Tencent, Baidu, Netflix muốn cung cấp dịch vụ truyền hình OTT ở Việt Nam phải hợp tác với doanh nghiệp trong nước
Truyền hình OTT xuyên biên giới phải chấp hành quy định quản lý của Việt Nam
Dịch vụ xem phim trực tuyến của “hai ông lớn” Tencent và Baidu đã chính thức mở bán dịch vụ truyền hình OTT có thu phí tại Việt Nam. Cụ thể, Tencent cung cấp hàng chục ngàn bộ phim qua ứng dụng We TV, tương tự Baidu cung cấp dịch vụ iQiYi. Trước đó, Netflix, iFlix, Apple TV cũng xâm nhập thị trường Việt Nam. Các ứng dụng này bán dịch vụ cho người dùng Việt Nam và thu phí bằng tiền Việt Nam. Sắp tới, Disney và Amazon có thể cũng sẽ bán dịch vụ truyền hình OTT tại thị trường Việt Nam.
Thực tế này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về việc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới khai thác dịch vụ tại Việt Nam có hợp pháp hay không?
Hiện nay, các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền (dịch vụ có thu phí) ở Việt Nam đang được quản lý theo Nghị định 06/2016/NĐ-CP. Theo Nghị định 06, các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình phải đảm bảo các điều kiện sau: Phải là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đồng thời phải được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Các chương trình, nội dung nước ngoài trước khi cung cấp cho người dùng phải tuân thủ quy định về biên tập, biên dịch và quản lý nội dung theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, phải được một đơn vị được nhà nước chỉ định thực hiện biên tập, biên dịch trước khi cung cấp cho người dùng Việt Nam. Tuy nhiên, trong Nghị định 06 chưa có quy định cụ thể điều chỉnh đối với các dịch vụ cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam (dịch vụ OTT).
Bộ TT&TT đang tiến hành sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình, trong đó sẽ bổ sung thêm các quy định về quản lý dịch vụ nội dung cung cấp trên Internet, trên di động, nội dung cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Dự thảo sửa đổi đang được trình Chính phủ xem xét ban hành.
Theo một nguồn tin riêng của ICTnews từ Bộ TT&TT, dù quy định quản lý dịch vụ OTT chưa chính thức được ban hành, nhưng trên thực tế thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có thể cung cấp dịch vụ một cách hợp pháp vào Việt Nam theo thông qua hai hình thức.
Thứ nhất, các đơn vị nước ngoài có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, trường hợp này doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép liên doanh với một đơn vị trong nước để thành lập doanh nghiệp và số vốn nước ngoài sở hữu tối đa 49% tại liên doanh. Việc thành lập liên doanh cung cấp truyền hình có vốn đầu tư nước ngoài phải được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp này tương tự như Canal (của Pháp) liên doanh với VTV để thành lập Công ty VSTV cung cấp dịch vụ truyền hình K tại Việt Nam trong 10 năm qua.
Trường hợp thứ hai, doanh nghiệp nước ngoài có thể hợp tác với một doanh nghiệp truyền hình của Việt Nam để bán gói dịch vụ trên nền tảng trực tuyến, giống như gói HBO GO mà HBO đang phân phối trên dịch vụ truyền hình của FPT Play. FPT sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện biên tập, biên dịch các nội dung trên HBO GO khi cung cấp gói dịch vụ này.
“Những đơn vị nào bán dịch vụ tại Việt Nam mà không đảm bảo các điều kiện trên đều là cung cấp dịch vụ bất hợp pháp”, nguồn tin này cho hay.
Dịch vụ xem phim trực truyến We TV (của Tencent) đang khai thác thị trường truyền hình OTT của Việt Nam.
Ngành nội dung số Việt Nam trước nguy cơ bị “xâm chiếm” bởi các ông lớn OTT nước ngoài
Video đang HOT
Việc các nền tảng cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến xuyên biên giới vào Việt Nam như Netflix, iFlix, Apple TV, Tencent, Baidu, sắp tới có thể là Disney , Amazon, cho thấy Việt Nam là một thị trường béo bở để khai thác dịch vụ giải trí trực tuyến. Dịch vụ OTT có lợi thế là có thể cung cấp dịch vụ mà không cần phải triển khai hạ tầng (khác với dịch vụ truyền hình cáp, vệ tinh hay IPTV đơn vị cung cấp dịch vụ phải đầu tư hạ tầng truyền dẫn), do đó các ông lớn công nghệ giải trí hàng đầu thế giới có thể nhanh chóng cung cấp dịch vụ toàn cầu trên nền tảng Internet mà không có một rào cản nào về mặt công nghệ, cũng như pháp lý.
