Tên tội phạm chịu án 144 năm tù và cuộc đào tẩu giả chết “kinh điển”
Có nằm mơ những người quản ngục tại nhà tù cẩn mật nước Mỹ cũng không thể ngờ phạm nhân do họ quản thúc lại có thể dễ dàng trốn thoát bằng cách khó tin đến vậy. Vụ án là một bài học sâu sắc cho công tác quản lý tù nhân tại quốc gia nổi tiếng an ninh này.
LTS: Nhà tù có chức năng giam giữ phạm nhân nhưng với nhiều tên tội phạm, đây được xem là cái đích cần vượt qua để tìm lại tự do. Bài viết về những phi vụ vượt ngục khó tin sau đây, hé lộ chiêu thức những kẻ đào tẩu thực hiện để chạy trốn khỏi các nhà tù kiên cố bậc nhất.
Steven Jay Russell là tên tội phạm phiền phức nhất nước Mỹ với nhiều kế hoạch vượt ngục tinh vi và tốn công đến khó tin
Tại nhà tù Texas (Mỹ), Steven Jay Russell mặc bộ quần áo tù nhân màu trắng ngồi phía bên kia tấm kính chống đạn với nụ cười tươi rói trên khuôn mặt. Điều kỳ lạ là, một trong những việc đầu tiên hắn ta chia sẻ khi bắt đầu câu chuyện với một phóng viên là chất lượng kém của thực phẩm trong nhà tù.
Thái độ lạc quan ấy trái ngược hoàn toàn với cuộc sống thực tế của hắn. Russell là một trong những tù nhân nổi tiếng và được bảo vệ cẩn mật nhất ở đây. Nước da của hắn nhợt nhạt và sưng tấy bởi 23 tiếng bị biệt giam mỗi ngày, hầu như không có liên lạc với thế giới bên ngoài. Từ 9 năm tù giam, giờ đây hắn phải chịu tổng cộng mức án 144 năm với nhiều cáo buộc khác nhau.
Không phải tự nhiên Russell phải chịu tất cả những hình phạt có phần khắc nghiệt này. Nguyên nhân khiến hắn trở thành “cái gai” trong mắt cai ngục là bởi Steven Jay Russell được coi là một trong những tên tội phạm phiền phức nhất nước Mỹ với nhiều kế hoạch vượt ngục tinh vi và tốn công đến khó tin.
Bậc thầy vượt ngục
Steven Jay Russell sinh ngày 14/9/1957 tại bang North Carolina, Mỹ. Năm 1992, hắn bị bỏ tù vì cáo buộc gian lận bảo hiểm. Tuy nhiên, chỉ sau bốn tháng, anh ta đã nhẹ nhàng bước ra khỏi trại giam nhờ giả dạng là một người bảo vệ. Khi bị bắt lại, Russell tiếp tục tìm cách trốn trại.
Lần này, anh ta giả dạng làm một thẩm phán để giảm mức tiền bảo lãnh của chính mình, sau đó trốn sang Florida. Một tuần sau, Russell bị bắt lại và bị buộc tội tham ô, nhận thêm án 45 năm tù giam.
Vẫn “ngựa quen đường cũ”, Russell đào tẩu lần thứ ba nhờ tài đóng kịch đặc biệt của mình. Lần này, anh ta giả làm một bác sĩ và đàng hoàng ra khỏi nhà tù có an ninh tối đa này bằng cửa trước. Với lần vượt ngục này, Russell bị cộng thêm 45 năm tù giam vào bản án trước đó.
Trong vòng 5 năm, Russell đã vượt ngục tới 4 lần.
Chiêu trò giả chết cực tinh vi
Bị liệt vào danh sách những tên tội phạm lắm mưu mẹo, Steven Jay Russell luôn bị quản chế đặc biệt tại nhà tù Texas với tội danh lừa đảo và vô số tiền án tiền sự của các cuộc vượt ngục trước đó.
Việc y từng không ít lần vượt ngục thành công khiến các quản giáo không khỏi lo lắng và để mắt đặc biệt. Nhưng điều đó không thể ngăn Steven lên kế hoạch cho cuộc trốn thoát ngoạn mục và kỳ công nhất của hắn.
Video đang HOT
Năm 1998, trong khoảng thời gian 10 tháng, hắn đọc sách và nghiên cứu khá kỹ về căn bệnh HIV/AIDS đồng thời làm giả các triệu chứng giống trong sách.
Russell gần như không ăn gì và uống thuốc nhuận tràng để đi ngoài thường xuyên hơn, làm sao cho thân thể ngày càng hốc hác.
“Cuộc chạy trốn lần đó khiến tôi gặp nhiều khó khăn nhất. Tôi phải ép cân và diễn xuất theo những gì đã đọc được về các triệu chứng của AIDS”, Russell nhớ lại.
Trong quá trình đó, Russell viết hồ sơ bệnh án giả trên một máy đánh chữ từ thư viện nhà tù và gửi chúng vào hệ thống nội bộ của nhà tù đồng thời thuyết phục họ cho phép hắn được chuyển đến một nhà điều dưỡng.
