên họ nói rằng sẽ tuân thủ mọi yêu cầu thực thi pháp luật đối với dữ liệu này.
"Chúng tôi rất quan tâm về bảo mật dữ liệu người dùng. Đó là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi. Trong tình huống thực thi pháp luật, tất nhiên, bất kỳ công ty nào cũng phải tuân thủ các quy định của nhà nước", Chủ tịch Tencent Martin Lau Chi-ping cho biết vào năm ngoái.
Theo Zing
Tại sao Mỹ đang tụt lại sau Trung Quốc trong công nghệ 5G? Mỹ thua hẳn Trung Quốc trong việc trợ cấp cho doanh nghiệp phát triển công nghệ 5G. Ảnh minh họa. Mỹ đang tụt lại sau Trung Quốc trong việc phát triển và quảng bá công nghệ 5G trên khắp thế giới, giới chức Mỹ giờ đây mới chỉ thức tỉnh về tiềm năng của công nghệ này, theo cảnh báo của một cựu...