Sự bành trướng của ngành Over-The-Top Television (OTT truyền hình) trên toàn thế giới sẽ đẩy các doanh nghiệp OTT truyền hình trong nước phải đối mặt với nguy cơ bị mất thị trường ngay trên sân nhà. Ngành truyền hình sẽ rơi vào tình cảnh tương tự như các ngành game online khi mà các nhà phát hành game xuyên biên giới đã phát hành game cho người chơi Việt Nam trên hai App Store và Google Store mà không bị quản lý.
Mới đây, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam, ông Trần Văn Úy đã lên tiếng đề nghị nhà nước phải có chính sách quản lý bình đẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trong nước, với các OTT của nước ngoài, tránh tình trạng “bảo hộ ngược” cho doanh nghiệp nước ngoài.
Một bộ phim nước ngoài có bản quyền được người dùng mua trên nền tảng truyền hình trực tuyến của doanh nghiệp Việt Nam đang chịu 3 loại thuế: Thuế bản quyền 10%, thuế giá trị gia tăng 5% và thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 20%. Do vậy, chi phí cho thuế để duy trì nền tảng là áp lực rất lớn, nhưng áp lực này lại chỉ dành cho doanh nghiệp OTT nội. Còn các doanh nghiệp nước ngoài như Netflix, iFlix, Apple TV, Tencent và Baidu thì không phải chấp hành nghĩa vụ về thuế, không phải xin giấy phép hay chịu sự quản lý nội dung khi khai thác thị trường Việt Nam.
Việt Nam đang là thị trường di động đầy mầu mỡ để các đơn vị kinh doanh dịch vụ trên các nền tảng trực tuyến khai thác. Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến hết tháng 6/2019, tổng số máy điện thoại di động của Việt Nam là 134,5 triệu thuê bao. Trong đó, số máy điện thoại di động băng rộng 3G và 4G là 51 triệu thuê bao. Báo cáo của Appota khẳng định, thời điểm này, những con số về nhân khẩu học của Việt Nam được coi là đẹp nhất với lượng người tiêu dùng trẻ và thuộc tầng lớp trung lưu lớn. Tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh cao, lên tới 72%, có mức tiêu thụ phương tiện truyền thông trực tuyến và thói quen chơi game di động cao. Điển hình, người Việt xem video clip và nghe nhạc trên điện thoại chiếm 69%. Sự gia tăng nhanh chóng về tỉ lệ sở hữu điện thoại và hành vi lên mạng bằng điện thoại lên đến 68%, khẳng định thị trường di động là mảnh đất rộng lớn cho các doanh nghiệp khai thác.
Theo tổ chức nghiên cứu Muvi, dung lượng thị trường truyền hình trực tuyến tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ đạt đến 650 triệu USD/năm sau 2 năm nữa. Giới chuyên gia cho rằng, nếu không sớm có những hành lang pháp lý rõ ràng để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng cho lĩnh vực OTT truyền hình, viễn cảnh doanh nghiệp ngoại đã vào thị trường sẽ sử dụng lợi thế hiện có tranh thủ chiếm thị phần của doanh nghiệp Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra trước mắt.
Theo ICTNews
So găng Netflix, iFlix, We TV và iQiYi: Mèo nào cắn mỉu nào?
Thị trường Việt Nam đã có mặt những ứng dụng xem phim trực tuyến lớn của nước ngoài gồm: Netflix, iFlix, Apple TV, We TV, iQIYI. Hãy cùng so sánh điểm mạnh, điểm hạn chế để xem sức hấp dấn của từng dịch vụ này với khán giả Việt Nam như thế nào?
Những năm gần đây, thị trường Việt Nam đã xuất hiện xuất hiện các dịch vụ xem phim trực tuyến từ nước ngoài được cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam (truyền hình OTT). Đây là các dịch vụ được cung cấp trên nền tảng App Store của Apple và Google Play Store của Google gồm: Netflix, iFlix, Apple TV, We TV, iQiYi. Vậy giá cả, chất lượng nội dung, sự thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ này đối với người Việt Nam thế nào.