Việc “lừa đảo” của hắn diễn ra vô cùng tốt đẹp vì chưa bao giờ có ai trong số các bác sĩ nhà tù thực sự kiểm tra tình trạng của người đàn ông này. Hồ sơ y khoa của Russell viết rõ: Phạm nhân này bị nhiễm HIV/AIDS và không còn sống được bao lâu nữa.
Russell đã “diễn sâu” đến mức người ta lập tức đưa hắn vào bệnh viện, bước khó khăn nhất coi như thành công mỹ mãn.
Sau đó, ông giả vờ là bác sĩ riêng của mình qua điện thoại và gọi cho các quản ngục. Họ đồng ý để ông ta tham gia vào một chương trình y tế do ông tự bịa ra. 3 tuần sau, vẫn đóng vai bác sĩ giả, Russell gọi đến nhà tù và thông báo với họ rằng ông đã chết. Ngay sau đó, Bộ Tư pháp Hình sự Texas nhận được giấy chứng tử thông báo rằng Russell đã chết.
Tuy nhiên, lần này thì các nhà chức trách không bị lừa, lệnh truy nã đặc biệt vẫn được phát đi. Cuối cùng, sau chiến dịch truy quét quy mô, Russell bị bắt lại và nhận bản án với tổng số năm 144 năm tù, hiện vẫn đang bị giam giữ trong xà lim biệt giam tại nơi an ninh cao nhất nước Mỹ.
Lần vượt ngục “kinh điển” này của Russell nổi tiếng đến mức trở thành cảm hứng cho các cuốn tiểu thuyết và bộ phim sau này. Năm 2009, bộ phim “I Love You Phillip Morris” với sự tham gia của nam diễn viên Jim Carrey đã được thực hiện dựa trên cuộc đời Steven Jay Russell.
———————————————–
Mời quý vị đón đọc phần tiếp theo Những phi vụ vượt ngục khó tin vào 4h ngày 22/10/2017.
Theo Danviet
Gã tử tù khét tiếng và màn đào tẩu chấn động khỏi nơi "không thể thoát"
Người ta gọi nhà tù Klong Prem là "địa ngục trần gian" bởi nó được xem là nơi không thể trốn thoát, là chốn có vào mà không thể ra. Tuy nhiên, vào tháng 8/1996, một tử tù đã thoát khỏi nơi này trong cuộc đào tẩu gây chấn động mà sau đó đã được viết thành sách và dựng thành phim.
LTS: Nhà tù có chức năng giam giữ phạm nhân nhưng với nhiều tên tội phạm, đây được xem là cái đích cần vượt qua để tìm lại tự do. Bài viết về những phi vụ vượt ngục khó tin sau đây, hé lộ chiêu thức những kẻ đào tẩu thực hiện để chạy trốn khỏi các nhà tù kiên cố bậc nhất.
Nhà tù Klong Prem được thiết kế giống một hình bát quái rất khó xác định đường ra.
Nỗi ám ảnh mang tên Klong Prem
Với giới tội phạm, nhà tù Klong Prem (Thái Lan) là cái tên khiến cho bất kỳ tên tội phạm cộm cán nào cũng phải dè chừng.
Được xây dựng vào năm 1944 với mục đích dành riêng cho các tội phạm nguy hiểm, Klong Prem được thiết kế bởi đội ngũ thiết kế và kỹ sư giỏi nhất thế giới thời bấy giờ, là một trong những nhà tù được bảo vệ nghiêm ngặt nhất xứ sở Chùa Vàng.
Với cấu trúc hình vuông với nhiều phòng ốc phức tạp, Klong Prem khiến người ta có cảm giác đang nhìn vào một hình bát quái mà không rõ đường ra. Xung quanh nhà tù là hào nước sâu, tường cao hàng chục mét và những hàng rào kẽm gai có điện.
Các hoạt động tuần tra, canh gác và giám sát diễn ra vô cùng nghiêm ngặt. Nhà tù có sức chứa lên đến 20.000 tù nhân, chia thành 2 khu nữ và nam. Khu nam tù nhân của nhà tù này đang giam giữ hàng nghìn tội phạm người nước ngoài, đưa Klong Prem trở thành nơi giam giữ nhiều tù nhân nước ngoài nhất Thái Lan.
Ngoài ra nhà tù Klong Prem luôn được trang bị một đội ngũ quản giáo vô cùng tinh nhuệ. Đây là những quản giáo được đào tạo và huấn luyện, tuyển chọn từ những quản giáo tốt nhất Thái Lan.
Chính sự kiên cố này đã khiến những tù nhân khi bị đưa đến nhà tù này dù là thành phần bất hảo đến đâu cũng phải ngoan ngoãn thi hành án.
Trong lịch sử của nhà tù Klong Prem, chưa có tù nhân nào có ý nghĩ chứ đừng nói đến việc thực hiện kế hoạch vượt ngục.
Tại Klong Prem, luôn có một đội ngũ quản giáo vô cùng tinh nhuệ theo dõi 24/24.
Kẻ tử tù bất hảo...
Trong số những tù nhân khét tiếng bị giam giữ tại Klong Prem, David McMillan luôn là cái tên đứng đầu bảng.