Netflix
Netflix đặt chân vào Việt Nam từ năm 2016, ứng dụng xem phim trực tuyến của Mỹ có tới hơn 140 triệu thuê bao tại 130 quốc gia được coi là ông Vua của ngành giải trí trực tuyến hiện nay. Ở Việt Nam giá thuê bao của Netflix khá rẻ so với giá tại các nước châu Âu, châu Mỹ. Netflix có hai gói cước, gói cao nhất là 260.000 đồng/tháng (người dùng gói Premium HD này có thể chia sẻ cho 5 thiết bị xem cùng lúc), gói thấp hơn là 220.000 đồng/tháng (gói này chỉ được xem duy nhất trên 1 thiết bị). Netflix cung cấp trên cả hai nền tảng web và ứng dụng di động.
Ưu điểm của Netflix là cung cấp một khối lượng phim khổng lồ với hàng chục ngàn bộ phim do các hãng phim của Mỹ sản xuất. Đặc biệt những năm gần đây, Netflix còn đầu tư sản xuất rất nhiều bộ phim có nội dung gốc, độc quyền phát hành trên nền tảng này. Với dân nghiền phim, đặc biệt là các phim lẻ hay series đang hot và sẵn sàng chi trả mức giá cao thì Netflix rõ ràng là lựa chọn hàng đầu. Ưu thế của Netflix là tốc độ cập nhật phim mới rất nhanh, và catalog phim được thay đổi liên tục qua mỗi tháng.
Dù Netflix được coi là ông vua của ngành giải trí trực tuyến, nhưng thực tế thì Netflix cũng chưa thực sự làm hài lòng số đông khán giả Việt. Hạn chế đầu tiên là giá của Netflix còn khá cao so với các dịch vụ xem phim trực tuyến ở Việt Nam, cao nhất ở thị trường dịch vụ OTT Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Về nội dung, dù Netflix liên tục cập nhật các series phim mới, nhưng do vấn do vấn đề bản quyền nên danh mục phim cho thị trường Việt Nam vẫn chưa được đầy đủ so với các thị trường châu Âu, châu Mỹ. Một điều nữa mà Netflix khiến khán giả Việt không hài lòng chính là các phim hầu hết mới chỉ có phụ đề tiếng Anh, số lượng phim có tiếng Việt rất ít và hầu hết là phim cũ.
Về hình thức thanh toán cũng không thuận tiện với số đông người dùng Việt khi yêu cầu người dùng phải thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế, và tên đăng nhập phải trùng khớp đúng đúng tên ghi trên thẻ. Điều này sẽ khó phổ cập được dịch vụ, vì số lượng người dùng thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp, nhất là ở những khu vực tỉnh lẻ hầu như khó có thể phát triển người dùng do không có kênh thanh toán phù hợp.
Nói tóm lại, Netflix phù hợp với những khách hàng ở khu vực đô thị lớn, có thể xem phim được bằng tiếng Anh, sẵn sàng chi trả, không quan tâm tới vấn đề giá cước.
iFlix
iFlix vào thị trường Việt Nam cùng thời điểm với Netflix và là hãng cung cấp dịch vụ phim trực tuyến có trụ sở tại Malaysia. Hiện iFlix đã có mặt tại 9 nước Đông Nam Á. iFlix là nền tảng phim trực tuyến cho các nước đang phát triển với mức giá khá dễ chịu là 59.000 đồng/tháng để truy cập không giới hạn vào kho phim đầy đủ cả Mỹ và châu Á của mình.
Ưu điểm của iFlix là bản địa hóa rất tốt khi cung cấp nhiều phim bộ Hàn Quốc và Trung Quốc, nội dung có phụ đề tiếng Việt. Kênh thanh toán của iFlix cũng khá thuận lợi, người dùng Việt Nam thanh toán bằng nhiều kênh như thẻ quốc tế, thẻ ATM, thẻ cào điện thoại, ví điện tử... Một tài khoản cũng có thể đăng nhập được 5 thiết bị và xem được trên hai màn hình cùng lúc.
Điểm hạn chế của iFlix là kho phim chưa đồ sộ được như Netflix, dù đầy đủ phim Âu, Mỹ và châu Á nhưng số lượng phim ít hơn nhiều so với Netflix, tốc độ cập nhật phim mới cũng chậm. Cũng giống Netflix, iFlix được cung cấp trên cả hai nền tảng web và ứng dụng di động.
We TV
We TV thuộc sở hữu của Tencent - ông khổng lồ đang thống trị nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc với vốn hóa trên thị trường đạt 500 tỷ USD, tập đoàn này sở hữu mạng xã hội WeChat với hơn 1 tỷ người dùng.
Dịch vụ We TV được đánh giá là dịch vụ hấp dẫn nhất trong số các ứng dụng OTT nước ngoài đang cung cấp vào Việt Nam. Tencent hiện đang nắm giữ bản quyền hàng trăm nghìn bộ phim Trung Quốc với hàng triệu giờ phim.
Do đó trên We TV đang cung cấp hàng chục ngàn bộ phim lẻ, phim bộ, phim truyền hình, game show Trung Quốc. Chỉ cần tải ứng dụng về, chưa cần đăng ký tài khoản là có thể xem miễn phí khá nhiều bộ phim, chương trình gameshow, với rất nhiều nội dung mới được cập nhật hàng ngày.
Có thể nói, phim Trung Quốc vốn rất ăn khách ở Việt Nam, một số đài truyền hình trong nước trong thời gian qua cũng thường xuyên mua phim Trung Quốc về phát sóng trên truyền hình. We TV có ưu điểm là kho nội dung nhiều và hấp dẫn thị hiếu người Việt. Điều đáng kể là trên toàn bộ các nội dung đều có phiên bản phụ đề tiếng Việt.
Giá dịch vụ của We TV rẻ nhất trên thị trường truyền hình OTT hiện tại. Người dùng WeTV có mức phí 25.000 đồng/tháng, 55.000 đồng/quý và 259.000 đồng/năm. Với mức thuê bao này thì phí dùng gói VIP We TV 1 năm chỉ tương đương dùng Netflix trong 1 tháng.
We TV phát miễn phí nhiều phim có phụ đề tiếng Việt.
iQiYi
iQiYi thuộc sở hữu của Baidu cũng mới vào thị trường Việt Nam, iQiYi được đánh giá thua kém người anh em đồng hương We TV bởi nội dung phim chưa có phụ đề tiếng Việt. Người dùng Việt Nam tải phiên bản quốc tế trên hai App của Apple và Google là có thể xem rất nhiều phim nhưng chỉ có phụ đề tiếng Anh.
Giá thuê bao VIP của iQiYi cho thị trường Việt Nam cũng đắt hơn WeTV. iQIYI có hai gói Gold VIP và Diamond VIP, cụ thể, gói Gold Vip có giá 49.000 đồng/tháng, 130.000 VNĐ/quý và 499.000 đồng/năm. Gói Diamon VIP có giá 59.000 đồng/tháng, 160.000 đồng/quý và 599.000 đồng/năm.
Ưu điểm của cả We TV và iQiYi là giá thuê bao rẻ so với các OTT nước ngoài đang cung cấp vào thị trường Việt Nam, kho nội dung nhiều, phù hợp với thị hiếu người Việt và người dùng có nhiều nội dung được xem miễn phí.
Cả hai ứng dụng Trung Quốc là We TV và iQiYi đều có điểm hạn chế lớn về khâu thanh toán. Nếu muốn mua các gói VIP người dùng trả tiền qua cổng thanh toán của Apple và Google. Với Apple để thanh toán được thì phải nạp tiền từ thẻ tín dụng quốc tế vào ví. Còn với Google thì có thể nạp tiền từ một số ví điện tử trong nước có liên kết với kênh thanh toán của Google. Mỗi một ID của Apple hoặc Google thì chỉ được thanh toán duy cho một tài khoản VIP của We TV hoặc iQiYi mà thôi.
iQiYi sở hữu bộ phim ăn khách Diên Hy Công Lược.
Theo ITC News
Qualcomm và Tencent hợp tác để phát triển smartphone chơi game 5G Gần đây, Qualcomm và Tencent cho biết họ sẽ hợp tác trong một số dự án, bao gồm cùng phát triển cả điện thoại chơi game 5G. Qualcomm là nhà cung cấp chip điện thoại thông minh lớn nhất cho nhiều nhà cung cấp Android trong khi Tencent có vốn hóa thị trường là 453 tỷ USD. Đây là công ty phần mềm...