Sinh ngày 9/4/1956 tại London (Anh) trong một gia đình trung lưu nhưng David McMillan đã sớm gia nhập những băng nhóm tội phạm đường phố. Cuộc sống phạm tội của David McMillan bắt đầu khi làm bạn với một tên trùm khét tiếng trong giới xã hội đen của thành phố Melbourne (Australia) - Wynne Wilson.
David McMillan trở thành tay chân đắc lực của bố già Wynne Wilson, là nhân vật chủ chốt trong băng đảng, phụ trách vận chuyển ma túy từ các quốc gia Nam Á như Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ đến Anh qua Australia.
Năm 1995, trong một đợt trấn áp tội phạm buôn lậu ma túy tại khu người Hoa của thủ đô Bangkok, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ McMillan với tang vật 21kg heroin cùng 32 giấy thông hành giả. McMillan sau đó bị đưa tới giam giữ tại nhà tù Klong Prem.
... và cuộc đào tẩu có một không hai trong lịch sử
Trước nguy cơ đối mặt với án tử hình, McMillan đã âm thầm lên kế hoạch vượt ngục.
Để chuẩn bị, McMillan cất công tìm hiểu, cố gắng vẽ lại bản đồ của nhà tù và âm thầm quan sát giờ đổi ca, giờ trực của các quản giáo.
Hắn cũng lượm lặt từng đồ vật nhỏ nhất như: ủng cao su để chống điện, ô... đồng thời bí mật gom được một số quần áo cũ của các phạm nhân khác, cộng thêm cái rèm cửa tháo rời. Sau đó, hắn cắt nhỏ ra thành từng đoạn, rồi bện lại thành một cái thang dây dài - đủ để leo từ buồng giam ở tầng 3 xuống mặt đất.
Sau đó, McMillan bắt tay vào việc cưa song sắt cửa sổ phòng giam bằng cái cưa nhỏ. Toàn bộ quá trình cưa được thực hiện vào những ngày mưa gió để làm át âm thanh cưa sắt.
Chân dung hiện tại của kẻ đào tẩu "huyền thoại" David McMillan
Sau nhiều đêm dồn sức cưa song sắt, cuối cùng hắn quyết định vượt ngục. McMillan sau này tiết lộ, trên thực tế chỉ có một thanh song sắt bị cắt, lỗ quá nhỏ để có thể chui qua nên hắn đã phải cởi bỏ quần áo, chỉ còn chiếc quần lót.
Sau đó, hắn sử dụng thang vải đã bện để leo từ tầng 3 xuống đất. Sau khi tiếp đất, hắn dùng tấm ván lấy từ kệ sách để làm thang, khéo léo trèo qua 6 hàng rào dây kẽm gai.
Tiếp đó, hắn chui, bò trườn dưới hệ thống cống ngầm của nhà tù dài khoảng 2,5m trước khi trèo qua hàng kẽm gai thứ 7 có điện. Hắn đã vượt qua hàng rào này nhờ đôi ủng cao su cách điện.
Rồi hắn vượt qua hào nước, leo qua một tường rào và thoát ra đường. Lúc đó trời mưa lớn, việc quan sát từ bên trong nhà tù ra phía ngoài rất khó bởi màn mưa giăng kín, McMillan điềm nhiên che ô đi nhanh trong màn mưa. Một số lính canh có nhìn thấy McMillan, nhưng không ai nghĩ đó là kẻ vượt ngục.
Đến sáng hôm sau, nhà tù Klong Prem mới phát hiện McMillan đã đào thoát khỏi buồng giam. Vụ vượt ngục táo bạo này khi đó gây chấn động dư luận Thái Lan và khiến 4 sĩ quan giám thị cao cấp và 11 giám thị quản lý 11 buồng giam ở tầng thứ ba bị giáng chức, kỷ luật.
Sau khi vượt ngục thành công khỏi nhà tù Klong Prem, McMillan vẫn ngựa quen đường cũ. Mặc dù bị cả hai nước Thái Lan và Australia ra lệnh truy nã đặc biệt nhưng David McMillan may mắn thoát cả hai yêu cầu dẫn độ này vì theo luật pháp Anh không cho dẫn độ tù nhân đến các quốc gia có án tử hình.
Từ năm 2007, McMillan chuyển đến sinh sống tại Kensington (London, Anh) đồng thời viết một cuốn sách cũng như xuất hiện trong một tập phim kể lại quá trình vượt ngục ngoạn mục của mình.
Năm 2012, hắn lại tiếp tục vào tù vì tội buôn bán và tàng trữ ma túy. McMillan lại tiếp tục trả giá cho tội lỗi của mình với 4 năm đứng phía sau song sắt. Hắn ra tù vào tháng 9/2016 và liên tục bị quản thúc.
Theo Danviet
Quá khứ trai bao cay đắng của tài tử điện ảnh hàng đầu thế giới Cuộc sống vốn dĩ có rất nhiều điều kỳ diệu và bất ngờ. Câu nói ấy rất đúng với trường hợp của một tài tử điện ảnh hàng đầu thế giới, vốn bị coi là thành phần "rác rưởi của Paris". Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải...